Cơ cấu khách theo quốc tịch

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và hoạt động thu hút khách của khách sạn Bạch Đằng (Trang 49 - 53)

BẢNG SỐ 06

CƠ CẤU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN KHÁCH SẠN BẠCH ĐẰNG THEO QUỐC TỊCH

(Đơn vị: lượt khách)

Quốc tịch Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lượt khách (%) Tỷ trọng/ Tổng lượt khách quốc tế Lượt khách (%) Tỷ trọng/ Tổng lượt khách quốc tế Lượt khách (%) Tỷ trọng/ Tổng lượt khách quốc tế Trung Quốc 4.481 33,19 4.844 36,55 5.380 36,66 Đài Loan 1.086 8,04 950 7,17 1.000 6,82 Hàn Quốc 1.024 7,59 1.250 9,43 1.050 7,15 Pháp 1.709 12,67 1.084 8,18 1.125 7,67 Các nước khác 5.200 38,51 5.125 38,67 6.120 41,70 Tổng lượt khách quốc tế 13.500 100 13.253 100 14.675 100 (Nguồn: Khách sạn Bạch Đằng)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng khách Trung Quốc đến khách sạn là nhiều nhất, lượt khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượt khách quốc tế của khách sạn. Khách Hàn Quốc, Đài Loan chiếm số lượng không nhiều trong tổng lượng khách của khách sạn. Nhưng khách sạn vẫn đẩy mạnh khai thác nguồn khách ở các nước trong khu vực nên lượng khách này cũng ổn định, ít biến đổi.

Khách du lịch Pháp là những người có khả năng thanh toán cao và yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng cao nên khách sạn cũng lưu tâm phục vụ đối tượng khách này. Ngoài ra, các đổi tượng khách ở các nước khác tuy số lượng không nhiều và thời gian lưu trú ngắn nhưng khách sạn vẫn phải đẩy mạnh việc thu hút khách sạn

Ta cần so sánh tình hình biến động lượt khách Trung Quốc trong 3 năm 2006 - 2007 - 2008.

BIỂU ĐỒ SỐ 05

SỐ LƯỢT KHÁCH TRUNG QUỐC PHỤC VỤ CỦA KHÁCH SẠN

(Đơn vị tính: lượt khách)

Nhận xét:

Số lượng khách du lịch quốc tế từ nhiều quốc gia khác nhau đến với khách sạn không ổn định. Trong 3 năm 2006-2007-2008 thì lượng khách Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tồng số lượt khách. Đây là một thành công lớn của khách sạn bởi vì khách sạn đã xác định thị trường Trung Quốc là thị trường “ổn định và lâu dài” nên có thể khách sạn tập trung khai thác thị trường này một cách tương đối hiệu quả.

Năm 2006

Tổng lượt khách quốc tế đến khách sạn là 13.500 lượt, trong đó số lượt khách Trung Quốc là 4.481 lượt, chiếm 33,19% trong tổng lượt khách quốc tế đến khách sạn Bạch Đằng. Điều đó chứng tỏ khách sạn đã bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, đi vào khai thác thị trường Trung Quốc là thị trường mục tiêu. Song lượng khách đến khách sạn vẫn chưa ổn định.

Năm 2007

Đây là thời điểm mà khách sạn mới bước vào cổ phần hóa chưa lâu (năm 2004, khách sạn bắt đầu cổ phần hóa), hoạt động kinh doanh chưa đi vào ổn định vì khách sạn còn phải bắt tay vào công tác tổ chức, đầu tư mua sắm trang thiết bị bổ sung cho quá trình phục vụ khách. Bên cạnh đó, khách sạn nằm ở khu vực có nhiều khách sạn khác với các chính sách ưu tiên, giảm giá đã thu hút một số công ty lữ hành gửi khách sang lưu trú nên khách sạn có lượng khách thấp nhất trong 3 năm. Lượng khách quốc tế đến khách sạn giảm đi so với năm 2006 là 247 lượt, song số lượt khách Trung Quốc là 4.844 lượt, chiếm 36,55% trong tổng lượt khách quốc tế, tăng 3,36% so với năm 2006.

Năm 2008

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngày càng có nhiều công ty được thành lập, họ mời những chuyên gia nước ngoài về nghiên cứu công tác nên nhu cầu lưu trú (thậm chí dài hạn) ngày một tăng. Thêm vào đó, môi trường du lịch ở Hải Phòng được khuyến khích nên thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Chính vì vậy mà tổng lượt khách đến với khách sạn là 19.723 lượt, tăng 3.570 lượt khách so với năm 2007, trong đó tổng lượt khách quốc tế là 14.675 lượt.

Số lượng khách Trung Quốc ngày càng tăng, năm 2008 lượt khách Trung Quốc là 5.380 lượt chiếm tỷ trọng 36,66% trong tổng lượng khách quốc tế, tăng 0,11% so với năm 2007. Thị trường khách Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lượt khách nhưng khách Trung Quốc có khả năng thanh toán

không cao, chi tiêu khá tiết kiệm và sinh hoạt chưa có nề nếp, vì thế công tác phục vụ đòi hỏi nhân viên phải lao động với cường độ cao hơn phục vụ các khách khác. * Tình hình khách nội địa của khách sạn Bạch Đằng như sau:

Khách nội địa chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng lượt khách phục vụ của khách sạn Bạch Đằng.

Nếu như năm 2006, khách nội địa đến với khách sạn là 1.700 lượt thì năm 2007, lượt khách nội địa của khách sạn là 2.900 lượt, tăng so với năm 2006 là 1.200 lượt. Tuy mức tăng không nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng đối với khách sạn trong những năm đầu cổ phần hóa. Năm 2008, lượt khách nội địa là 5.048 lượt, tăng gấp 0,74 lần so với năm 2007, chiếm 1/4 trong tổng lượt khách phục vụ của toàn khách sạn. Khách nội địa đến với khách sạn thường là khách công vụ đến Hải Phòng công tác hoặc ký kết hợp đồng, tuy khả năng thanh toán không cao nhưng điều kiện phục vụ của khách sạn phù hợp với họ. Điều này chứng tỏ rằng khách sạn đã quan tâm đến việc thu hút khách đến với khách sạn, góp phần tăng đáng kể lượng khách đến sử dụng các dịch vụ của khách sạn. Khách sạn cần phát huy hơn nữa các chiến lược để thu hút khách và nên chuyển hướng mở rộng thị trường khách nội địa, khai thác hoạt động lữ hành chủ động đón khách từ các hãng lữ hành quốc tế chủ yếu là các hãng ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và hoạt động thu hút khách của khách sạn Bạch Đằng (Trang 49 - 53)