Thông tin cơ bản về Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia châu Âu giai đoạn 2005 - 2010 đối với việc phát triển du lịch Việt Nam (Trang 34 - 37)

1.3.1.1. Giới thiệu chung

Cộng hòa Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải.

- Diện tích: 356.975 km2. - Dân số: 82,037 triệu người. - Ngôn ngữ: Tiếng Đức.

- Quốc khánh: Ngày 03 tháng 10.

- Tổ chức hành chính: CHLB Đức gồm 16 bang, đứng đầu mỗi bang là một Thủ hiến;

- Lãnh đạo cấp cao: Tổng thống Horst Köhler (Đảng CDU) từ 2004 (nhiệm kỳ 2 từ 2009); Thủ tướng Angela Merkel (Đảng CDU) từ 2005 (nhiệm kỳ 2 từ 2009); Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert (Đảng CDU) từ 2005 (nhiệm kỳ 2 từ 2009); Chủ tịch Hội đồng Liên bang Jens Böhrnsen (Đảng SPD) từ 2009.

1.3.1.2. Lịch sử

Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) các nhà nước Nam Đức hợp nhất với Hiệp hội các Nhà nước Bắc Đức lập ra Đế chế Đức. Ngày 18-01-1871, Vua Phổ Wilhelm Đệ nhất được phong Hòang đế. Otto von Bismarck (1815 -

1898), người có công rất lớn trong việc tập hợp các nhà nước cát cứ Đức thành một nước Đức thống nhất và làm Thủ tướng suốt 19 năm.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia: CHLB Đức và CHDC Đức.

- Ngày 7-9-1949, ở phần đất phía Tây đã tổ chức tuyển cử, bầu Nghị viện Tây Đức và tuyên bố thành lập nước CHLB Đức.

- Ngày 7-10-1949, ở phần phía Đông, nước CHDC Đức được thành lập. - Ngày 3-10-1990, CHDC Đức (cũ) sát nhập vào CHLB Đức thành nước Đức ngày nay và ngày này được coi là ngày Quốc khánh của nước CHLB Đức thống nhất.

- Ngày 24-6-1991, Quốc hội CHLB Đức đã bỏ phiếu chọn Berlin làm Thủ đô của CHLB Đức.

1.3.1.3. Chính trị - Đối ngoại

Về chính trị, Quốc hội Đức có Hội đồng liên bang (Bundesrat) và Quốc

hội (Bundestag).

- Hội đồng Liên bang (Thượng viện): là cơ quan đại diện của 16 bang, không phải do tổng tuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số của từng bang. Những đạo luật quan trọng sau khi đã được Quốc hội thông qua phải được Hội đồng liên bang chuẩn y thì Tổng thống mới phê duyệt. Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tich Hội đồng liên bang với thời hạn 1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.

- Quốc hội (Hạ viện): là đại diện của nhân dân được bầu theo mỗi khóa kéo dài 04 năm. Hiến pháp quy định các đảng chỉ được vào Quốc hội khi đạt 5 % phiếu trở lên trong các cuộc tổng tuyển cử.

Chính phủ hiện nay là Chính phủ liên minh giữa Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và Đảng Dân chủ tự do (FDP).

Cơ sở chính sách đối ngoại: Đức ủng hộ một thế giới đa cực, tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.

Ưu tiên đối ngoại và an ninh: Nhất thể hóa Châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hóa, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực.

Đức nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác an ninh bền vững với Nga, ủng hộ hợp tác kinh tế, tài chính và xã hội với Nga trên bình diện song phương cũng như đa phương. Đức muốn tận dụng việc mở rộng EU và NATO sang phương Đông để tăng cường hợp tác với Đông Âu.

Đức kiên quyết chống khủng bố trong khuôn khổ liên minh toàn thế giới. Đức hợp tác với Liên hợp quốc, Mỹ, EU và Nga trong việc giải quyết xung đột ở Trung-Đông. Đức thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng trong quan hệ với các nước Trung - Đông, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Paletxtin và Ixraen. Đức ngày càng coi trọng phát triển các mối quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Về kinh tế - xã hội, Đức thực hiện đường lối “Kinh tế thị trường xã hội” với phương châm “ít nhà nước như có thể, nhiều nhà nước như cần thiết”. Nhà nước không can thiệp vào việc hình thành giá cả và lương bổng mà chỉ tạo điều kiện khung cho các quá trình kinh tế phát triển sao cho có hiệu quả cao và đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.

Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản về GDP, đứng đầu thế giới về xuất khẩu (năm 2008 xuất 1.530 tỷ USD). Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hóa chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ 1975 Đức là thành viên của G8.

- Tỷ lệ thất nghiệp 2008: 7,9 %

- GDP: 2.863 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản (trong đó nông nghiệp: 0,9%, công nghiệp: 30,1% và dịch vụ: 69%)

- Đức có khoảng 0,9 % dân số làm việc trong nông nghiệp được tổ chức theo kiểu trang trại và tạo ra một lượng sản phẩm vượt cầu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia châu Âu giai đoạn 2005 - 2010 đối với việc phát triển du lịch Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)