Với định hướng chiến lược, mục tiêu và những giải pháp kinh doanh đúng đắn, trong thời gian qua, chi nhánh NHNo An Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành khá tốt các chỉ tiêu, kế hoạch, tạo đà phát triển cho những năm sắp tới.
Song song với việc đẩy mạnh cho vay mọi thành phần và mọi ngành kinh tế, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm và chú trọng.
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 131.549 6,80 172.81 7 8,43 282.952 11,34 Tổng dư nợ 1.935.000 100 2.051.00 0 100 2.495.000 100
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Biểu đồ 4.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005. 131.549 172.817 282.952 1.935.000 2.051.000 2.495.000 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Dư nợ (triệu đồng)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tổng dư nợ
Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, tuy nền kinh tế có nhiều phức tạp nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh vẫn cao, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, góp phần tăng thêm thu nhập toàn ngành.
Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ của chi nhánh thì tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân 38,36% mỗi năm và chiếm 6,80% trong tổng dư nợ của chi nhánh trong năm 2003; sang năm 2004, tỷ trọng này tăng lên 8,43% và năm 2005 là 11,34%. Tuy vậy, tỷ trọng này vẫn còn rất thấp, vì thế chi nhánh cần quan tâm và phát huy nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh để bắt kịp với xu thế phát triển chung của toàn tỉnh cũng như cả nước: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.
4.3.1 Phân tích thực trạng dư nợ phân theo thể loại:
Bảng 4.8: Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Thể loại
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh 2004 với 2003
So sánh 2005 với 2004 Số tiền trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọngTỷ Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Ngắn hạn 90.30 5 68,65 125.7 67 72,77 225.51 7 79,70 35.4 62 39,27 99.75 0 79,31 Trung hạn 41.24 4 31,35 47.0 50 27,23 57.43 5 20,30 5.8 06 14,08 10.38 5 22,07 Tổng số 131.54 9 100 172.8 17 100 282.95 2 100 41.2 68 31,37 110.13 5 63,73
Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Các năm qua dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng, mạnh nhất là năm 2005 với số tiền 225.517 triệu đồng, tăng 79,30% so năm 2004, tương đương 99.750 triệu đồng, chiếm 79,70% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh; trước đó năm 2004 so năm 2003, dư nợ này có tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn 39,27%, tương ứng 125.767 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,77%. Thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.8: Dư nợ cho vay phân theo thể loại
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong 3 năm: 2003, 2004 và 2005
90.305 125.767 225.517 41.244 47.050 57.435 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
Dư nợ (triệu đồng)
Ngắn hạn Trung hạn
Nguyên nhân của sự gia tăng là do yêu cầu của nền kinh tế ngày càng cao, người tiêu dùng càng ngày có những đòi hỏi tốt hơn về chất lượng cuộc sống. Vì thế, để đáp ứng cho những nhu cầu ấy cần phải có một lượng vốn khá lớn giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm mới cung cấp cho xã hội. Chính vì thế dư nợ vốn vay của các doanh nghiệp mỗi năm luôn tăng trưởng. Đặc biệt vào thời điểm kết thúc năm, nhu cầu vay vốn lưu động của các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng tăng mạnh trong những tháng trước và sau Tết âm lịch vì ngoài việc gia tăng sản xuất còn phải lo chi trả các khoản tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho nhân viên hoặc người lao động, tiền thanh toán nguyên, nhiên vật liệu trong khi tiền bán hàng của doanh nghiệp một bộ phận phải cho khách hàng gối đầu...
So với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn cũng gia tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng vẫn còn khiêm tốn. Năm 2004 đạt 47.050 triệu đồng, tăng 14,08% so năm 2003, tương ứng số tiền 5.630 triệu đồng; sang năm 2005 dư nợ tăng 22,07%, với 10.385 triệu đồng so năm 2004.
Phân tích theo thể loại thì dư nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn và có chiều hướng giảm: năm 2003 là 31,35% trong tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài
90.305 125.767 41.244 47.050 57.435 0 50.000 100.000 150.000 200.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
qua, tổng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh có tăng nhưng tập trung chủ yếu vào dư nợ vốn lưu động do nguồn vốn cho vay trung hạn rất hạn chế (cả vốn huy động trung hạn tại địa phương và NHNo Trung ương hỗ trợ), thêm vào đó thể loại cho vay này mau thu hồi vốn và rủi ro thấp hơn cho vay trung hạn.
