So sánh áo dài Việt Nam với áo dài Nhật Bản và Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch (Trang 80 - 83)

Về lịch sử hình thành và phát triển: Áo dài Việt Nam ra đời muộn hơn so với áo dài Hàn Quốc và sớm hơn áo dài Nhật Bản nhƣng áo dài Việt Nam có quá trình phát triển phong phú hơn so với cả hai loại áo dài của Hàn quốc và Nhật Bản. Điều đó cho thấy áo dài Việt Nam đáp ứng ngày càng sát thực với nhu cầu mặc của ngƣời dân Việt qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử đất nƣớc.

Mặc dù có quá trình thay đổi khá phức tạp nhƣng áo dài Việt Nam đến ngày nay vẫn đƣợc giữ gìn và bảo tồn, đƣa vào sử dụng nhƣ một loại trang phục mang tính chất thời trang thiết thực. Không nhƣ Nhật Bản, ngày nay Kimono thƣờng chỉ đƣợc sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cƣới và buổi lễ trà đạo.

Với ngƣời Hàn Quốc ngày nay, Hanbok chỉ thƣờng đƣợc mặc vào các dịp lễ tết hay những ngày quan trọng của đời ngƣời. Áo dài Việt nam đƣợc sử dụng làm đồng phục công sở hay đồng phục học sinh, sinh viên mặc vào mỗi ngày đến trƣờng. Không phải đợi đến những ngày lễ lớn mà trong thƣờng nhật tại đâu đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể thấy thấp thoáng tà áo dài Việt Nam truyền thống.

Về chất liệu và cách may mặc: áo dài Việt Nam là loại trang phục có cách may và cách mặc đơn giản nhất trong ba loại trang phục truyền thống kể trên. Khác với áo dài Việt Nam, chiếc áo truyền thống Hàn Quốc phức tạp hơn nhiều. Hanbok đƣợc may đo bằng các loại vải và màu sắc khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, theo hoàn cảnh và theo tuổi của ngƣời mặc. Những tiêu chí này cũng khác nhau tuỳ theo thời đại nữa. Vì thế khi phân loại Hanbok chia theo thời đại mới đầy đủ hơn.

Theo truyền thống, áo kimono đƣợc may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên nhƣ vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng đƣợc giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào ngƣời cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình.

thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của ngƣời Nhật Bản.Tùy theo tuổi tác của ngƣời mặc mà màu sắc đƣợc chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, đƣợc dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chƣa chồng.

Màu sắc của kimono thƣờng để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng. Đối với ngƣời dân thƣờng, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Áo dài Việt Nam giản đơn trong cả cách may và cách mặc, điều đó cho thấy con ngƣời Việt Nam mộc mạc dễ hiểu mà thân thiện, không cầu kỳ quan cách, không khô khan mà vẫn hấp dẫn, đằm thắm lạ kỳ.

Hình ảnh chiếc áo dài xuất hiện ở đâu trên đất nƣớc Việt Nam là ở đó thấy văn hóa cổ truyền của dân tộc đang đƣợc tôn vinh. Ngày nay áo dài Việt Nam đƣợc nâng lên tầm cao mới với những thiết kế sáng tạo trong chất liệu và kiểu cách, đáp ứng phần lớn nhu cầu thẩm mỹ của hiện đại mà không làm mất đi dáng dấp truyền thống.

Áo dài Việt Nam trong sự so sánh càng thấy đƣợc giá trị thực tế mà áo dài mang lại trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân văn… Nó vốn dĩ đẹp lại thiết thực với xã hội nên áo dài truyền thống sẽ chắc chắn đƣợc tôn vinh và sử dụng trong nhiều hoạt động phục vụ đời sống kinh tế và văn hóa.

TIỂU KẾT

So sánh và cảm nhận Áo dài qua các vùng địa danh tiêu biểu và so sánh cùng những trang phục áo dài truyền thống của hai dân tộc tiêu biểu, ta thấy nổi bật hơn vẻ đẹp đậm chất Việt Nam của tà áo dài.

Tà áo không chỉ thu hút sự quan tâm của những ngƣời yêu truyền thống mà những ngƣời tìm hiểu cái cách tân cũng tìm đến áo dài nhƣ một đối tƣợng minh chứng cho sự cách tân ấy.

Áo dài tại mỗi địa phƣơng, trong mỗi thời điểm mang một vẻ đẹp riêng mà cả ngƣời mặc nó và ngƣời ngắm nhìn đều nhận ra nét thú vị, nổi bật hơn hẳn là vẻ đẹp đậm chất Á Đông và ấm áp hơi thở Việt. Bởi vậy mà áo dài đƣợc sử dụng nhiều trong các dịp lễ quan trọng và đƣợc sử dụng nhƣ một hình ảnh đặc trƣng cho đất nƣớc Việt Nam.

CHƢƠNG III:

QUẢNG BÁ VÀ KHAI THÁC CÁI ĐẸP TRUYỀN THỐNG ÁO DÀI VIỆT NAM VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA DU LỊCH

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch (Trang 80 - 83)