Mục tiêu và những định hướng cơ bản phát triển CNPM Việt Nam

Một phần của tài liệu 4 Ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh của Công ty adsoft-corp (Trang 32 - 34)

III. Thị trường phần mềm công nghệ thông tin của Việt Nam

4.Mục tiêu và những định hướng cơ bản phát triển CNPM Việt Nam

CNPM ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực KT-XH, có vai trò cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo những khả năng, phương thức trao đổi, giao dịch và nhất là tư duy mới cho người lao động. CNTT và CNPM đã và đang trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao năng lực canh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý và nhất là chất lượng đời sống văn hoá-xã hội. Từ vai trò quan trọng của ngành công nghiệp này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển CNPM đến năm 2010.Theo đó, quan điểm phát triển CNPM nước ta được tập trung vào:

+ Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm;

+ Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất;

+ Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT.

Trên quan điểm này, mục tiêu đến năm 2010 đã hướng vào:

Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%;

Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;. Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm;

Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực.

Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm:

Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM;

Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật;

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới;

Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành;

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư;

Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung.

Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành.

Một phần của tài liệu 4 Ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh của Công ty adsoft-corp (Trang 32 - 34)