Như đã phân tích, việc tiến hành đánh giá, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cơ khí 25 được tiến hành hai năm một lần do đó không đáp ứng đầy đủ triết lý cải tiến liên tục của ISO 9000. Việc có những đổi mới lớn, đột phá để phát triển hệ thống quản lý chất lượng là cần thiết, tuy nhiên cũng không thể bỏ qua những cải tiến nhỏ được tiến hành hàng ngày qua từng bước nhỏ. Áp dụng triết lý Kaizen bổ xung vào hệ thống quản lý chất lượng của công ty nhằm hoàn thiện công tác cải tiến chất lượng.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng sai sót có thể phát sinh ở bất kỳ thời điểm nào, bộ phận nào trong doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, người Nhật đã đưa ra triết lý quản lý Kaizen nhằm kêu gọi nỗ lực cải
phân biệt là nhà quản lý hay công nhân. Triết lý Kaizen với nội dung 5S chính là để để khắc phục các sai sót có thể nảy sinh. Thực thi Kaizen tức là thực hiện việc loại trừ sự lãng phí, không hiệu quả, tiêu chuẩn hóa và thực hiện 5S :
Seiri (Sort - tiếng Anh): Sàng lọc. Quan sát, xác định và loại bỏ những thứ không cần thiết, không có giá trị khỏi công việc, nhà xưởng.
Seiton (Simply - tiếng Anh): Sắp xếp. Bố trí, sắp xếp, phần loại, hệ thống hoá những thứ cần thiết để đảm bảo bất cứ thứ gì cũng đáp ứng yêu cầu "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại".
Seiso (Shine - tiếng Anh): Sạch sẽ. Thực chất việc lau chùi, quét dọn vệ sinh, kiểm tra xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định nhằm giữ môi trường làm việc luôn sạch sẽ.
Seiketsu (Standardize - tiếng Anh): Săn sóc. Tiêu chuẩn hoá theo quy trình những gì đã đạt dược với ba nguyên tắc trên. Điều đó giúp cho mọi thành viên của công ty tuân thủ theo đó một cách bài bản, hệ thống.
Shitsuke (Sustain - tiếng Anh): Sẵn sàng. Sử dụng các biện pháp giáo dục nhằm duy trì và cải tiến bốn nguyên tắc để mọi người tự giác thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trong suốt quá trình hoạt động của công ty.
Theo kinh nghiệm từ việc áp dụng của các doanh nghiệp trên thế giới cho thấy Kaizen tạo ra rõ nét những lợi ích hữu hình về kinh tế, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, bên cạnh đí còn là những lợi ích vô hình như: Tạo lòng tự hào về doanh nghiệp trong cán bộ, công nhân viên, tạo động lực phát huy sáng kiến, tăng cường kỷ luật lao động, gây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, từ đó giúp các các thành viên của công ty đoàn kết và gắn bó trong công việc.
lượng
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đòi hỏi một quy trình cải tiến chất lượng liên tục, tuy nhiên thực tế nó không chỉ ra cụ thể phải làm những gì mà chỉ cung cấp những hướng dẫn cải tiến mang tính định hướng. Tuy nhiên, phương pháp Six Sigma lại là một quy trình cải tiến được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Six Sigma cung cấp một hệ thống các phương pháp ngăn ngừa khuyết tật ở tất cả các công đoạn thông qua việc áp dụng các kỹ thuật thống kê, khảo sát nguyên nhân gây lỗi ở sản phẩm, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến liên tục chất lượng. Như vậy, Công ty cơ khí 25 có thể coi Six Sigma như là một công cụ để thực thi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Trong một khảo sát gần đây ở Mỹ do công ty DynCorp thực hiện cho thấy: Khoảng 22% công ty tại Mỹ đang áp dụng Six Sigma, trong đó có 38,2% là ở các ngành dịch vụ, 49.3% là các công ty chuyên về sản xuất và 12.5% là các công ty thuộc các lĩnh vực khác. Trong các công ty được khảo sát, có 64% cho rằng Six Sigma làm tăng đáng kể lợi nhuận doanh nghiệp, 50% cho rằng có làm tăng đáng kể mức độ hài lòng của khách hàng (Nguồn:http://www.qualitydigest.com/feb03/articles/01_article.shtml).
