Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức - nhân sự Công ty mẹ:
a. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị:
Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà
( Công ty mẹ)
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Khối Phòng Ban:
Phòng Hành chính- Quản trị Phòng Tổ chức- Nhân sự Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kế hoạch- Đầu tư Phòng Vật tư
Phòng Kỹ thuật- Dự án Phòng KCS
Đơn vị hoạch toán phụ thuộc:
Nhà máy Bia Việt Hà
Nhà máy nước tinh khiết OPAL Công ty Đay Hà Nội
Công ty KD mỹ phẩm và siêu thị Công ty chế biến thực phẩm Công ty KD thực phẩm vi sinh
Các Công ty liên kết:
Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á
Công ty Liên doanh IBD Công ty Cổ phần Việt Hà Công ty Cổ phần Đồng Tháp Công ty Cổ phần Ngọc Hà Các Công ty con: Công ty Cổ phần Bánh Mức Kẹo Hà Nội Công ty Cổ phần Tràng An
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ Công ty quy định. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông… b. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm Soát:
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc trong việc quản lý, điều hành Công ty, hoàn thành và chịu mọi trách nhiệm việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn thận trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
c. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc: - Phụ trách chung.
- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty.
- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty
- Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả.
- Quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và các quỹ của Công ty. - Phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty. - Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của nhà nước.
- Quyết định việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty.
- Quyết định việc đề cử phó giám đốc, kế toán trưởng Công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó phòng Công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc.
- Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài. - Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ Công ty.
- Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
d. Chức năng, nhiệm vụ của phó Tổng Giám Đốc:
1 Phó Tổng giám đốc phụ trách tổ chức, hành chính:
- Theo dõi, giám sát chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: + Phòng Hành chính - Quản trị
+ Phòng Tổ chức - Nhân sự
- Những công việc liên quan đến công tác hành chính, tổ chức nhân sự, bảo vệ và liên quan đến công tác đoàn thể.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao.
2 Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, dự án đầu tư:
- Theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: + Phòng Kỹ thuật- Dự án
+ Phòng Kế hoạch- Đầu tư + Phòng Vật tư
+ Phòng KCS
- Tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất, thực hiện các kế hoạch Công ty giao đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm để trình Giám đốc Công ty phê duyệt về đầu tư, về nâng cấp các máy móc thiết bị, về nguyên nhiên vật liệu.
- Hợp tác chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ đột xuất và thường xuyên theo kế hoạch được giao.
- Đảm bảo thực hiện đúng quy định về định mức sản phẩm, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, chính sách sản phẩm, chiến lược marketing,…
- Thực hiện chặt chẽ việc quy định về vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao.
3 Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh:
- Theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: Phòng Tài chính – Kế toán; phòng Marketing,...
- Những công việc liên quan đến công tác tài chính và đầu tư. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao. e. Chức năng, nhiệm vụ của Kế Toán Trưởng:
- Tổng hợp, trình, đưa ra đề xuất cho Tổng giám đốc về dòng tiền để trên cở đó Tổng giám đốc có quyết định bổ sung/thu hút thêm nguồn vốn hoặc lập kế hoạch đầu tư/chi tiêu.
- Tư vấn cho Tổng giám đốc các phương thức vay vốn, chuẩn bị các hồ sơ và thực hiện các hồ sơ vay vốn để đảm bảo đúng tiến độ khi Công ty cần tiền để đầu tư.
- Đi họp, liên hệ công việc hoặc đại diện quyền lợi của Công ty tại các doanh nghiệp mà Công ty có đầu tư theo chỉ định của CT HĐQT.
- Tư vấn, phối hợp cùng Thư ký HĐQT hoặc Người do Chủ tịch HĐQT chỉ định để hợp thức hoá sổ sách cho các khoản đầu tư vào hoặc rút ra của các cổ đông, cũng như phương thức lưu trữ thông tin trên.
- Cân đối thu chi tài chính và đảm bảo việc thực hiện các chế độ luật định về kế toán, tài chính…
f. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban:
- Xây dựng và sắp xếp lịch công tác, hội nghị, tiếp khách.
- Lập dự toán chi phí hành chính và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí đã được duyệt. - Đảm bảo việc quản lý, lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách, con dấu và các tài liệu liên quan.
- Quản lý việc sử dụng sửa chữa các trang thiết bị hành chính, phòng làm việc tiếp khách của Công ty.
- Bố trí, lên kế hoạch sắp xếp lịch công tác, xe ôtô phục vụ công tác.
- Làm tốt mọi công tác phòng bệnh, phòng dịch, chữa bệnh nhằm đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV, cùng với công đoàn phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, sinh đẻ có kế hoạch.
- Tổ chức công tác về quản lý sức khoẻ, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, quản lý và bảo quản thuốc men.
- Tổ chức thực hiện xây dựng và sửa chữa nhà xưởng theo yêu cầu của các bộ phận được duyệt.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao
• Phòng Tổ chức – Nhân sự:
- Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
- Trợ giúp, tư vấn cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong bộ phận của mình.
- Kiểm soát các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các bộ phận trong Công ty.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nội quy lao kỷ luật động, nội quy an toàn lao động và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội quy đó…
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi của Công ty. Cân đối thu-chi, giải quyết công nợ và các nguồn vốn để đáp ứng và phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời.
- Tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ghi chép, tổng hợp thống kê, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán. Lưu giữ chứng từ.
- Kiểm soát việc sử dụng tài sản, vật tư, vốn...
- Đề xuất các kế hoạch và biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Liên hệ, trao đổi với các cơ quan hữu quan giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tài chính.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao….
