Văn hoá, các hoạt động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.3.2.Văn hoá, các hoạt động

a, Dân cƣ

Năm 2007, số dân huyện Vân Đồn khoảng gần 4 vạn ngƣời, chiếm 4% dân số tỉnh Quảng Ninh. Thành phần dân tộc gồm 8 dân tộc sinh sống trên các vùng đồi núi, đồng bằng ven biển và các đảo.

Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khá cao: 86,6%, ngƣời Sán Dìu 10%, ngƣời Hoa 1,5%, ngƣời Dao 1,3%, ngƣời Sán Chỉ, ngƣời Tày... Đại đa số dân sống ở vùng nông thôn

chiếm 81,82%, bình quân 4,7 ngƣời/hộ. Dân đô thị chiếm 18,18% trung bình 4,1 ngƣời/hộ.

Số ngƣời trong độ tuổi lao động (18-60) chiếm 40,3% dân số huyện. Số lao động trong ngành Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp chiếm 87%. Trong số nay lao động trong ngành thuỷ sản chiếm 26%. Công nghiệp và xây dựng chiếm 6,4%. Thƣơng mại và dịch vụ chiếm 6,6%.

Về mức sống: năm 2007 GDP bình quân đầu ngƣời của huyện đạt 7,2 triệu đồng bằng 58% mức bình quân của tỉnh và 65% mức bình quân cả nƣớc. Tỷ lệ nghèo đói cao, tổng số hộ nghèo theo tiếu chí mới là 1.102 hộ, chiếm tỷ lệ 14,6%.

b, Văn hoá, xã hội

Các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra khá sôi nổi ở các xã gần trung tâm huyện nhƣ: Thị trấn Cái Rồng, Hạ Long, Đông Xá. Hiện nay các xã này đều có sân bóng đá, bóng chuyền và phong trào thể thao phát triển. Ngoài ra, tại thị trấn Cái Rồng còn có một nhà văn hoá, một rạp chiếu phim ngoài trời, 1 thƣ viện công cộng. Tuy vậy tại các xã xa trung tâm và xã thuộc các đảo nhỏ, hoạt động văn hoá thể thao phát triển chậm do thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh tế khó khăn.

Lễ hội truyền thống hàng năm trên địa bàn huyện và địa phƣơng lân cận có lễ hội đình Quan Lạn và lễ hội đền Cửa Ông tƣởng nhớ công lao các vị tƣớng đời Trần chống quân xâm lƣợc Nguyên-Mông. Trong các năm gần đây, lễ hội đình làng Quan Lạn đã đƣợc UBND huyện Vân Đồn quan tâm tổ chức long trọng, với ý nghĩa là một lễ hội truyền thống, gắn việc giáo dục phát triển văn hoá truyền thống với việc phát triển công tác du lịch trên địa bàn huyện.

c, Y tế, giáo dục

Hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục của Vân Đồn cũng đƣợc sự quan tâm đầu tƣ cao. Trong 2 năm, 2007-2008, ngành giáo dục của huyện đƣợc đầu tƣ hơn 19 tỷ đồng. Tới nay toàn huyện đã có 5/12 xã có trƣờng học cao tầng.

Vân Đồn cũng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành y tế. Từ năm 2007, huyện đƣa vào sử dụng cơ sở khám chữa bệnh của bệnh viện Đa khoa Vân Đồn với 100 giƣờng bệnh. Năm 2008, huyện có 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hiện đã có hai trung tâm điều trị trên địa bàn huyện đó là Bệnh viện Vân Đồn (80 giƣờng bệnh) tại thị trấn Cái Rồng và phân viện tại xã Quan Lạn (15 giƣờng bệnh), ngoài ra còn có các

trạm y tế tại 12 xã và thị trấn trong huyện. Hiệu suất sử dụng giƣờng bệnh không đều, trong khi ở bệnh viện trung tâm y tế huyện quá tải thì ở các trạm y tế xã hiệu suất sử dụng thấp.

Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn cũng đƣợc tãng cƣờng đầu tƣ. Các hồ chứa nƣớc, kênh mƣơng ở các xã đảo đã đƣợc xây dựng bê tông, kiên cố hoá...

Đến nay toàn huyện có 15 bác sỹ (tỷ lệ 2.000 dân/ 1 bác sỹ) và 27 y sỹ (tỷ lệ 1.500 dân/1 y sỹ), có 8/12trạm y tế xã có bác sỹ (đạt 66,7%), 12/12 trạm y tế xã có y sỹ sản nhi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 32)