Đây là công tác nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
cập nhập những tri thức mới, công nghệ mới cho người lao động. Ngay từ những thời kỳ đầu ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công tác này.
Năm 1968, khi còn là Xí nghiệp nước chấm, Công ty đã mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên. Gửi cán bộ đào tạo tại chức tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… Sau đó, tập hợp các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thành lập Tổ Nghiên cứu khoa học. Tổ Nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế, cải tạo lại toàn bộ dây chuyền sản xuất nước chấm thủ công, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Năm 1986, đất nước đổi mới, từ cơ chế hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh, mở cửa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Xí nghiệp nước chấm chuyển đổi thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội với những nhiệm vụ và kế hoạch mới. Vì vậy, Công ty đã cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đào tạo lại CBCNV để phù hợp với những mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. Kết quả, Công ty đã nâng cao được chất lượng và số lượng sản phẩm, có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước với 34 sản phẩm các loại,…
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty đã chuyển đổi thành Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con hoạt động đa sở hữu, đa ngành nghề, quản lý và điều hành nhiều loại hình doanh nghiệp. Do đó, Công ty rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật giỏi bằng cách cử đi đào tạo nươc ngoài, phối hợp với các viện, trường trong nước. Cán bộ, công nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Cụ thể:
Đối tượng được đào tạo đầu tiên là những nhân viên mới vào làm tại Công ty, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc.Công ty áp dụng hình thức đào tạo trong công việc, những nhân viên mới sẽ được làm việc dưới sự kèm cặp và chỉ dẫn của cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong một thời gian ngắn cho đến khi thành thạo cơ bản công việc.
Bên cạnh đó, Công ty còn áp dụng phương pháp đào tạo ngoài công việc. Công ty mở các lớp tập huấn chuyên môn, phổ biến các chính sách mới,.. rồi mời những chuyên
gia, giảng viên có uy tín về giảng dạy. Hoặc cử cán bộ, nhân viên đi học tại các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng,… Sau đó chính các cán bộ, kỹ sư đó sẽ huấn luyện, giảng dạy cho các nhân viên, các công nhân trong Công ty.
Thông thường, nội dung của các khóa huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại là về ATVSTP, AT-VSLĐ, PCCC, công nghệ sản xuất, vận hành các thiết bị quan trọng như: lò hơi, máy nén lạnh, trạm nước,…), nấu ăn, kho, bán hàng, marketing, đào tạo chuyên môn các phòng,…
Theo số liệu của Phòng Tổ chức – Nhân sự, ta có thể thấy được tình hình công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động của Công ty thông qua Bảng sau:
Bảng 2.9 : Tình hình đào tạo CBCNV của Công ty SX-KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà trong thời gian qua (2005-2007):
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 2006 2007 Số lượng % Số lượng Tỷ lệ % 2006/2005 Số lượng Tỷ lệ % 2007/2005 1) Tổng số LĐ Công ty Người 358 100 361 100.8 375 104.7 2) Tổng số lượt đào tạo:
a. Nước ngoài b. Các trường
- Chính quy - Tại chức
c. Các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ d. Các lớp tập huấn, lớp nghiệp vụ ngắn hạn e. Các hình thức khác Lượt người - - - - - - 598 22 17 35 187 246 91 100 100 100 100 100 100 100 639 31 21 45 199 250 93 106.9 140.9 123.5 128.6 106.4 101.6 102.2 690 38 28 56 205 268 95 115.4 172.7 164.7 160.0 109.6 108.9 104.4 3) Chi phí đào tạo Triệu 41.6 100 46.9 112.7 54.7 131.5
đồng (Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự)
Nhận thấy, cùng với quy mô nguồn lao động tăng lên thì số lượng lượt lao động được đào tạo và đào tạo lại cũng tăng lên đáng kể, so với năm 2005 thì năm 2007 tăng 92 lượt người, tương ứng tăng 15.4%. Từ đó, số lượt lao động được đào tạo với các hình thức cũng tăng lên. Cụ thể:
+ Lao động đi đào tạo ở nước ngoài tăng lên rất lớn, so với năm 2005 thì năm 2007 tăng 16 lượt người, tương ứng tăng 72.7%
+ Số lượt người đào tạo tại các trường chính quy trong nước cũng tăng lên, năm 2007 tăng lên so với năm 2005 là 11 lượt người, tương ứng tăng 64.7%
+ Lao động đi học tại chức cũng tăng lên đáng kể, so với năm 2005 thì năm 2007 đã tăng 21 lượt người, tương ứng tăng 60%
+ Số lượt lao động đi học lớp bồi dưỡng, tập huấn chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng lên theo các năm…
Từ đó, đã chứng tỏ sự phát triển, đi lên của Công ty. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh nước ngoài. Công ty đã luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho toàn thể CBCNV trong Công ty, không kể là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng hay các công nhân nhà máy,…
Về chi phí đào tạo, đối với các lớp tập huấn và các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, thường thì Công ty lo 100% kinh phí. Đối với người lao động có nhu cầu học các lớp dài hạn như là đại học tại chức, sau đại học, học các chứng chỉ kế toán, chứng khoán,… theo yêu cầu của Công ty đều được Công ty hỗ trợ 30-70% học phí để khuyến khích, đông viện họ trong quá trình học tập và công tác. Ngoài ra, người lao động còn được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các lớp học đầy đủ, Công ty bố trí thời gian làm việc linh hoạt CBCNV thuận tiện cho việc học tập. Cũng theo số liệu của Phòng Tổ chức – Nhân sự thì chi phí đào tạo của Công ty thông thường mỗi năm là khoảng 40-50 triệu đồng và tăng
lên theo các năm, chẳng hạn so với năm 2005 thì năm 2007 chi phí đào tạo đã tăng 13.1 triệu đồng, tương ứng tăng 31.5%.
Từ đó, có thể khẳng định sự quan tâm và tạo mọi điều kiện để người lao động nâng cao kiến thức, trình độ của mình. Thỏa mãn nhu cầu học tập, học hỏi và nâng cao kiến thức của bản thân. Do đó, người lao động làm việc tích cực, sáng tạo và với hiệu quả, chất lượng cao hơn.
Dựa vào kết quả điều tra của bản thân về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, thì:
Biểu 2.10: Ý kiến của người lao động về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động của Công ty:
Có đến 12,5% cán bộ, công nhân viên thấy rằng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động là chưa tốt, cảm thấy chưa hài lòng. Trong quá trình tìm hiểu, được biết các chương chính đào tạo chưa được xây dựng một cách có kế hoạch từ trước mà chỉ khi công việc phát sinh yêu cầu thì mới đào tạo (nhất là đào tạo đối với công nhân). Mặt khác, chất lượng của các khóa đào tạo chưa cao, chưa mang lại hiệu quả nhiều. Cán bộ, công nhân viên chưa biết rõ, hiểu rõ các khóa đào tạo đó nhiều. Chưa có những biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích công nhân viên học tập, lắng nghe các buổi học một cách tập trung, hiệu quả hơn. Cần có các biện pháp để tăng cường sự hiệu quả cũng như chất lượng của các khóa đào tạo.