• Phòng Kế hoạch- Đầu tư:
- Giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trực thuộc.
- Đôn đốc, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết.
- Thực hiện các dự án đầu tư đã được Giám đốc phê duyệt. - Bố trí, sắp xếp, quản lý CBCNV hợp lý, hiệu quả…
• Phòng Kỹ thuật- Dự án:
- Xây dựng nội quy, quy định vận hành máy móc thiết bị, an toàn vệ sinh lao động, quản lý công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy trên.
- Xây dựng, quản lý hồ sơ công nghệ, thiết bị, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, sử dụng thiết bị.
- Xây dựng định mức kỹ thuật và đánh giá tình hình thực hiện định mức hàng năm. - Xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
- Xây dựng và thực hiện quản lý các đăng ký về mẫu mã, chất lượng sản phẩm... với các cơ quan theo quy định. Nghiên cứu các văn bản, quy định của các cơ quan Nhà nước để áp dụng vào sản xuất.
- Quản lý và kiểm tra định kỳ công tác đo lường, đặc biệt các thiết bị áp lực và các thiết bị nâng.
- Phối hợp với các đơn vị trong việc lập kế hoạch sửa chữa, đầu tư thiết bị mới hàng năm.
- Xây dựng các đề tài tiến bộ kỹ thuật, thực hiện cải tiến kỹ thuật, áp dụng KHKT nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Quản lý và thường trực công tác xét duyệt sáng kiến, cải tiến. Xác định hiệu quả các sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, quyết định đưa vào áp dụng trong sản xuất. - Phối hợp với phòng tổ chức đào tạo nâng bậc và huấn luyện an toàn lao động. - Nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới.
• Phòng KSC:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng tất cả các nguyên liệu đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn đã ban hành, định kỳ hàng tháng kiểm tra nguyên liệu trong kho để xác định chất lượng. - Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm.
- Tiếp nhận, kiểm tra chất lượng men giống. Bảo quản, cung cấp men giống chất lượng tốt .
- Định kỳ hàng tháng có báo cáo bằng văn bản về chất lượng sản phẩm và nguyên liệu chính đưa vào sản xuất, tồn kho.
- Tham gia xây dựng tiêu chuẩn về các nguyên liệu bán thành phẩm và thành phẩm . g. Các Đơn vị trực thuộc :
Nhà máy Bia Việt Hà: được xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Ngay từ khi mới ra đời, với các hoạt động đầu tư hiệu quả, sự lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng cao ISO,…Bia Việt Hà đã được người tiêu dùng mến mộ. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng
liên tục trong suốt 10 năm qua và là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua ngành Công nghiệp thủ đô từ năm 1997 đến nay…
Nhà máy nước tinh khiết OPAL: sản xuất nước khoáng tinh khiết OPAL với công nghệ tiên tiến: sản xuất trên dây chuyền USA, hệ thống tiệt trùng bằng tia cực tím, hệ thống thẩm thấu nước, hệ thống xử lý bằng ozon,…mang lại các khoáng chất cần thiết và bổ dưỡng cùng với vị tươi mát, dễ chịu.
Công ty Đay Hà Nôi: được thành lập năm 1988, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm đay bao gồm: Các loại sợi đay, bao đay đựng hàng nông, lâm sản xuất khẩu; Các mặt hàng mỹ nghệ từ đay; …
* Chức năng, nhiệm vụ của các Đơn vị trực thuộc bao gồm: -Tổ chức sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo nguyên tắc tài chính: Xuất, nhập, thu, chi.
- Quản lý và tổ chức lao động một cách có hiệu quả đúng pháp luật.
- Phối hợp marketing và bán hàng, xây dựng các biện pháp đồng thời tổ chức thực hiện nhằm mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm.
- Đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu đầu đến khâu cuối với chất lượng cao nhất.
- Đảm bảo tổ chức sản xuất bia theo đúng yêu cầu chất lượng đặt ra.
- Đảm bảo đúng các chính sách, chiến lược marketing về sản phẩm của Công ty nhằm đảm bảo xây dựng thương hiệu của sản phẩm ngày càng cao.
- Phối hợp các phòng ban thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, quy định chung của Công ty - Xây dựng các kế hoạch phát triển đầu tư và các kế hoạch khác.
- Chủ động tìm mọi biện pháp và phối hợp các phòng ban xin ý kiến Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện báo cáo lên Tổng Giám đốc Công ty 1 tháng một lần.
1 Công ty Cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội ( Hanobaco): Ra đời tháng 8 năm 1964, tiền thân là Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội, Công ty đã và đang phát huy tài năng, trí tuệ và sức lực của mình để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, doanh số năm sau tăng cao hơn năm trước, nhà xưởng từng bước hiện đại hoá,... Từ đó, trở thành một doanh nghiệp có uy tín hàng đầu trong ngành thực phẩm của Thủ đô.
2 Công ty Cổ phần Tràng An: tiền thân là: "Xí nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà nội" được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô. Trải qua gần 40 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam, đặc biệt là thương hiệu "Tràng An" đã thành thương hiệu uy tín chất lượng được công nhận và đứng vững trên thị trường.
3 Liên doanh nhà máy Bia Đông Nam Á: Ra đời tháng 10 năm 1993, là liên doanh giữa Công ty Việt Hà, Công ty Carlberg Quốc tế và Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, nhà máy được trang bị bởi các thiết bị máy móc hiện đại nhất, nhập từ các hãng sản xuất nỗi tiếng trên thế giới, việc đầu tư đưa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới ,…Đã làm cho Liên doanh ngày