Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long (Trang 27 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.1.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

Về địa hình, với diện tích sau khi đã được mở rộng địa giới hành chính

vào tháng 8/2008 là 3.324,92 km2 gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện và dân số năm 2009 là 6.448.837 (người), Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây.

Địa hình Hà Nội nhìn chung thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biển. Nhờ có phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữ ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và các chi lưu các con sông khác. Phâng diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 387 m… khu vực nội thành có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, núi Nùng.

Nhìn chung địa hình Hà Nội tương đối đơn giản so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc nhưng cũng khá đa dạng làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo nét độc đáo cho tài nguyên du lịch Hà Nội.

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do chịu sự ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Khí hậu Hà Nội có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu nơi đây càng thêm phong phú và đa dạng mang những nét riêng, khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm.

Về tài nguyên nước của Hà Nội: nói đến Hà Nội không thể không nhắc tới vẻ đẹp của những sông Hồ. Hà Nội là

thành phố gắn liền với những dòng sông trong đó sông Hồng là lớn nhất. Đây là con sông chính của thành phố bắt đầu chảy vào địa phận Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn

sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km chiềm khoảng 1/3 chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội và Phú Thọ, hơp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sôn Đuống, sông Cà Lồ…

Hà Nội là thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ với hơn 3.600 ha ao, hồ, đầm.Thiên nhiên đã rất ưu đãi cho Hà Nội khi ban tặng nơi đây khá nhiều Hồ nước giữa thành phố tạo nên cảnh quan

đẹp tuyệt. Tiêu biểu trong nội thành là hồ Tây với diện tích khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn và là tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nội. Nói đến Hà Nội ta nhớ tới ngay Hồ Gươm mà người dân nơi đây hay

gọi là lá phổi xanh nằm giữa trung tâm của Thành Phố, nơi đây gắn liền với truyền thuyết thiêng liêng, là điểm du lịch văn hóa đặc sắc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đặc biệt về ý nghĩa lịch sử và phát triển du lịch Hà Nội. Thủ Lệ, Thiền Quang… và những hồ đầm khác như Kim Liên, Linh Đàm, Suối Hai,..

Thảm cây xanh Hà Nội: Một trong nhiều lí do để du khách yêu mến các thành phố của Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội là những tán lá xanh mướt , những con đường rợp bóng cây. Một đặc điểm của cấu trúc không gian đô thị Hà Nội là có nhiều mặt nước và cây xanh. Nhiều người đã ví Hà Nội là thành phố của sông hồ và cây cối. Mặt nước, sông, hồ đã trở thành thân quen với người Hà Nội và tạo nét đặc trưng riêng về tài nguyên du lịch tự nhiên của thủ đô luôn gây ấn tượng tốt với du khách.

Hà Nội có tới trên 30 vườn hoa, công viên và có tới 377 ha thảm cỏ, hàng chục ngàn mét vuông hàng rào cây xanh với đường đI dạo, tượng đài, bể phun nước làm tăng thêm vẻ đẹp Thủ Đô. Hà Nội còn có thể được gọi là thành phố “xanh” với trên 200 ngàn cây xanh bao gồm 46 loài cây khác nhau như xà cừ, bàng, sấu, phượng, hoa sữa… trảI khắp phố phường Hà Nội.

Tất cả những điều đó đã mang tới cho Hà Nội một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng mang đặc trưng riêng mà không phảI nơI đâu cũng có được. Đó là điều kiện và nền tảng để du lịch Hà Nội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long (Trang 27 - 29)