GIÁ TRỊ THƠ CHỮ HÁN PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG NỀN VĂN HỌC CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ngôn chí thi tập (Trang 44 - 57)

VĂN HỌC CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Nằm trong mạch nguồn chung của nền văn học viết bấy giờ, nội dung thơ chữ Hán của Trạng Bùng không còn quá mới mẻ và xa lạ, các thể tài trong thơ ông cũng không nằm ngoài quy luật, quan niệm cũ. Ông nối tiếp truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, hấp thụ được sự uyên thâm bác học từ người thầy khả kính của mình, từ đó làm nên một sự ngiệp công danh đồ sộ, sự nghiệp văn chương không thua kém gì các bậc tiền nhân thuở trước.

Ngôn chí thi tập nói riêng và thơ chữ Hán của Trạng Bùng nói chung đã đóng góp một giá trị không nhỏ trong nền thơ chữ Hán trung đại nước ta bấy giờ. Đó là vần thơ của một đại sĩ phu yêu nước, một con người dạn dày nắng mưa, từng khổ ải bao lần, của con người suốt đời tận tuỵ trung thành với sự nghiệp phù Lê diệt Trịnh, luông mang trong mình hoài bão khát vọng lớn ở đời.

Sự nghiệp văn chương của Phùng Khắc Khoan nằm ở ngay trong sự nghiệp sự nghiệp chính trị bang giao cho triều đình, đất nước. Cũng như Nguyễn Trãi, ông viêt văn, làm thơ để làm đẹp cho đời, để bộc bạch nỗi niềm tâm sự, bộc lộ khí phách cứng cỏi, nghị lực phi thường, tâm hồn nhạy cảm của sĩ phu thời loạn đồng thời cũng chính là để phục vụ cho đại nghiệp Trung hưng. Phong cách thơ văn của ông so với các nhà thơ khác như Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm… không khác là mấy nhưng vẫn bật lên giá trị

độc đáo riêng, vẫn khiến cho hậu thế mỗi lần đọc thơ ông là một lần trầm trồ, khen ngợi.

Đọc Ngôn chí thi tập cùng với các tập thơ chữ Hán khác của Trạng người ta bắt gặp ở đó một tâm hồn rộng mở, một tấm lòng kiên trinh đêm ngày lo cho dân cho nước. Giá trị lớn nhất mà thơ ông đóng góp cho văn học Việt Nam là giá trị về nội dung, giá trị mang lại tình giao hảo giữa dân tộc ta và các dân tộc khác, bên cạnh đó là giá trị nghệ thuật cùng các điển cố điển tích.

a) GIÁ TRỊ NỘI DUNG

Phùng Khắc Khoan là một trong những đại biểu nổi bật của xu hướng đạo lý trong văn học. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng thơ văn đạo lý của Phùng Khắc Khoan vẫn có sắc thái riêng bởi Trạng Trình là con người có “chí ở ẩn dật” thì Phùng Khắc Khoan lại có “chí ở hành đạo”. Và nếu như “thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu thể hiện sự bất lực của nhà thơ và của số đông nho sĩ trước những khó khăn của thời cuộc, thơ văn Phùng Khắc Khoan thì ngược lại, khẳng định niềm tin vào sinh lực của dân tộc, khả năng con người có thể đổi loạn thành trị, cứu nguy thành an, dựng lại chế độ đang suy vi đổ nát” (Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ thế kỷ XVIII, Nxb GD, 1998, tr. 464). Và xuyên suốt trong toàn bộ thơ văn của ông là “một ý chí phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng “trí quân trạch dân” của kẻ sĩ phu thời loạn” (Đinh Gia Khánh, sđd)

Ngôn chí thi tập là một trong những tập thơ Phùng Khắc Khoan dành cho nhiều tâm huyết. Trước hết đó là tiếng nói chân thành về con người nhà thơ, là sự bộc bạch nỗi niềm về nhân cách cũng như quan niệm sống của một sĩ phu trải đời trong những năm tháng biến cố của cuộc diễn cuộc Trung hưng rồi sự suy thoái của vương triều Lê Trịnh. Đây cũng chính là tập nhật ký của cuộc đời ông. Ngay từ khi mới 16, 17 tuổi ông đã nói đến tài năng, ý chí, đã có quan niệm rõ ràng cho

