Thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước doc (Trang 52 - 58)

Đội ngũ cán bộ xã, phường của tỉnh có trên 5.000 người (21 chức danh theo Nghị định 09 của Chính phủ). 6 tháng đầu năm 2001, Ban tổ chức Tỉnh uỷ thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh "Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực công tác, trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn thời kỳ 2001-2005-2010" đã khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nói trên.

Kết quả khảo sát 285 xã, phường, thị trấn với 3.522 cấp uỷ viên = 60% tổng số cán bộ cấp xã (21 chức danh) cho thấy:

Có 2.405 cấp uỷ viên tái cử = 68,2% 1.117 cấp uỷ viên mới tham gia khoá này = 31,8%. Cụ thể

- Đối tượng:

+ Nữ: 410 người = 11,6% + Hưu trí mất sức: 280 người = 7,9% + Theo đạo thiên chúa: 19 người = 0,5%

+ Bộ đội phục viên xuất ngũ: 1.658 người = 47% - Độ tuổi:

+ Dưới 30 tuổi: 234 người = 6,6% + Từ 31 đến 35 tuổi: 944 người = 27% + Từ 41 đến 45 tuổi: 1.013 người = 29% + Từ 46 đến 50 tuổi: 651 người = 18% + Từ 51 đến 55 tuổi: 206 người = 6% + Từ 56 đến 60 tuổi: 43 người = 1,2% + Từ 61 đến 65 tuổi: 5 người = 0,14% + Từ 66 tuổi trở lên: 3 người = 0,08% Tuổi bình quân: 41,9 tuổi.

- Trình độ văn hoá:

+ Cấp II: 1.120 người = 32,5% + Cấp III: 2.042 người = 67,5% - Trình độ lý luận chính trị:

+ Lý luận trung cấp: 2.042 người = 58%

+ Lý luận cao cấp cử nhân: 6 người = 0,17% - Trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp: 687 người = 19,59% + Cao đẳng, đại học: 175 người = 5% - Trình độ quản lý:

+ Quản lý nhà nước: 482 người = 14%

+ Quản lý kinh tế: 298 người = 8,5%

Đặc điểm chủ yếu của đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thái Bình: Họ đều là dân địa phương, làm ăn sinh sống tại xã, có quan hệ dòng tộc láng giềng thân thiết với dân làng, có lợi ích và quan hệ gắn bó với làng xã về mọi mặt kinh tế, văn hoá, tình cảm, đời sống sinh hoạt...

Khác với công chức nhà nước, cán bộ cấp xã Thái Bình có sự kết hợp cả 4 yếu tố: người dân, người cùng họ, cùng làng, người đại diện cho Nhà nước ở địa phương. 4 yếu tố này vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn xung đột nhau trong con người cán bộ xã, chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Cán bộ cấp xã Thái Bình nói chung chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết trưởng thành trong số những thanh niên "không thoát ly được" hoặc là bộ đội xuất ngũ và một số ít là cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu. (Bộ đội xuất ngũ chiếm 46,2%, cán bộ về hưu chiếm 7%) đã được rèn luyện thử thách nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sạch giản dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung.

Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, nhất là sau thời gian mất ổn định và đại hội Đảng nhiệm kỳ vừa qua, đội ngũ cán bộ cấp xã Thái Bình đã có những chuyển biến kịp thời, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới; trong thực thi nhiệm vụ đã năng động sáng tạo hơn; tư tưởng bao cấp, tác phong thụ động từng bước được khắc phục, từ đó tạo ra sức làm việc mới, đóng vai trò tích cực trong cải cách

hành chính của tỉnh nói chung. Trong đó đáng kể là những tiến bộ về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, các thủ tục hành chính, đặc biệt thực thi nhiệm vụ đã dần dần dựa trên cơ sở pháp luật. Tình trạng chủ quan tuỳ tiện cửa quyền đã giảm.

Đội ngũ cán bộ cấp xã Thái Bình đã được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý.

