Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước doc (Trang 82 - 84)

tổng kết công tác và kiểm điểm phê bình trước nhân dân để nhân dân đánh giá nhận xét. chính quyền cấp xã phải thực sự lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp đúng đắn của nhân dân theo phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Những ý kiến đóng góp của nhân dân phải được nghiên cứu, xem xét giải quyết kịp thời và trả lời cho nhân dân rõ, không được để cho nhân dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà sách nhiễu dân. Đảm bảo tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân.

3.2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chính quyền cấp xã

Thực tế cho thấy sau 3 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và kết quả bước đầu thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thay đổi phương thức điều hành và lề lối làm việc của chính quyền thể hiện dân chủ hóa và công khai hóa; cán bộ cơ sở sát dân hơn, biết lắng nghe ý kiến chính đáng của quần chúng nhân dân. Từng bước nhân dân đã nâng cao nhận hức về quyền làm chủ, tích cực tham gia quản lý, giám sát hoạt động của chính quyền, góp phần khắc phục tình trạng suy thoái quan liêu tham nhũng.

Thành tựu rõ nét nhất của việc phát huy vai trò của nhân dân là việc quy định dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. Nhân dân là người quyết định cuối cùng, các tổ chức tạo điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền mà quy chế quy định. Trước đây việc triệu tập dân đi họp rất khó khăn và chỉ mang tính hình thức, nay dân hăng hái đi họp để bàn bạc và quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến mình.

Vai trò của nhân dân không chỉ dừng lại ở việc bàn và quyết định, mà còn là lực lượng to lớn trong việc làm cho những quyết định đúng đắn của mình, của tổ chức đại diện mình được hiện thực hóa một cách sinh động trong cuộc sống. Nhân dân đã từng bước bỏ dần thói quen ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể, đã chủ động hơn, tích cực hơn trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ.

Hoạt động giám sát, kiểm tra của nhân dân dưới 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ là kết quả tất yếu của quá trình bàn bạc, quyết định, góp ý và thực hiện của nhân dân trong xã. Vai trò giám sát của nhân dân không chỉ thể hiện ở chỗ trăm tai nghìn mắt của những người làm chủ mà quan trọng hơn là tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, năng lực của họ trong quá trình giám sát kiểm tra đó. Nhân dân đã thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, báo cáo kiểm điểm của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND và các trưởng xóm, báo cáo kiểm điểm của các tổ đại biểu và đại biểu HĐND xã, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND xã, báo cáo giải trình kiến nghị của nhân dân, các công trình cơ sở do nhân dân quyết định và đóng góp...Trong những việc mà nhân dân kiểm tra, giám sát thì việc giám sát việc thực hiện các chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ được chú ý nhiều nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn nhiều nhược điểm thiếu sót, cần phải tiếp tục khắc phục. Đó là:

- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của quy chế nên chưa tích cực tham gia sinh hoạt, hội họp, bàn bạc quyết định những công việc thiết thực của địa phương, thực hiện các quyết định cấp trên.

- Dân chủ ở nhiều xã còn biểu hiện nặng tính hình thức. Lúc đầu nhân dân nhiệt tình ủng hộ, nhưng do nhiều nguyên nhân nên khi triển khai quy chế đã biểu hiện hình thức phô trương, hô khẩu hiệu.

- Vẫn còn những phần tử lợi dụng dân chủ để kích động gây khó khăn trong việc triển khai quy chế, nhưng chính quyền chưa có biện pháp kịp thời để giải thích cho nhân dân thấy rõ âm mưu và tác haị của những hành động phi pháp đó...

Để khắc phục được những tồn tại trên, nhằm nâng cao chất lượng dân chủ một cách có hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận tập trung vào những nội dung sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện việc cán bộ tự phê bình trước dân (từ trưởng xóm). Sơkết 6 tháng đầu năm và tổng kết cuối năm, cán bộ làm bản tự kiểm điểm đưa xuống hội nghị thôn xóm, tổ dân phố để dân góp ý, nhận xét, đánh giá.

- Các chức danh trưởng xóm, thôn, tổ dân phố nhất thiết phải để dân bầu trực tiếp. Nghiên cứu tổ chức thí điểm để dân bầu trực tiếp chức danh chủ tịch HĐND.

Cuối năm phát phiếu thăm dò tín nhiệm của nhân dân đối với các chức danh chủ chốt, các chức danh chuyên môn, đại biểu HĐND, trưởng xóm, tổ dân phố.

- Cần sớm ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản xóm, tổ dân phố.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước doc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)