Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang (Trang 70 - 79)

- Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của doanh nghiệp.

+ Vốn vay:

 Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện rất cần thiết; tuy nhiên sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn.

 Hạn chế cho vay bằng tiền mặt, chỉ cho vay đối với những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẽ, vật liệu chính như sắt, thép, xi măng... ngân hàng yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng.

+ Thanh toán:

Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán phải chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay; đồng thời kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi trong khi khách hàng còn nợ tiền vay ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng chi trả.

- Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng; thông qua đó có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng giúp phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức tín dụng do cán bộ gây ra.

Do đó, chi nhánh nên làm tốt công tác này, thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng Kiểm soát, không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

- Xử lý nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi: Đây chính là giải pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra.

+ Cần tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của từng khách hàng, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Đối với nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án trong thời gian tới để quyết định cho vay.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục nợ quá hạn chưa xác định nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng:

Khoản vay có tài sản bảo đảm: ngân hàng rà soát các tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Trong trường hợp, tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn, ngân hàng buộc khách hàng vay phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản khác.

Đối với trường hợp cho vay theo chỉ định của cấp trên, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, ngân hàng hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý.

Khoản vay không có tài sản bảo đảm: cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu và các nguồn vốn thanh toán. Ngân hàng làm công tác tư vấn cho khách hàng trong việc bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.

- Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ:

Cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận, nhưng cũng đem đến nhiều rủi ro. Do vậy, hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng là điều rất cần thiết, ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức phẩm chất, gương "Người tốt việc tốt" để những nhân viên tín dụng phấn đấu noi theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể nói những năm qua, chi nhánh NHNo An Giang đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thực tế cho thấy, 3 năm qua, giai đoạn từ năm 2003 đến 2005, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rõ rệt và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu đầu tư của chi nhánh.

Bên cạnh việc tích cực đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này theo hướng phát huy hiệu quả kinh tế của các ngành, nghề truyền thống, chi nhánh còn tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng vào những ngành phi nông nghiệp như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thủy sản để tận dụng lợi thế so sánh và tăng khả năng cạnh tranh nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản chế biến và rau quả đông lạnh…

Vốn tín dụng của chi nhánh cũng góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh mang tính chất đặc thù như: làng mộc, rèn ở Phú Tân; Xóm đá ở Thoại Sơn; lụa Tân Châu; cá bè Châu Đốc…Đồng thời, NHNo An Giang còn đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ nhằm tăng cường trao đổi, lưu thông hàng hóa trong vùng và với cả nước, khai thác lợi điểm tỉnh biên giới và lễ hội quốc gia (Vía Bà Chúa Sứ núi Sam -Châu Đốc).

Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động cho vay tại ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; nghiên cứu tình hình phát triển của tỉnh; em có một số đề xuất như sau để hoạt động tín dụng ở chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội An Giang trong những năm sắp tới.

Kiến nghị

- Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền:

Bước vào giai đoạn năm 2006 – 2010, An Giang đang có những lợi thế: chính quyền các cấp đánh giá đúng thời cơ cả thuận lợi và khó khăn, tạo ra những đột phá mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết từng vùng, từng ngành kinh tế của tỉnh; có chính sách cởi mở, thông thoáng, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; quản lý điều hành năng động để thu hút các nguồn đầu tư của những thành phần kinh tế...

+ Đối với ngành thương nghiệp: hiện nay, An Giang đã và đang quan hệ mua bán với 60 quốc gia, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được nâng cao về chất lượng, tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Nguồn ngoại tệ tạo được qua xuất khẩu đã góp phần cân đối cho nhu cầu nhập khẩu vật tư, nguyên, nhiên liệu, thiết bị và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất địa phương. Sắp tới, An Giang cần phát triển mạnh thương mại nhất là xuất khẩu.

Vì thế, chính quyền cần tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia hội chợ, hợp tác liên kết với các tập đoàn kinh tế, công ty lớn trong và ngoài nước để thâm nhập những kênh phân phối mang tính ổn định, đạt hiệu quả cao đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đặc biệt là cần tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp với thông lệ mua bán cũng như rào cản trong thương mại quốc tế.

+ Ngành dịch vụ: cùng với quá trình CNH – HĐH nền kinh tế phát triển, lưu thông và trao đổi hàng hóa ngày càng nhiều. Vì vậy, chính quyền địa phương phải sớm xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ; trong đó, cần chú trọng những dịch vụ có giá trị gia tăng lớn nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, tư vấn pháp luật và quảng cáo... Nhà nước cần quy hoạch, tạo môi trường và điều kiện pháp lý thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Riêng đối với ngành du lịch: trong những tháng đầu năm 2006, tỉnh đã đăng cai tổ chức lễ hội du lịch truyền thống Mekong festival đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế cả tỉnh và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; sự hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Mekong là động lực tốt để An Giang trở thành trục liên kết du lịch của khu vực. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cấp những trọng điểm du lịch: núi Sam – Châu Đốc; núi Cấm - Tịnh Biên; Tức Dụp - Tri Tôn; Ba Thê – Óc Eo, Lòng hồ - Thoại Sơn; Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên ... Giới thiệu, quảng bá và mở rộng liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng xã hội hóa.

