Mục tiêu phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 92)

II. Thực trạng dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt

1.2 Mục tiêu phát triển của công ty

1.2.1.Mục tiêu phát triển

Năm 2008 công ty đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng ở mức cao và bền vững, tối thiểu tăng được 15% so với năm 2007. Phấn đấu tăng giá trị SXCN, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị trường. Quyết tâm khắc phục biến động phức tạp của thị trường, đẩy mạnh thị trường trong và ngoài nước, giữ vững thị trường hiện có, khai thác tìm kiếm thị trường mới với phương châm bám sát khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường mới. Kết hợp các kênh tiêu thụ trực tiếp cùng việc lựa chọn các đại lý mạnh trên thế giới để phân phối sản phẩm.

Phát triển sản phẩm vài mành sẽ trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai và sẽ chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài.

1.2.2.Xây dựng kế hoạch năm 2008

a. Định hướng chung

Đưa mô hình công ty mẹ/con của tập đoàn VINATEX vào hoạt động ổn định, tạo ra những đổi mới căn bản nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Thực hiện chiến lược tăng trưởng thị trường gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản

xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại hàng hóa, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt các thị trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạn giá thành tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường hoạt động Marketing cho doanh nghiệp và sản phẩm.

Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất những mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới.

Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành nghề bằng cách tham gia mua cổ phần, trở thành cổ đông không chi phối với các lĩnh vực không phải dệt may, trở thành nhà đầu tư tài chính.

b.Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2008.

Năm 2008 công ty xây dựng các chỉ tiêu:

Tổng doanh thu : 275 tỷ, tăng 17-18% so với năm 2007 SXCN tăng 16-17% so với năm 2007

Sản phẩm vải mành sản xuất: 2,75 triệu tấn. Sản phẩm vải địa kỹ thuật : 10,5 triệu m2 Sản phẩm may mặc: 1,535 triệu m2.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 18-20% so với cùng kì năm trước, ước tính lợi nhuận cho năm 2008 là 3,4 tỷ đồng.

2. Các yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tư của công ty. 2.1 Vận tải và giao nhận vật tư

Công ty đặt ra các yêu cầu với hoạt động vận tải và giao nhận vật tư : - Hoàn thiện và nâng cao công tác dịch vụ vận tải.

- Lựa chọn hãng vận tải uy tín và tính toán giảm tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện giao nhận vật tư.

- Hoàn thiện hoạt động thuê vận tải đồng thời chuẩn bị đầu tư mua sắm trang thiết bị để thực hiện tự vận chuyển vật tư và hàng hóa.

- Nâng cao trình độ quản lý khâu vận tải và giao nhận hàng hóa.

2.2 Dịch vụ chuẩn bị tài chính cho mua sắm vật tư.

Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. Do quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cho nên nhu cầu tài chính cho mua sắm vật tư càng tăng nhanh.

Yêu cầu đặt ra đối với khâu chuẩn bị tài chính là:

- Nắm chắc kế hoạch mua sắm vật tư để chuẩn bị số lượng vốn cần thiết một cách nhanh chóng kịp thời và chủ động.

- Quản lý tài chính phải được thực hiện chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo lượng tiền không bị thất thoát và phản ánh được đúng tình hình hoạt động của công ty.

- Thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng và các nguồn cho vay cũng như các doanh nghiệp cung ứng vật tư để được hưởng những ưu đãi về tài chính.

2.3 Dịch vụ kho hàng bảo quản

Yêu cầu cơ bản trong dịch vụ kho hàng là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho tiếp nhận và bảo quản vật tư hàng hóa về kho của công ty.

Công tác giao nhận phải diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao tính hiện đại của kho hàng, mua sắm và trang bị thêm các thiết bị cho bảo quản vật tư được đảm bảo, giảm mức hao hụt hàng hóa đến mức thấp nhất. Nâng cao trình độ của cán bộ kho trong bảo quản vật tư hàng hóa, nâng cao chất lượng kho hàng của công ty. Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vật tư hàng hóa.

- Bố trí kho chứa phù hợp với yêu cầu bảo quản và yêu cầu của tổ chức vận động hàng hóa.

- Sơ đồ hóa hệ thống kho chứa, đảm bảo việc tiếp nhận vật tư, chất xếp, xuất hàng theo kế hoạch thống nhất.

- Có hệ thống giấy tờ, chứng từ, thẻ kho, đầy đủ hợp lý và chính xác các nghiệp vụ kho.

- Bố trí cán bộ làm công tác kho có các phẩm chất phù hợp tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tác nghiệp kho.

2.4 Dịch vụ định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thường xuyên thay đổi, do trình độ khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất luôn được cải tiến. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tại công ty là:

-Thực hiện xây dựng các định mức khoa học và nâng cao tính chính xác, tính hợp lý của mức tiêu dùng vật tư.

