Một phần quan trọng khi đi du lịch đối với du khách Việt Nam là mua sắm, không chỉ muốn đem về những gì ở Việt Nam không thể mua được mà còn là những món quà nhỏ cho người thân, gia đình và bạn bè. Giá cả tại Nhật không quá đắt như người Việt Nam thường nghĩ, nhất là những mặt hàng công nghệ, còn chất lượng “made in Japan” thì đã tạo được uy tín lâu đời trong lòng người tiêu dùng.
Ở Nhật Bản, các món đồ đều có giá rõ ràng, vì vậy du khách thường không phải trả giá, trừ những nơi đặc biệt như chợ trời, tiệm bán đồ cũ hay chợ điện tử Akihabara. Mua hàng ở Nhật phần lớn phải chịu thuế tiêu thụ 5% và mùa giảm giá hàng nhiều nhất là mùa hè(tháng 7, tháng 8) và mùa tết(tháng 12 và tháng Giêng).
Khu điện tử Akihabara(thành phố điện tử), tòa nhà Sony(được xem là tâm điểm công nghệ của Sony trên thế giới), chợ trung tâm Tsukiji(chợ hải sản tươi sống lớn nhất thế giới), đại lộ Ômte- Sando(tập trung các cửa hiệu thời
trang danh tiếng của Nhật, Pháp, Ý…các cửa hàng ẩm thực độc đáo của Nhật), Mandarake, Kapasashi- Dori, Ameyoko, trung tâm nghệ nhân truyền thống Japan, nhà sách Kinokuniya, đồi Roppongi, Venus Ford, biểu diễn Decks Tokyo, Ginza… và rất nhiều các trung tâm mua sắm nổi tiếng khác.
Nếu muốn mua một món đồ quý giá, có chất lượng tốt thì nên mua ở Ginza. Còn mua hàng điện tử thì khách hàng nên đến các chợ trời hoặc chợ điện tử. Với những món quà lưu niệm đặc biệt của Nhật như là búp bê, nón, quạt, áo kimono, túi xách…thì nên đến khu Asakusa.
Tuy nhiên giá của các mặt hàng lưu niệm này cũng rất cao, chưa phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Lượng du khách đến với Nhật Bản có đúng với dự đoán không còn tùy thuộc rất nhiều vào mức độ tiện ích và tình chuyên nghiệp của ngành du lịch và các dịch vụ đi kèm. Vấn đề đặt ra là ngành du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ không chỉ đòi hỏi ở chất lượng của các tour mà cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch, các hãng hàng không.