kẻ nam nhi: “nam nhi tự hữu hiển dương sự, khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu” – tài trai tự có công việc làm nổi tiếng thơm cha mẹ, há đâu lại làm kẻ trượng phu ngang tang (Tự thuật). Sinh và lớn lên trong thời cuộc xã hội phong kiến lâm vào tình trạng mâu thuẫn nhưng bao giờ cũng thế, Phùng Khắc Khoan luôn ý thức được một cách sâu sắc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Tư tưởng của Phùng Khắc Khoan còn mang nặng hệ tư tưởng Nho giáo cho nên ông quan niệm một cách rõ ràng về kẻ nam nhi. Đã sinh ra trên đời là kẻ nam nhi thì phải biết tu thân luyện chí, ngẩng đầu lên không thẹn với cổ nhân, cúi xuống không thẹn với vua tôi, phụ mẫu: “Đản đắc công danh thuỳ vĩnh cửu, sở sinh bất thiểm thị nam nhi” - chỉ ai lập được công danh có tiếng lưu truyền vĩnh cửu, không để cha mẹ phải thẹn thế mới xứng là nam nhi (Khiển muộn, kỳ nhất). Và trước sau đều cho rằng: “Cổ lai chỉ kiến độc thư vinh, hữu trí tu tri sự cách thành” – xưa nay chỉ thấy người có học được hiển vinh, nên biết rằng có chí ắt làm nên sự nghiệp (Khiển muộn - kỳ nhị)

Khác với Nguyễn Du, Phùng Khắc Khoan dốc lòng tin tưởng vào chế độ khoa cử, tin rằng nam nhi chỉ tiến thân bằng con đường thi cử mới có thể làm nên công danh ở đời:

Sĩ sinh tư thế nghiệp vi nho Học vị chuyên cầu tác thắng du

(Kẻ sĩ sống ở đời nghiệp là Nho Chăm học chuyên tâm làm nên sự ưu du)

(Cầu hứng học du)

Với Nguyễn Du càng những năm tháng cuối đời càng nhận ra Nho học chữ nghĩa, thơ phú không còn đem lại giá trị cho cuộc sống thì Phùng Khắc Khoan vẫn tiếp trục động viên, khuyến khích kẻ sĩ hãy dốc chí cầu đạo. tư tưởng này của ông

cũng giống như tư tưởng của Nguyễn Trãi khi xưa. Ức Trai luôn có một quan niệm nhất quán về người quân tử:

Khó bền mới phải người quân tử Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu

(Mạn thuật)

Bản thân Phùng Khắc Khoan từng học hành thi đỗ, ra làm quan to nhưng suốt đời dốc tâm vào việc học, không ngừng kiên nhẫn học hỏi, tu dưỡng chuẩn bị cho mọi bước đi của mình, Con người ấy đã từng:

Chung dạ khiêu đàng thư dữ công Bất tri xuân dữ nhập môn lư

(Suốt đêm ngồi khêu đèn, ngồi bàn với quyển sách Không biết xuân đã vào đầy cả nhà rồi)

(Túc tố bộ tiền vận) Và:

Nghiên ma đạo nghĩa tâm vi lệ Đoàn luyện văn chương tự lực đào

(Lấy tâm làm đá mài để nghiên ma đạo nghĩa Dùng sức như thợ gốm để rèn luyện văn chương) (Tự thuật)

Luôn mang trong mình tâm trạng chung của trí thức dân tộc “muốn nhập cuộc để an nguy trị loạn vực lại kỷ cương đạo đức đã một thời suy sút, vãn phục xã hội lý tưởng “vua thánh tôi hiền thái bình thịnh trị”” (Bùi Duy Tân, sđd, tr 42), Phùng Khắc Khoan đã bất chấp tình hình xã hội binh đao khói lửa, chiến tranh

liên mien để đi thi, ra làm quan phục vụ đất nước. Cái khác nhau giữa một trí thức chân chính với một tí thức xu thời chính là ở chỗ muốn lo cho dân cho nước hay muốn bòn rút đẽo gọt sức lao động của dân, thống trị đàn áp nhân dân. Ông tự hào bởi nhân cách thanh liêm của mình:

Bình sinh chính trực hựu trung thành Tráng chí cao huyền nhật nguyệt minh

(Ta bình sinh chính trực lại trung thành

Cái chí anh hùng mạnh rõ ràng như Mặt trời, mặt trăng sáng) (bệnh trung hoài thủ)

Và nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn “xét theo lý ở trời, đời loạn thì ở ẩn”, Phùng Khắc Khoan lại không đồng ý với cách về ở ẩn đó. Con người ấy “trước sau vẫn chủ trương xuất sĩ, điều đó có vể như là trái với lẽ hành tang, nhưng thực ra lại thể hiện rõ tính cách tích cực của một trí thức chân chính, thấy rõ trách nhiệm của mình” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr.467). Thời gian Phùng Khắc Khoan theo học Trạng Trình không phải là ít, lại từng là một trong số những ịoc trò xuất sắc nhất nhưng ông chọn con đường đi hoàn toàn khác với thầy mình. Trước sau nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn là một quốc lão, quốc sư, một bề tôi trung thành với nhà Mạc, Phùng Khắc Khoan lại ngược con đường lặn lội vào Thanh Hoá tham gia sự nghiệp Trung hưng, muốn khôi phục lại cơ đồ nhà Lê đang ngày càng đổ nát. Ông phủ nhận nhà Mạc nhưng không bi quan tước thời thế như nhiều sĩ phu cùng thời và thực chất ông chưa từng tán thành thái độ ẩn đạt, không chịu ẩn dật:

Ngã thị quốc gia chân trụ thạch Khu khu hà tất vấn nham quynh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà tất phải bo bo đi hỏi tìm nhà người ẩn cư nơi núi

Trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh ông vẫn nuôi một niềm tin hy vọng vào công cuộc Trung hưng, mơ ước nhà Lê sẽ xây dựng được một xã hội thái bình thịnh trị, người dân ấm no hạnh phúc. Xưa Nguyễn Trãi từng ấp ủ lý tưởng xã hội lấy nhân nghĩa làm đầu, thái bình thịnh trị, bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm theo nhà Mạc cũng ước ao “năm nào lại thấy thái bình thịnh trị giúp nước phò vua được thoả tâm” thì nay Phùng Khắc Khoan cũng không nằm ngoài điều đó. Bậc đại trượng phu ở đời nào cũng đều chung một nhân cách lớn như vậy. Phùng Khắc Khoan không chỉ ngồi một chỗ ước mơ một xã hội thịnh trị mà ông còn ra sức làm để thực hiện mơ ước lý tưởng đó:

Thiệp thuỷ đăng san lao khẳng đạn Xuyên nhai việt hác hiểm hà nan

(Lội nước trèo non, lao khổ chẳng sợ Xuyên sơn vượt thác hiểm trở coi thường)

(Quá Quảng Bình bôn thoan)

Ông muốn dâng lên cho vua một thứ linh đan xủa Nguyễn Trãi:

Nhược ngôn y quốc y dân thư

Nhân nghĩa vị đan thướng thánh hoàng

(Còn nói tới phương thuốc chữa bệnh cho nước khỏi hoạn, cho dân khỏi khổ. Xin dâng cho nhà vua thứ thuốc linh đan)

(Đoan ngọ dược)

Khi xưa dù lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn đau đáu trong mình một niềm thương dân ái quốc:

Nuỵ ốc thê thân kham độ lão Thượng sinh tại niệm độc tiên ưu (Nhà nhỏ nương than có thể qua tuổi già

Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm mối tiên ưu)

(Mạn hứng)

Bởi vì ông chỉ :

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng

(Thuật hứng V)

Thì một trăm năm sau Phùng Khắc Khoan cũng mang nặng trong mình một nỗi niềm lo lắng cứu nước thương đời, đêm ngày ấp ủ tấm lòng ưu thời mẫn thế:

Ưu quốc tâm hoài thiên vạn trạng Ái than mộng nhiễu nhị tam canh

(Tấm lòng lo việc quốc gia có muôn ngàn vẻ

Chiêm bao quanh quẩn bên cha mẹ lúc canh hai, canh ba) (Thu dạ hữu hoài)

Ông từng băn khoăn trăn trở khi đứng giữa hai đường công danh, theo nhà Mạc hay theo nhà Lê:

Tế thòi tố hữu hiền nhan chí Trạch chủ đa tâm trí giử minh

(Ta cũng có cái chí người hiền ra giúp đời

(Khiển muộn)

Và một lòng mong muốn:

Thời lai hảo bả nhân phong xuất Quân thử thanh âm cập tứ phương

(Thời cơ đến sẽ đem gió nhân huệ ra

Chia đều bóng mát cho cả quần chúng bốn phương) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Vịnh)

Con người ấy “nguyện đem hết lòng son báo đáp nhà vua minh thánh” (Vịnh)

Điểm qua một vài nét cơ bản về nội dung thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan cũng đã đủ thấy quan niệm hành đạo trong thơ ông là tương đối nhất quán. Từ những bài thơ đầu tay cho tới khi tóc hai màu điểm bạc con người ấy không lúc nào không “bày tỏ chí khí, bộc lộ can trường, mong muốn đem tài năng của mìn ra an nguy trị loạn, dựng lại kỷ cương, phục hồi lễ giáo đã suy sút một thời”, đó là tiết tháo của một bậc trượng phu suốt đời “không ngoài việc giúp đời đỏi loạn thành trị, biến nguy thành an” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr.472). Trên 50 năm là thần tử triều đình, là tài trai đất Việt, Phùng Khắc Khoan xứng đáng với vinh phong nội luỹ công thần và hẳn con người ấy lúc nhắm mắt cũng toại nguyện với tố chí bình sinh từng ôm ấp.