Cũng trong cuộc khảo sát, trong số các doanh nghiệp áp dụng Six Sigma, thì hiệu quả của phương pháp này được đánh giá cao hơn các HTQLCL hay các công cụ cải tiến, quy trình chất lượng khác.
Hình 3.4: Hiệu quả các hệ thống, công cụ chất lượng
Six Sigma 53.6%
Sơ đồ qui trình (process mapping) 35.3%
Phân tích nguyên nhân gốc (Root cause analysis) 33.5% Phân tích nguyên nhân và kết quả (Cause-and-effect analysis) 31.3% Tư duy/Sản xuất theo Lean (Lean thinking/manufacturing) 26.3%
ISO 9001 21.0%
Năng lực qui trình (Process capability) 20.1%
Kiểm soát qui trình bằng thống kê (Statistical process control) 20.1% Các chỉ số đánh giá hiệu quả (Performance metrics) 19.2%
Biểu đồ kiểm soát (Control charts) 19.2%
Quản lý qui trình (Process management ) 18.8%
Quản lý dự án (Project management) 17.9%
Các qui trình định hướng khách hàng (Customer-driven processes) 17.9% Thiết kế thử nghiệm (Design of experiments) 17.4% Phân tích sai sót và tác động (Failure mode and effects analysis) 17.4% Ngăn ngừa sai sót (Mistake-proofing/Poka yoke) 16.5% Tái thiết qui trình (Process reengineering) 16.1%
Quản lý sự thay đổi (Change management) 14.7%
Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management (TQM)) 10.3%
Đo lường sự dao động (Variation measurement) 10.3% Các tiêu chí đánh giá của chương trình Malcolm Baldridge (Malcolm ) 9.8%
Nguồn : Quality Digest Magazine
Dựa trên kỹ thuật thống kê, Six Sigma cải tiến các quá trình nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót xuống mức tối thiểu là 3.4 khuyết tật trên 1 triệu khả năng gây lỗi, bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động trong các quá trình.
Hình 3.5: Các cấp độ của Six Sigma
Cấp độ Sigma Số khuyết tật trên 1 triệu khả năng gây lỗi
Một Sigma 690000 Hai Sigma 308000 Ba Sigma 66800 Bốn Sigma 6210 Năm Sigma 230 Sáu Sigma 3.4
Nguồn: Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức (cuốn 4)
trình cải tiến, làm rõ vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Measure (Đo lường). Đánh giá năng lực của quá trình, đang ở mức độ Sigma nào.
Bước 3: Analyse (Phân tích). Tìm ra các nguyên nhân trọng yếu gây ra biến động.
Bước 4: Improve (Cải tiến). Thiết lập các giải pháp loại bỏ biến động.
Bước 5: Control (Kiểm soát). Thiết lập các thông số qui trình chuẩn để duy trì kết quả.
Từ đó có thể thấy một công ty chuyên về sản xuất như Công ty cơ khí 25 có nhiều điều kiện để áp dụng Six Sigma như là một công cụ cải tiến chất lượng. Điều đó giúp cho Công ty giảm được chi phí sản xuât và quản lý, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, thay đổi văn hóa tổ chức, hình thành thái độ tích cực, chủ động phòng ngừa sai hỏng…
KẾT LUẬN
Kinh tế thị trường có những đặc tính vốn có của nó, hoạt động trong đó các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, hoàn thiện mình đồng thời thích ứng với những sự thay đổi. Có một câu chuyện ngụ ngôn về việc thả con ếch vào nồi nước sôi, nêu ngay lập tức thì con ếch sẽ nhảy thoát ra ngoài, ngược lại nếu được đun nóng tư từ con ếch sẽ không nhận thức được mối nguy cơ từ môi trường bên ngoài và không thể thoát ra ngoài được. Tương tự như vậy trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có thể hoạt động rất tốt, các kết quản kinh doanh đáp ứng được mong đợi cho đến trước khi một sự cố nghiêm trọng xảy ra. Triết lý cải tiến liên tục của ISO 9000 cũng chính là để các doanh nghiệp có thể tự thay đổi, thích nghi, hoàn thiện với môi trường bên ngoài trước khi có những biến động lớn sảy ra.
