Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đến

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản (Trang 88 - 89)

Ngành du lịch Việt Nam đang xúc tiến các hoạt động quảng bá với du khách Việt, đặc biệt là nhắm đến các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam vì những doanh nghiệp này thường có nhu cầu đưa nhân viên đi du lịch hoặc tham gia các chương trình giao lưu, huấn luyện tại Nhật Bản.

Tuy nhiên thông tin về sản phẩm du lịch Nhật Bản nói chung khó tiếp cận trên thị trường Việt Nam do khâu xúc tiến, quảng bá còn yếu kém nên đã làm giảm khả năng thu hút khách đến Việt Nam.

Đối với ngành kinh doanh du lịch, xúc tiến quảng bá có nhiều ý nghĩa bởi những lý do sau đây:

Nhu cầu về sản phẩm du lịch thường mang tính thời vụ rõ nét, do vậy cần phải có các kích thích cần thiết để tăng nhu cầu vào những lúc trái vụ.

Nhu cầu về sản phẩm thường rất co giãn theo giá cả và nó thay đổi rất lớn tùy thuộc vào sự biến động của tình hình kinh tế, xã hội.

Khách hàng khi mua các sản phẩm du lịch thường đã tìm hiểu thông tin trước khi thấy được sản phẩm.

Do đặc điểm của sản phẩm du lịch, khách hàng thường ít trung thành với nhãn hiệu.

Hầu hết các sản phẩm du lịch đều bị cạnh tranh gay gắt và có nhiều sản phẩm thay thế.

Mặc dù phim ảnh phục vụ cho hoạt động quảng cáo du lịch có thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo cho khách hàng tiềm năng một cái nhìn sơ lược về sản phẩm. Song mọi cố gắng về thông tin sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn khi người mua các sản phẩm du lịch nghỉ mát hay đi tham quan thường phải quyết định một thời gian khá dài trước khi chuyến du lịch thực sự bắt đầu, do vậy xúc tiến quảng cáo trong kinh doanh du lịch phải là những thông

tin thuyết phục, phải lôi kéo được sự chú ý, tạo sự quan tâm, mong muốn và dẫn đến quyết định mua bằng cách: quảng cáo về doanh nghiệp hay sản phẩm của mình cho khách hàng tiềm năng; nhắc nhở khách hàng hiện tại về sản phẩm của doanh nghiệp; thuyết phục cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng là họ đang cần sản phẩm nào đó và sản phẩm đó chính là điều họ đang mong muốn, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của họ và họ nên mua ngay sản phẩm của doanh nghiệp, mục đích của xúc tiến quảng cáo hỗn hợp là thông tin phải thuyết phục và góp phần thay đổi thói quen của du khách tiềm năng, nghĩa là tìm cách khuyến khích họ sử dụng một chuyến đi mà họ chưa hề biết đến hay có ý định mua.

Đồng thời, nhiều chương trình khuyến mại của ngành du lịch tiếp tục được kéo dài, các doanh nghiệp lữ hành đã tranh thủ chiến dịch giảm giá tour của các hãng hàng không để điều chỉnh giá tour đến mức thấp nhất để thu hút khách.

Bên cạnh đó ngành du lịch cũng tổ chức quảng bá du lịch Nhật Bản trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến các công ty, các cơ quan nhà nước, các đối tượng thương nhân thành đạt, giàu có…

Mặt khác, cần phối hợp với các công ty, các hãng lữ hành tại Nhật Bản tổ chức giới thiệu du lịch Nhật Bản ở Việt Nam Tổ chức quảng bá về các điểm du lịch mới ở Nhật Bản (các thành phố khoa học công nghệ, thành phố du lịch thể thao, các trường đại học danh tiếng…) nhằm thu hút khách du lịch.

Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, trong đó vai trò của Internet phải được coi trọng đặc biệt. Mặt khác cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản (Trang 88 - 89)