Bên cạnh những bài thơ bộc lộ chí khí nam nhi nhập thế, an nguy trị loạn hay văn chương lo nước thương đời, Phùng Khắc Khoan còn để lại cho hậu thế một khối lượng lớn các tác phẩm văn chương bang giao vệ quốc, có giá trị kết thâ tình hoà hảo giữa hai nước Việt – Hoa, tiêu biểu nhất phải kể tới “Mai lĩnh sứ hoa thi tập”. Đây là tập thơ đi sứ có giá trị to lớn trong nền thơ văn đi sứ nước ta bấy

giờ, và không nằmg ngoài cảm hứng chung của thời đại là nặng về tính chất xướng hoạ, tụng ca. Trong tổng số 140 bài thơ đi sứ của ông có đày đủ cả ba mảng: Bắc sứ đẳng trình tự thuật thi – thơ tự thuật trên đường đi sứ; Vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi tập - tập thơ chúc mừng vạn thọ thánh tiết, và Triều Tiên quốc sứ thần xướng hoạ thi – thơ xướng hoạ với sứ thần nước Triều Tiên. Ở mảng nào ông cũng tỏ ra là một người xuất sắc, có thể nhả ngọc phun châu ngay trên mảnh đất không phải là quê hương đất nước của mình.

Thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan từng được Đỗ Uông, một đồng liêu viết tựa cho tập thơ của cụ và khen “ông vốn là một người kiên trinh chất phác, nổi tiếng hay tiếng tốt đã lâu cho nên ông đi sứ nói những lời trung hậu, ôn hoà làm toàn vẹn được mệnh vua, làm mạnh mẽ được uy nước… làm nhân hậu dân sinh, trường thọ quốc mạch” (Bùi Duy Tân, sđd, tr.49). Nhận lệnh đi sứ của nhà vua, ông ý thức được trách nhiệm to lớn của mình là phải “củng cố quan hệ hoà hiếu Nam - Bắc và ngăn ngừa tham vọng can thiệp vào công việc nội bộ nước ta của nhà Minh” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr. 310). Đi sứ là công việc khó khăn vất vả, phải gánh vác trên vai vận mệnh của cả đất nước, dân tộc cho nên người đi sứ phải là người thuộc bậc “thơ hay phú giỏi, bác cổ thông kim, ứng đối linh hoạt làm cho người nước ngoài phải kính nể” và phải “có bản lĩnh khí phách dân tộc lại có ý chí quả quyết và hành động dũng cảm” ( Lý Toái Quang – Phùng Khắc Khoan: Quan hệ sứ giả - nhà thơ - mở đầu tình hữu nghị Hàn - Việt. Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2005, tr.310, Bùi Duy Tân). Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan hội tụ được tất cả những yếu tố đó khiến cho các đại thần nhà Minh phải e dè kiêng nể, trọng thị, thậm chí tâm phục, khiến cho cả Hoàng đế Minh Thần Tông phải trầm trồ khen ngợi.

Nếu như trong thơ đi sứ Nguyễn Du chứa đày sự ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh một Trung Hoa vương giả thịnh trị từng nghe trên sách vở hoàn toàn khác với

Trung Hoa khốn khổ lầm than đang bày ra trước mắt ông và ông chỉ muốn nhắn gửi tới ông vua ấy về nỗi đói khổ của nhân dân thì trong thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan lại hết lòng ngợi ca Hoàng đế phương Bắc:

Nghi hướng đế tiền ca đức để Giao ngô dân uấn phụ dân tài

(Muốn đến trước đức vua ngợi ca công đức của ngài

Ngài đã giải nỗi buồn giận cho dân và làm cho dân giàu có) (Đáo An Nam ngẫu thành)

Và ngợi ca một xã hội trong đạo thánh hiền, trong nền văn hoá của Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Phùng Khắc Khoan không những làm thơ ngâm vịnh tặng tiễn các vị đại thần mà còn làm hẳn chùm thơ 35 bài chúc thọ vua Minh Thần Tông với nhan đề “Vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi tập”. Điều này khác hẳn với thơ đi sứ của Nguyễn Du về sau. Trong Bắc hành tạp lục hoàn toàn không có phần khánh tiết và xướng hoạ, ngòi bút của Nguyễn Du “không hề thấy ghi lại dù chỉ một lần tiếp xúc với đám người sang trọng đó” khi mà “thơ văn thù tạc xưa nay vẫn là món quà đầu miệng của các ông đi sứ bộ nước ta sang đất bắc sao Nguyễn Du tuyệt đối không làm” (Nguyễn Huệ Chi, 2003, tr 66). Có lẽ thời đại của Nguyễn Du khác

Một phần của tài liệu Ngôn chí thi tập (Trang 44 - 57)