Các doanh nghiệp nói chung và Công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP nói riêng việc cần thiết là phải luôn coi việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của mình theo phương châm hướng đến khách hàng không phải là nhiệm vụ ngày một, ngày hai mà phải là công tác trọng tâm, xuyên suốt trong mọi thời kỳ của doanh nghiệp.
1. Lưu Thanh Tâm - Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế - NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
2. Đặng Minh Trang - Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - NXB Thông kê, Hà Nội 2005.
3. Khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh tế quôc dân – Giáo trình khoa học quản lý tập I, II - TS.Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2002.
4. Bộ môn Quản lý chất lượng, Đại học Kinh tế quốc dân - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức – GS. Nguyễn Đình Phan – NXB Lao động - Xã hội, Hà nội 2005
5. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000 phiên bản năm 2000: tuyển tập – NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001.
6. Phan Mạnh Tuấn – Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp thời kỳ hội nhập – NXB Lao động Xã hội, Hà Nội 2007.
7. Nguyễn Thị Minh Hạnh – Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 Ứng dụng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng ( CONINCO ), Bộ xây dựng – Luận văn tốt nghiệp, Khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2006.
8. John S.oakland – Quản lý chất lượng đồng bộ - NXB Thống kê, Hà Nội, 1994.
9. Tạ Kiều An – Quản lý chất lượng trong các tổ chức – NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.
10.Tạp chí Nhà quản lý – Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam– Nguyễn Ngọc Bích.
– Áp dụng ISO 9001:2000 của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều trăn trở - Lê Minh Cường.
12.Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO - International standard ISO 19011 : 2002 Guidelines for quality and/or environmental managament systems auditing – Ấn phẩm điện tử.
13.Website của tổ chức Tiêu chuẩn quốc thế ISO: http://www.iso.org ; Bách khoa toàn thư mở : http://www.wikipedia.org ; website của Tổng cục đo lường chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam http://www.tcvn.gov.vn.
A : Phân xưởng.
B : Phòng.
CNQP : Công nghiệp quốc phòng.
ISO : International Standard Organization
HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng.
HC-TC : Hành chính - Tổ chức.
KSC : Kiểm soát chất lượng.
KH-KD : Kế hoạch – Kinh doanh.
QRM : Đại diện chất lượng.