-Xây dựng mức thường xuyên cho các sản phẩm, phù hợp với các dây chuyền công nghệ mới.

-Hoạt động xây dựng mức phải được thực hiện trên các cơ sở khoa học kỹ thuật.

II. Phương hướng phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội. công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội.

1.Phương hướng chung cho toàn công ty

Công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh, trong mục tiêu phát triển chung công ty có phương hướng cụ thể cho hoạt động hậu cần.

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc duy trì công suất 100% của hai công nghệ dệt vải mành và dệt vải địa kỹ thuật, tăng công suất và đưa vào ứng dụng các dây chuyền mới trong sản xuất vải không dệt.

- Tập trung vào marketing cả đầu ra và đầu vào, chú trọng công tác quản lý tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước.

- Tích cực tìm kiếm những khách hàng mới tiêu thụ trên thị trường thế giới. Mở rộng khách hàng, mở rộng quy mô sản xuất

- Không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, duy trì và nâng cao môi trường làm việc thân thiện, phát huy các sáng kiến, cải tiến, đảm bảo nâng cao thu nhập và các khoản phúc lợi xã hội cho người lao động.

- Đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục và ổn định, đúng theo kế hoạch sản xuất.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư và hoàn thiện các nghiệp vụ vận tải và giao nhận vật tư, bảo quản vật tư và cấp phát vật tư trong doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tiết kiệm với mức năm sau cao hơn năm trước.

- Nâng cao chất lượng cung ứng vật tư đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ những nguyên vật liệu chủng loại mới phát sinh do cải tiến kỹ thuật cuả sản xuất hay cho sản phẩm mới.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công nhân tham gia vào quá trình cung ứng vật tư. Đây là phương hướng về nhân lực chủ yếu góp phần cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm vật tư .

- Đẩy mạnh công tác chuẩn bị tài chính cho mua sắm vật tư của doanh nghiệp, minh bạch hóa các chỉ tiêu tài chính, quản lý hiệu quả dòng tiền sử dụng trong kinh doanh và tăng số vay quay của vốn lưu động.

- Đẩy mạnh nghiên cứu thì trường. Tiến hành hoạt động giao dịch và đàm phán nhằm mục đích giảm giá mua vật tư kỹ thuật.

- Thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng vật tư kỹ thuật.

- Bảo dưỡng bảo trì máy móc thường xuyên để luôn đảm bảo cho máy móc làm việc hết công suất mang lại hiệu quả cao cho sản xuất.

- Giảm tối thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

2.Phương hướng cụ thể cho từng bộ phận. 2.1 Phòng nghiên cứu thị trường

Hoàn thiện các hoạt động và nghiệp vụ nghiên cứu thị trường các nhà cung ứng đầu vào cho công ty, nhằm mục đích lựa chọn được cho doanh nghiệp nhà cung ứng tốt nhất.

Phòng nghiên cứu thị trường tiến hành nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, cung cấp tài liệu giúp cho phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn và thực hiện kí kết các hợp đồng vận tải cho vận chuyển và giao nhận vật tư.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng các căn cứ đánh giá và xác nhận chính xác các nguồn tin của các đơn vị cung ứng.

2.2 Phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư.

Phương hướng phát triển cho phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư được xây dựng dựa vào nhu cầu thiết yếu của sản xuất.

Yêu cầu chung với phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư phải xây dựng kế hoạch mua sắm khả thi phù hợp yêu cầu sản xuất và linh hoạt kịp thời đáp ứng được nhu cầu trong quá trình thay đổi sản xuất kinh doanh của công ty.

Nắm được toàn bộ hoạt động sử dụng vật tư tại công ty, những biến động trên thị trường kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục.

Luôn hoạt động trong trạng thái chủ động và đạt hiệu quả cao, khẳng định được vai trò của phòng trong toàn bộ quá trình mua sắm vật tư.

2.3 Phòng quản lý sản xuất và phòng quản lý kỹ thuật

Mỗi phòng ban làm đúng các nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch được giao. Phòng quản lý sản xuất không ngừng giám sát mọi hoạt động sử dụng vật tư tại tất cả các xí nghiệp của công ty. Thực hiện đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vật tư và mức độ tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Phòng quản lý sản xuất đảm bảo cho kế hoạch sử dụng vật tư được tiên hành đúng theo kế hoạch đã xây dựng, giám sát hoạt động sản xuất, phát hiện và sử lý các trường hợp vi phạm sử dụng lãng phí vật tư của cải của doanh nghiệp.

