Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Sự tích kể rằng: khi xƣa ngƣời Việt mới lập nƣớc đã bị giặc ngoại xâm. Ngọc hoàng sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp ngƣời Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn rồng tới hạ giới. Đàn rồng lập tức phun vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, tạo nên bức tƣờng thành vững chắc, bất ngờ chặn bƣớc tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá hoặc đâm vào nhau vỡ tan tành.

Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng mẹ xuống là Hạ Long, Rồng con xuống là Bái Tử Long, đuôi đàn rồng quẫy nƣớc trắng xóa là Long Vĩ.

Theo sử sách, địa danh Vân Đồn đã có từ lâu đời, trải qua nhiều biến cố của lịch sử vùng đất này đã có nhiều thay đổi lớn về địa lý hành chính và tên gọi.

Vào thời Hùng Vuơng (279 TCN – 258 TCN) Vân Đồn thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Văn Lang.

Thời nhà Thục (258 TCN – 208 TCN) thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Âu Lạc. Thời thuộc Triệu (208 TCN – 111 TCN) thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Nam Việt. Thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất (111 TCN – 40) thuộc quận Giao Chỉ. Thời Ngô - Đinh – Tiền Lê thuộc trấn Triều Dƣơng.

Thời Lý (1010 – 1225) – quốc hiệu Địa Việt, đổi trấn Triều Dƣơng thành châu Vĩnh An (1013). Dƣới thời vua Lý Anh Tông (1149), lập trang Vân Đồn gồm các đảo thuộc quần đảo Vân Hải làm nơi buôn bán với nƣớc ngoài. Vân Đồn trở thành thƣơng cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thƣơng với các nƣớc khu vực Đông Nam á và thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan…Thƣơng cảng Vân Đồn thịnh vƣợng trong suốt 3 triều đại Lý – TRần – Hậu Lê rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời Mạc.

Thời Trần (1225 – 1400) – Quốc hiệu Đại Việt. Năm 1242 châu Vĩnh An đổi thành lộ Hải Đông, có 8 huyện: Yên Bang, Cao Phong, Yên Lập, Yên Hƣng, Tân An, Đại Lộc, Vạn Ninh, Vân Đồn (trƣớc năm 1945 cả đảo Kế Bào mới có một xã là Đại Lộc. Huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Lộc và huyện Vân Đồn thời Trần). Năm 1285 Trần Nhân Tông đổi lộ Hải Đông thành lộ An Bang. Năm 1397 Trần Anh Tông đổi lộ An Bang thành lộ Phủ Tân An.

Thời Hồ (1407 – 1427), Hồ Hán Thƣơng đổi lộ phủ Tân An thành châu Vĩnh An có 8 huyện: An Đồng, Văn Phong, Tân An, An Hòa, An Lộc, Đại Lộc, An Ninh, Vân Đồn. Huyện Vân Đồn thời nay là huyện Đại Lộc và huyện Vân Đồn thời Hồ hợp lại.

Thời thuộc Minh (1417 – 1427):

Đời Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão 1411, nhập huyện Đại Lộc vào huyện Tân An. Huyện Vân Đồn ngày nay gồm huyện Vân Đồn và một phần đất của huyện Tân An và đảo Kế Bào).

Đời Lê Thái Tổ: năm Mậu Thìn 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất chia đất nƣớc thành Đạo, dƣới Đạo có Lộ, Trấn, Phủ, Huyện. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc trấn Yên Bang.

Đời Lê Thánh Tông năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7 chia đất nƣớc thành 15 Đạo Thừa Tuyên và một phủ Trung Đô, dƣới đạo Thừa có Phủ và Châu, dƣới Phủ có huyện. Huyện Vân Đồn thuộc đạo Thừa Tuyên Yên Bang.

Thời Hậu Lê ( Lê Trung Hƣng hay Lê – Trịnh):

Thời Lê Anh Tông (1557) vì tránh tên húy của nhà vua là Lê Duy Bang nên trấn An Bang đổi thành Yên Quang, có một Phủ Hải Đông, 3 huyện ( Văn Phong, An Hƣng, Hoành Bồ) và 3 Châu ( Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của Châu Vĩnh An và Châu Vân Đồn Hậu Lê.

Đời Lê Đế Duy ( 1731), Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của Châu Vân Đồn và một phần đất của Châu Vĩnh An.

Thời Nguyễn:

Năm 1836, vua Minh Mạng đổi châu Vân Đồn thành Tổng Vân. 19/8/1890, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc huyện Vân Hải.

Tháng 12/1948 Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thành lập huyện Cẩm Phả. Đến ngày 23/3/1994 huyện Cẩm Phả đƣợc Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi tên là huyện Vân Đồn ngày nay.

Đến năm 1999 huyện Vân Đồn có 11 xã: Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi và 1 thị trấn Cái Rồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)