Bảng 4.9: Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế. Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh 2004 với 2003
So sánh 2005 với 2004 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Nông nghiệp 15.995 12,16 1.000 0,58 6.630 2,34 -14.995 -93,75 5.630 563,00 Công nghiệp 21.539 16,37 26.588 15,39 100.116 35,38 5.049 23,44 73.528 276,55 Xây dựng - - - - 7.400 2,62 - - - - Thương nghiệp – dịch vụ 46.408 35,28 105.094 60,81 121.336 42,88 58.686 126,46 16.242 15,45 Thủy sản 1.000 0,76 9.517 5,51 14.500 5,12 8.517 851,7 4.983 52,36 Khác 46.607 35,43 30.618 17,72 32.970 11,65 -15.989 -34,31 2.352 7,68 Tổng số 131.549 100 172.817 100 282.952 100 41.268 31,37 110.135 63,73 Ngành kinh tế
Biểu đồ 4.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo ngành kinh tế Từ năm 2003 đến năm 2005. 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp- dịch vụ Thủy sản Khác Ngành Dư nợ (triệu đồng)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ngành Nông nghiệp:
Cùng với sự biến động của doanh số cho vay, dư nợ ngành nông nghiệp trong 3 năm qua cũng có sự thay đổi. Năm 2003, dư nợ cho vay đạt 15.995 triệu đồng; sang năm 2004 giảm xuống chỉ còn 1.000 triệu đồng, giảm 14.995 triệu, tương ứng tỷ lệ 93,75%; so năm 2004, dư nợ năm 2005 tăng lên đáng kể với tốc độ tăng 563%, tương đương 5.630 triệu đồng.
Mặc dù có sự tăng lên trong năm 2005, nhưng so với những ngành công nghiệp và thương nghiệp - dịch vụ tỷ trọng của nó có chiều hướng suy giảm: năm 2003 là 12,16% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh; năm 2004 chỉ còn 0,58% và năm 2005 là 3,34%. Vì thế có thể kết luận rằng trong thời kỳ này, chi nhánh đã hoàn thành khá tốt chủ trương và kế hoạch của tỉnh là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, song vẫn cố gắng đảm bảo duy trì dư nợ cho vay ở ngành này theo một tỷ lệ nhất định.
Ngành công nghiệp:
Dư nợ ngành công nghiệp tại chi nhánh trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, mặc dù tình hình kinh tế của tỉnh cũng như cả nước thường xuyên biến động và đã gặp không ít khó khăn: giá cả hàng hóa tăng cao, chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu...
Năm 2004, dư nợ đạt 26.588 triệu đồng, tăng 5.049 triệu đồng so năm 2003; với tỷ lệ 23,44%, chiếm tỷ trọng 15,38%; đến năm 2005, dư nợ tăng với tốc độ 423,4% so năm 2004, tương ứng số tiền 73.528 triệu đồng và trở thành ngành thứ hai có tỷ trọng cao trong dư nợ phân theo ngành kinh tế, đạt mức dư nợ 100.116 triệu đồng.
Từ phân tích trên cho thấy rằng, trong 3 năm qua, chi nhánh NHNo An Giang đã rất cố gắng trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ:
Tình hình dư nợ đối với ngành thương nghiệp - dịch vụ trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 có nhiều khởi sắc và đây vẫn là ngành có tỷ trọng cao trong dư nợ phân theo ngành kinh tế và đều tăng trưởng qua các năm.
Nếu năm 2003 dư nợ chỉ đạt 46.408 triệu đồng thì đến năm 2004 dư nợ tăng 105.094 triệu đồng, với tốc độ tăng 126,5%; so năm 2004, năm 2005 tăng 15,45%, tương đương 16.242 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được mở rộng.
Ngành thủy sản:
So với nông nghiệp, dư nợ thủy sản trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Dư nợ năm 2003 đạt 1.000 triệu đồng, chiếm 0,76% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh; năm 2004, đạt 9.517 triệu đồng, tăng 852% so năm 2003, với số tiền là 8.517 triệu đồng và chiếm 5,51% tổng dư nợ; năm 2005 là 14.500 triệu đồng, tăng 4.983 triệu đồng, với tỷ lệ 52,36% và chiếm 5,12% so năm 2004.
Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ ở lĩnh vực này so với một số ngành vẫn còn thấp, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có tại địa phương góp sức cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn để đưa ngành thủy sản An Giang tiến lên với những bước đi thật vững chắc: sản lượng gia tăng, đồng thời chất lượng sản phẫm cũng luôn được đảm bảo.
Ngành khác:
Đối với ngành khác, tình hình dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua diễn biến như sau:
Năm 2004, dư nợ đạt 30.618 triệu đồng, giảm 15.989 triệu đồng so năm 2003, với tỷ lệ 34,31%; năm 2005, dư nợ này giảm 2.352 triệu đồng, tương ứng 7,68% so năm 2004 và chiếm tỷ trọng 11,65%.
Nhìn chung, các năm qua dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng cả trong ngắn hạn lẫn trung hạn, nhưng tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn luôn nhanh hơn trung hạn; nguyên nhân như đã phân tích nói trên. Đối với chi nhánh tuy cho vay ngắn hạn lãi suất không cao, nhưng nhờ doanh số cho vay luôn tăng và tăng nhiều, khả năng thu hồi và luân chuyển vốn tương đối nhanh nên kinh doanh có hiệu quả.
4.4 Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Khi đánh giá chất lượng tín dụng, thông thường người ta xem xét nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng tín dụng thấp. Ngược lại, nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên, điều này chỉ mới là hiện tượng, nó chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện. Bởi chất lượng tín dụng còn phải được xem xét ở khía cạnh phục vụ chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của địa phương và nguồn vốn ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, kinh doanh có thật sự đáp ứng cho nhu cầu xã hội, các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra có thỏa mãn nhu cầu của thị trường hay người tiêu dùng không?
Bảng 4.10: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 10.693 28,87
10.61
9 30,95 17.799 43,41 Tổng nợ quá hạn 37.042 100
34.31
0 100 41.000 100 Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ, nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong 3 năm qua cũng có sự tăng lên tương ứng. Tỷ trọng nợ quá hạn các chủ thể kinh tế này ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh: năm 2003 là 28,87%, năm 2004 là 30,95%; đến năm 2005 tăng lên 43,41%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá cao, lớn nhất năm 2003 với 8,09%; sang năm 2004 giảm còn 6,14%; năm 2005 là 6,29%. Tất cả những điều đó thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này có chiều giảm sút, nợ tồn đọng nhiều dẫn đến hoạt động tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.10: Nợ quá hạn
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong 3 năm: 2003, 2004 và 2005
10.693 10.619 17.799 37.042 34.310 41.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Nợ quá hạn
(triệu đồng)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tổng nợ quá hạn
So năm 2003, tổng nợ quá hạn năm 2004 đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi nhánh NHNo An Giang có sự sụt giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm này rất thấp chưa đến 1% (0,69%), tương ứng số tiền là 74 triệu đồng. Năm 2005, nợ quá hạn đạt 17.799 triệu đồng, tăng 7.180 triệu đồng so năm 2004 với tốc độ tăng 67,61%.
Từ phân tích trên cho thấy, trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh không được khả quan, phần gia tăng thì quá cao trong khi tỷ lệ suy giảm không đáng kể. Chi nhánh cần thận trọng hơn trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, trước khi tiến hành xét duyệt cho vay nên kiểm tra và thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng một cách chính xác và khách quan; tăng tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo; giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính thiếu lành mạnh và hoạt động kém hiệu quả. Thường xuyên thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn.
Bảng 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Thể loại
Bảng 4.12: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Ngành kinh tế
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh 2004 với 2003 So sánh 2005 với 2004 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nông nghiệp 5.16 0 48,26 - - - - Công nghiệp 668 6,25 322 3,03 7.100 39,89 -346 -51,80 6.778 2.104,97 Xây dựng - - - - Thương nghiệp- dịchvụ 205 1,92 5.457 51,39 8.128 45,67 5.252 2.561,95 2.671 48,95 Thủy sản - - - - Khác 4.660 43,58 4.840 45,58 2.571 14,44 180 3,86 -2.269 -46,88 Tổng số 10.693 100 10.619 100 17.799 100 -74 -0,69 7.180 67,61
Những năm qua, chi nhánh NHNo An Giang đã luôn nổ lực phấn đấu, tích cực tìm kiếm các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn xuống mức giới hạn cho phép nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Kết quả ở một số ngành không còn tồn tại nợ quá hạn như xây dựng