Hình 1.1: Sơ đồ vòng tròn chất lượng Deming...6 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức...32 Hình 2.2 : Cơ cấu lao động trong công ty...42 Hình 2.3 :
Bảng lao động và tiền lương năm 2007...42 Hình 2.5 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2006...43 Hình 2.6 : Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng...44 Hình 2.7 : Bảng tổng kết ý kiến đánh giá của khách hàng...48 Hình 2.8 : Biểu đồ kết quả đánh giá chất lượng...48 Hình 2.9 : Sơ đồ dòng chảy công tác hoạch định sản xuất
...50 ...51
Hình 3.1 : Quy trình đào tào, đánh giá cán bộ kiểm tra chất lượng ...64 Hình 3.2 : Biểu đồ Pareto...67 Hình 3.4: Hiệu quả các hệ thống, công cụ chất lượng...69 Hình 3.5: Các cấp độ của Six Sigma ...70
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000...3
1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng...3
1.1.1 Chất lượng sản phẩm và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. .3 1.1.1.1 Các quan điểm về chất lượng sản phẩm...3
1.1.1.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong kinh doanh...5
1.1.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động quản lý chất lượng...6
1.1.2.1 Khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng...6
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động quản lý chất lượng: ...8
1.1.3 Khái niệm, phân loại và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng...9
1.1.3.1 Khái niệm về hệ thống quả lý chất lượng...9
1.1.3.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng (cuốn [4], trang 140 – 141)...10
1.1.3.3 Phân loại các hệ thống quản lý chất lượng (Cuốn [4], trang 135 – 137)...11
1.2. Những nét chính về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 : 2000...12
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000...12
1.2.1.1 Đôi nét về Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization )...12
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ...13
1.2.1.3 Cấu tạo bộ tiêu chuẩn ISO 9000...15
1.2.2. Các nội dung chính của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ...16
1.2.2.1 Các triết lý quản lý...16
1.2.3.1 Các bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (Nội dung do Trung tâm tiêu
chuẩn chất lượng Việt Nam cung cấp)...23
1.2.3.2 Tác dụng của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ...24
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ 25, TỔNG CỤC CNQP...26
2.1. Giới thiệu chung về công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP...26
2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của công ty...26
2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển...26
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty...27
2.1.1.3 Chiến lược phát triển...28
2.1.1.4 Hoạt động sản xuất, kinh doanh...29
2.1.2 Các đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật của công ty...30
2.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị...30
2.1.2.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức...31
2.1.2.3 Đặc điểm về lao động và quản lý nguồn nhân lực...41
2.1.2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính...43
2.2 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP...44
2.2.1 Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng...44
2.2.2 Chính sách chất lượng...45
2.2.3 Các quá trình của hệ thống...46
2.2.4 Các thủ tục...47
2.3. Đánh giá, phân tích hệ thống quản lý chất lượng của công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP...48
2.3.1 Đánh giá sản phẩm đầu ra của hệ thống...48
2.3.2 Đánh giá hoạt động của hệ thống...49
2.3.2.1 Đánh giá về hoạch định chất lượng...49
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000
TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ 25, TỔNG CỤC CNQP...55
3.1 Mục tiêu chất lượng và phương hướng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP...55
3.2 Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP...56
3.2.1 . Giải pháp cải tiến quá trình hoạch định chất lượng...56
3.2.1.1 Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường...56
3.2.1.2 Sử dụng kết quả kiểm tra chất lượng như một căn cứ để điều chỉnh công tác hoạch định chất lượng...57
3.2.2 Giải pháp cải tiến quá trình tổ chức thực hiện...58
3.2.2.1 Tăng cường sự tham gia, cam kết của lãnh đạo. ...58
3.2.2.2 Tăng cường sự hiểu biết của cán bộ, công nhân viên về công tác chất lượng...59
3.2.2.3 Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, thủ tục đã được định rõ trong văn bản của hệ thống quản lý chất lượng...60
3.2.2.4 Xây dựng ISO Online...61
3.2.3 Giải pháp cải tiến quá trình kiểm tra chất lượng...62
3.2.3.1 Tăng cường tính độc lập cho đoàn kiểm tra nội bộ...62
3.2.3.2 Thiết lập quy trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ cho công tác kiểm tra chất lượng...63
3.2.3.3 Kết hợp nhiều chỉ tiêu, cách tiếp cận trong quá trình kiểm tra, đánh giá nội bộ...64
3.2.4. Giải pháp cải tiến quá trình diều chỉnh và cải tiến chất lượng...65
3.2.4.1 Áp dụng một số công cụ chất lượng phổ biến vào hoạt động cải tiến chất lượng...65
3.2.4.2 Áp dụng triết lý quản lý Kaizen...67
3.2.4.3 Sử dụng hệ phương pháp Six Sigma như một công cụ cải tiến chất lượng...69
KẾT LUẬN...72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...75