Áo dài Hà Nội qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch (Trang 64 - 66)

2.3.2.1 Thời kỳ cổ xưa

Phần đông áo dài phụ nữ đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trƣớc và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trƣớc. Tay áo may nối phía dƣới khuỷu tay vì các loại vải ngày xƣa chỉ dệt đƣợc rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thƣờng ôm sát ngƣời, rồi tà áo may rộng ra từ sƣờn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.

Hầu hết áo dài ngày xƣa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế đƣợc may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.

2.3.2.2 Thời kỳ tân thời

Tiếp nhận luồng thẩm mỹ mới, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo nhƣ thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ tuy nhiên cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thƣờng đƣợc may trên mắt cá khoảng 20cm, thƣờng đƣợc mặc với quần trắng hoặc đen.

Cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo đƣợc gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trƣớc cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sƣờn bên phải. Nhƣng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Đến khoảng năm 1950, sƣờn áo dài bắt đầu đƣợc may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lƣợn theo thân ngƣời.

Thân áo sau rộng hơn thân áo trƣớc, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong đƣợc cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu đƣợc hạ thấp xuống.

Áo dài mini trở thành thời thƣợng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhƣng vẫn giữ đƣờng lƣợn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng đƣợc may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu đƣợc cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo đƣợc nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi đƣợc lót hai ba lớp.

2.3.2.3 Thời hiện đại

Các nhà thiết kế đƣơng đại thƣờng "thí nghiệm" với các loại vải mới , các motif lạ mắt, các hoa văn của ngƣời dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đƣờng may nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trƣớc bằng những chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhƣờng chỗ cho quần đồng màu hoặc ngƣợc hẳn với áo.

Kiểu áo dài các cô gái Hà Nội vẫn mặc trong thời kỳ hiện đại cách tân là ôm sát vòng eo gợi cảm. Đi với áo dài truyền thống là kiểu tóc búi cài trâm, là đèn lồng, nón lá. Đi với áo dài hiện đại là những vòng cƣờm đƣợc tết công phu, nghệ thuật thêu tay tỉ mẩn.

Qua mỗi thời kỳ, áo dài đổi mình theo xu hƣớng thẩm mỹ của ngƣời mặc. Nhƣng tựu chung lại, áo dài Hà Nội có vẻ đẹp hiện đại riêng hẳn so với các thời kỳ phát triển chung của áo dài Việt Nam.

Ngày nay khi du khách đặt chân đến hà Nội vẫn thấy đâu đây những tà áo dài qua đồng phục học sinh, đồng phục công sở hay đồng phục đại diện của các công ty Du lịch… Đủ thấy áo dài trên mảnh đất Hà Thành đẹp mà không xa xôi, mang lại cảm giác thân thiện cho mỗi du khách tới tham Thủ Đô của Quốc gia biết lƣu giữ giá trị Văn hóa mặc truyền thống.

2.4 So sánh Áo dài Việt Nam với trang phục truyền thống áo dài Kimono-

Nhật Bản và Hanbok- Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch (Trang 64 - 66)