Trong số đội ngũ cán bộ cấp xã, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ chính quyền được thể hiện như sau:

(Theo số liệu điều tra 6 tháng đầu năm 2001 của trường Chính trị tỉnh và Ban tổ chức chính quyền tỉnh với 285 xã, phường, thị trấn, ở các chức danh thuộc chính quyền cấp xã): - Về trình độ của cán bộ chủ chốt (chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND, UBND gồm 1.140 người) + Trình độ văn hoá có: Cấp II: 349 người = 30,7% Cấp III: 791 người = 69,3%

+ Về lý luận chính trị: Tuyệt đại bộ phận đã qua chương trình sơ cấp trở lên, trong đó có:

Trung cấp: 914 người = 80,1% Cao cấp: 19 người = 1,8% Sơ cấp: 207 người = 18,1% + Về trình độ chuyên môn có:

Chưa đào tạo: 770 người = 67,6% Đào tạo qua trung cấp: 325 người = 28,5%

Đào tạo qua đại học, cao đẳng: 45 người = 3,9%

+ Về kiến thức quản lý nhà nước: Tuyệt đại bộ phận cán bộ chủ chốt Thái Bình hiện nay đã và đang được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước hệ trung cấp và bồi

dưỡng ngắn hạn. Trong đó số đã đang học trung cấp quản lý nhà nước là 779 người = 68,3%; còn 361 người đã được bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Về kiến thức quản lý kinh tế có: 483 người = 42,3% được đào tạo và bồi dưỡng quản lý kinh tế.

- Bốn chức danh chuyên môn (văn phòng, tư pháp, tài chính, địa chính gồm 1.140 người): + Trình độ văn hoá: Cấp II có: 393 người = 34,8% Cấp III có: 797 người = 65,2% + Trình độ lý luận: Sơ cấp: 516 người = 45,3% Trung cấp đã và đang học: 624 người = 54,7% + Trình độ chuyên môn:

Trung cấp: 436 người = 38,2% Đại học: 105 người = 9,3%

+ Đã qua bồi dưỡng, đào tạo lớp quản lý nhà nước 601 người = 52,8%.

- Các chức danh khác thuộc UBND như xã đội phó, chủ nhiệm HTX, văn hoá thông tin thể thao gồm 2.433 người.

+ Trình độ văn hoá: Cấp II có: 1.131 người = 46,5% Cấp III có: 1.302 người = 53,5% + Trình độ chính trị: Sơ cấp: 981 người = 40,32% Trung cấp: 1.442 người = 59,68% + Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 917 người = 37,7% Đại học: 141 người = 5,8%

+ Đã đào tạo và bồi dưỡng lớp quản lý nhà nước là 1.755 người = 72,1%. Còn lại 669 người chưa qua đào tạo quản lý nhà nước.

Do tích cực học tập và trình độ được nâng cao, nên đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã điều hành công việc nhanh nhạy, có hiệu quả hơn trước; làm việc nhiệt tình, tận tụy, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao; 71,3% số cán bộ chuyên môn; 92,58% số cán bộ chủ chốt có độ tuổi từ 50 trở xuống còn đang sung sức làm việc; trên 80% được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ.

Sau thời gian xảy ra mất ổn định và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đã giúp cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những sai lầm khuyết điểm và những yếu kém của mình, đã nghiêm túc kiểm điểm, tích cực sửa chữa sai lầm khuyết điểm, sửa đổi lề lối tác phong làm việc, gần và sát dân hơn. Lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, quyền dân chủ của nhân dân được tôn trọng. Những kiến nghị và bức xúc của dân được giải quyết nhanh chóng kịp thời, hiệu quả công việc có chuyển biến tích cực, tệ cửa quyên lãng phí, lợi dụng tham ô sách nhiễu được khắc phục cơ bản. Tuyệt đại bộ phận giữ được phẩm chất lối sống cá nhân.

Tuy được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức và trình độ, nhưng năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở Thái Bình còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, yêu cầu của cải cách hành chính, yêu cầu của sự phát triển đất nước. Do đó còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý, nhất là quản lý nhà nước. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội vẫn còn không ít cán bộ chính quyền xử lý giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách vô thức, ở một số nơi chính quyền cấp xã tự đặt ra những quy định về xử phạt, đóng góp của nhân dân, chi tiêu tuỳ tiện, không đúng nguyên tắc luật lệ của Nhà nước.

Cán bộ chính quyền cấp xã ở sát dân, hàng ngày giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống của dân nhưng cũng không đưa ra bàn bạc với dân, nhiều cán bộ ra lệnh cho dân, thậm chí có xã còn thách thức dân đi kiện. Khi dân gửi đơn khiếu kiện thì không xem xét giải quyết kịp thời hoặc giải quyết theo hướng bao che cho những việc làm sai trái trong nội bộ.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã ở Thái Bình tham nhũng, tiêu cực làm giầu bất chính, lề lối, tác phong làm việc quan liêu độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng gây nên những bức xúc về tư tưởng của cán bộ, nhân dân trong thời gian dài không giải quyết được.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước doc (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)