NGÔN CHÍ THI TẬP

Một phần của tài liệu Ngôn chí thi tập (Trang 57 - 59)

Sử dụng điển cố trong thơ chính là lấy việc cũ người xưa, cổ ngữ làm phương tiện để ví von, nhằm nói rõ sự vật, sự việc hay biểu cảm tâm trạng khát vọng của nhà thơ. Tác dụng của điển cố, điển tích trong thơ cũng tương tự như tác dụng của các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để tăng cường hình ảnh ước lệ tượng trưng. Dọc theo chiều dài của lịch sử Văn học trung đại Việt Nam ta thấy hầu hết các nhà thơ, nhà văn thường vận dụng điển cố, điển tích để bày tỏ tình cảm trước thế giới thiên nhiên, nhân tình thế thái và bộc lộ hoài bão, khát vọng ý chí lớn lao. Vô hình chung nó trở thành một mật mã hoá nghệ thuật quan trọng đòi hỏi người làm thơ, đọc thơ phải giải mã, phải hiểu mới có thể thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của các bậc tiên nhân.

Ở Trung Quốc ngày xưa đã từng có rất nhiều tác giả giỏi sử dụng các điển cố, điển tích thơ như: Lý Thường Ẩn, Dữ Tín, Chu Bá Ngạn… Ở nước Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan… và không thể không kể đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng việc sử dụng thi liệu, điển tich văn học Trung Quốc đã làm mờ nhạt tính sáng tạo và tính dân tộc của văn học Việt Nam. Trên thực tế, không thể không thừa nhận những thành công do việc dùng các thi liệu đó đem lại và tất nhiên những hạn chế đó là không thể tránh khỏi được.

Khảo sát 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan thì có tới 86 điển cố được ông đưa vào, nhưng không vì thế mà thơ kém hay, trái lại vẫn thể hiện được cái hồn, cái tài của tác giả. Thơ văn Nguyễn Trãi khi xưa thường hay nhắc đến Khổng Dung, Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Thức, đặc biệt ông hay ví mình với Đỗ Phủ. Nguyễn Trãi mang “trong mình niềm chung của Tử Mỹ, nỗi lo nước thương đời của Thiếu Lăng, ông tự thấy dám gánh trách nhiệm như Đỗ Phủ và từng mong thơ mình có được cái thần như thơ Đỗ Phủ” (Đing Gia Khánh, sđd, tr.223). Phùng Khắc Khoan lại mang trong mình hoài bão của những Y Doãn, Phó Duyệt, Ban Siêu… Ông từng ngợi khen: “Y phó công danh thiên cổ trọng” – công danh của Y Doãn, Phó Duyệt mãi mãi vẫn còn được coi trọng. (khiển muộn, nhị ) cũng từng thẹn với mình “đầu bút hà công cảm thiết ban” – ném bút theo việc quân, lập công gì mà dám nói như Ban Siêu thuở xưa (khiển muộn)… và nhận mình không kém gì Trương Lương thuở trước. Nếu như Nguyễn Du chủ yếu mượn thi liệu trong Đường thi mang nặng tấm lòng buồn thương như: lệ ướt đầm khăn, lệ ướt đầm vạt áo, trong thơ Vương Bột, hình ảnh ngọn cỏ bồng, người lữ khách, màu mây trắng…, Nguyễn Trãi hay nói về “ba luống cúc” và ý tưởng “trở lại cuộc sống điền viên của Đào U Minh hay thuyền nổi dòng thu của Tô Đông Pha” (Lê Thị Dương, sđd) thì Phùng Khắc Khoan lại đặc biệt ưa sử dụng hình

tượng “cá kình, cá ngê” hay hình ảnh con cá côn hoá chim bằng để gián tiếp nói lên hoài bão, ý chí, khát vọng của mình hoặc là hình ảnh cây mai tượng trưng cho nhà nho thi đỗ. Ông cũng hay dung những điển trong sách Mạnh Tử nhằm mong muốn người dân có cuộc sống yên bình “duy dữ dân tụ vô sở cải” - Nơi đây chỉ còn nhân dân vẫn xum họp như xưa và không có gì thay đổi. So sánh cách sử dụng thi lượng xưa trong thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về tính cách, phong thái của vị Trạng tài hoa nơi thôn xóm kẻ Bùng ấy.

Ngôn chí thi tập là tập thơ Phùng Khắc Khoan làm mục đích để nói lên cái chí học, khát vọng của đại trượng phu thời loạn và răn đe, khuyên nhủ kẻ sĩ đời sau. Việc sử dụng các điển tích, điển cố mang đậm tính chất giáo hoá mà lại phong phú đa dạng không khô khan đơn điệu khiến cho thơ ông càng có tầm vóc giá trị cao. Chắc hẳn Ngôn chí thi tập sẽ mất hẳn đi tính hình tượng, tính thuyết phục cũng như giá trị biểu cảm nếu như không dùng thi liệu điển cố xưa. Là một nhà Nho chính thống hơn ai hết Phùng Khắc Khoan không những am tường thông thuộc kinh điển mà còn hiểu được giá trị đích thực trong việc sử dụng thi liệu, hình tượng bậc tiền nhân. Chính trong bài tựa cho tập Ngôn chí, ông đã viết “Ngoài ra những bậc phun châu nhả ngọc, bày gấm phô vóc mà rong ruổi trong làng thơ thì không thể một hai kể hết được. Nếu không thể có tài cao, có lời nói cổ thì sao lại đủ để theo gót các bậc tiền bối vậy ru”. Sự khoe bày chữ nghĩa, câu nệ điển xưa đã trở thành một xu thế thịnh hành trong làng thơ thời Lê trung hưng bấy giờ

Một phần của tài liệu Ngôn chí thi tập (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w