Phòng quản lý kỹ thuật đẩy mạnh hoàn thiện hoạt động xây dựng các định mức tiêu dùng vật tư, tiến hành xây dựng lại mức tiêu dùng cho từng chủng loại vật tư theo từng quý và từng năm, giám sát và quản lý hoạt động thực hiện mức tại các xí nghiệp. Tổ chức hoạt động kiểm tra công suất máy móc thiết bị tại các xí nghiệp, đảm bảo cho máy móc hoạt động hết công suất và tu sửa đúng chu kì và kế hoạch.

III. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.

1.1.Công tác nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu đầu vào phải được tiến hành cụ thể, chủ động, nhạy bén và linh hoạt hơn. Chú trọng nghiên cứu các dịch vụ liên quan đến mua bán vật tư cho sản xuất.

Công tác nghiên cứu thị trường của công ty cần được quan tâm và chú ý đẩy mạnh ở các mặt sau:

Chuyển hướng nghiên cứu thị trường sang các thị trường cung ứng trọng điểm, và thị trường nội địa như : thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, thị trường Nhật Bản…thị trường than và hóa chất trong nước. Hiện nay Trung Quốc hiện đang là đối thủ mới, vững mạnh cạnh tranh với công ty. Mối quan hệ chính trị của Việt Nam- Trung Quốc hiện nay rất tốt là môi trường cho mở rộng và phát triển mối quan hệ cung ứng của cả hai nước trong thời gian tới.

Tận dụng mọi nguồn thông tin để tìm kiếm các nhà cung ứng mới đối với những loại vật tư chỉ có một vài nhà cung ứng và giá thành cao để tìm kiếm cơ hội giảm giá thành mua sắm và tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm sản xuất ra.

Đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực về ngoại ngữ, giao dịch quốc tế, trong trường hợp cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu thị trường.

Chú trọng quan tâm đến các thị trường dịch vụ của các yếu tố có liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu như: Thị trường vận chuyển và giao nhận, thị trường bảo hiểm vận chuyển, dịch vụ kho vận… Đây là các yếu tố có tác dụng làm tăng thêm hiệu quả cho công tác hậu cần vật tư cho công ty.

Chú trọng hơn vào nghiên cứu phát triển thị trường trong nước phù hợp với mục tiêu nội địa hóa thị trường đầu vào nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào.Thực tế các nhà cung ứng trong nước có nhiều ưu điểm hơn hẳn các nhà cung ứng ở nước ngoài, giá cả rẻ hơn, thủ tục thanh toán đơn giản không phải qua thủ tục hải quan, không phải thanh toán ngoại tệ, vận chuyển đơn giản nhanh chóng, quá trình giao dịch và đàm phán thuận tiện hơn, việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong mua bán và giao nhận được giải quyết nhanh chóng. Thực hiện nội địa hóa sản phẩm đầu vào sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản chi phí đầu vào khá lớn đặc biệt từ vận chuyển và giao nhận vật tư.

Xây dựng và củng cố thêm các trang thiết bị hiện đại, tin học hóa cho quá trình nghiên cứu thị trường. Trang bị cơ sở vật chất cũng như các điều kiện cần thiết cho tìm hiểu và phân tích thị trường, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu nhạy bén có khả năng phân tích và đánh giá thị trường kinh doanh .

1.2Đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa công tác dịch vụ vận tải cho hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty.

Phát triển dịch vụ vận chuyển và giao nhận thông qua lựa chọn nhà cung ứng cung cấp dịch vụ. Công ty thực hiện các hoạt động tính toán bài toán vận tải, có phương án kết hợp giữa vận chuyển hai chiều, một chiều vận chuyển vật tư về kho của doanh nghiệp và chiều còn lại là vận chuyển sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đến nơi tiêu thụ.

Nghiên cứu và thiết lập quan hệ làm ăn, hợp tác tin tưởng với các hãng vận tải uy tín trên thế giới và trong nước.

Tối thiểu hóa chi phí vận chuyển bằng cách lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ này trong nước, chuyển việc mua theo giá CIF thành mua theo giá FOB để có thể tự thuê phương tiên vận tải quốc tế, như vậy sẽ giúp cho công ty chủ động trong giao nhận và tiết kiệm được chi phí thuê tàu, thuê xe. Tuy nhiêm đây thực sự là vấn đề khó khăn trong khi các nhà kinh doanh dịch vụ logistics trong nước không có khả năng chuyên chở quốc tế đặc biệt bằng đường thủy, các nhà vận tải đa quốc gia uy tín việc kí kết các hợp đồng vận tải rất phức tạp, và đặc biệt khi có vấn đề phát sinh việc giải quyết rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Công ty có xu hướng sử dụng trung gian thương mại trong việc thiết lập quan hệ vận tải và giao nhận với các hãng vận tải

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w