+ Thêm vào đó, An Giang còn có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia nằm trên trục giao thông thuận lợi nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thủ đô Phnôm - Pênh _ Campuchia... là điều kiện tốt để đẩy mạnh kinh tế biên giới. Do vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm đầu tư kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh đàm phán, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, có cơ chế quản lý cửa khẩu thông thoáng và có chính sách ưu đãi để kích thích thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh giúp những doanh nghiệp thi đua sản xuất, mở rộng quan hệ giao thương, hợp tác giữa các nước.

Bên cạnh mở rộng giao lưu kinh tế, chính quyền cần phải chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh biên giới, chống buôn lậu, tội phạm và các tệ nạn xã hội.

+ Ngoài ra, chính quyền địa phương nên tăng cường, giúp đỡ ngân hàng thông qua việc triển khai kịp thời những chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế của địa phương; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước, quyền sở hữu tài sản… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

+ Chính quyền cần quan tâm hỗ trợ công tác thu hồi nợ ngân hàng đối với các doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả đúng kỳ hạn.

- Đối với NHNN Việt Nam:

+ Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa ngân hàng để giúp các chi nhánh có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ tín dụng một cách nhanh, đầy đủ và chính xác nhất. Trên cơ sở đó các ngân hàng có thể chủ động phối hợp cho vay một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng một cách thụ động dẫn đến rủi ro khi hoàn trả nợ.

+ Trong năm 2005, theo sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, việc phân nhóm nợ có thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự thay đổi này, góp phần giúp cho hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng quản lý và kiểm soát tốt hơn những khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, những quy định này chỉ được các ngân hàng áp dụng và đánh giá trên tổng thể, không có sự tách bạch từng đối tượng khách hàng như DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các chủ thể kinh tế khác. Vì thế, rủi ro tiềm ẩn trong việc thực hiện những quy định này có thể xảy ra. Do đó, NHNN nên có các quy định bổ sung đối với từng đối tượng cụ thể; qua đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

+ Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam biến động phức tạp, chỉ số giá hàng tiêu dùng luôn tăng cao và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế khiến lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam suy giảm, gây nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế cả nước và huy động vốn của ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN nên có những chính sách hợp lý để kiểm soát sự gia tăng của lạm phát, góp phần ổn định kinh tế.

- Đối với NHNo Việt Nam:

+ Các năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển ổn định. Đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhận thức của người tiêu dùng về thẻ đã thay đổi, một bộ phận không nhỏ đã xóa dần thói quen sử dụng tiền mặt thay vào đó là sử dụng thẻ khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Với ưu thế về thời gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả và phạm vi thanh toán rộng. Thẻ thanh toán đã trở thành công cụ thanh toán hiện đại, văn minh và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Phát triển nghiệp vụ thẻ là tất yếu khách quan và là việc làm rất cần thiết.

So với các ngân hàng khác, NHNo Việt Nam gia nhập thị trường Thẻ Việt Nam muộn hơn và là "người đi sau". Vì lý do đó, NHNo Việt Nam cần đẩy mạnh việc đầu tư vào lĩnh vực này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, ở một số chi nhánh

ngân hàng tại các tỉnh trong đó có An Giang do chưa được trang bị máy rút tiền tự động (ATM) nên chưa thu hút lượng khách hàng cá nhân, gây trở ngại cho các đơn vị trong huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ. Vì vậy, NHNo Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục mở rộng mạng lưới, cần giúp các chi nhánh có điều kiện tốt hơn nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế.

+ Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tín dụng về các nghiệp vụ có liên quan đến thị trường chứng khoán, thẩm định các dự án có quy mô lớn, Marketting... nhằm chủ động đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước và khu vực trong lĩnh vực tài chính – tín dụng.

- Đối với chi nhánh NHNo An Giang:

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

+ Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế An Giang nói riêng đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp vẫn rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, chi nhánh nên điều chỉnh lãi suất huy động theo chiều hướng tăng để kích thích công tác huy động vốn trong dân.

+ Một trong những sự kiện kinh tế nổi bật của năm 2005 là giá vàng tăng vọt vào cuối năm, trong những ngày của các tháng đầu năm 2006 giá vàng tiếp tục tăng rất cao và đạt kỷ lục mới. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ vẫn biến động thất thường và vẫn trong xu hướng tăng trước khi ổn định trở lại. Vì thế, tranh thủ tình hình này, chi nhánh nên tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đa dạng hóa các thể thức tiết kiệm bằng vàng để hấp dẫn người gửi.

+ Ba năm qua, chi nhánh đã hoàn thành khá tốt chủ trương và kế hoạch của tỉnh là giảm dần tỷ trọng cho vay nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực tế đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, An Giang là một tỉnh nổi tiếng bởi những bước nhảy vọt về nông nghiệp và 5 năm tới vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển theo chiều sâu, theo hướng CNH – HĐH. Muốn thế, đòi hỏi các doanh nghiệp tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ những

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)