Ho ạt động 5.1: Đánh giá báo cáo nghiên cứu tác động

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động trong giáo dục (Trang 79 - 81)

C ấu trúc báo cáo

Ho ạt động 5.1: Đánh giá báo cáo nghiên cứu tác động

Một bản báo cáo tốt là phương tiện đắc lực và hiệu quả để trình bày kết quả của một nghiên cứu tác động. Mọi hoạt động và kết quả tốt của nghiên cứu tác động cần được báo cáo đúng cách để truyền đạt ý nghĩa của nghiên cứu tới những người quan tâm. Trong phần này chúng ta sẽ bàn cụ thể về báo cáo nghiên cứu tác động.

Trước hết, các kết quả nghiên cứu tác động là điều mà giáo viên - người nghiên cứu rất quan tâm. Họ muốn biết liệu ảnh hưởng của tác động là tốt, trung bình hay không tốt. Trong thực tế, ảnh hưởng của tác động sẽ trả lời cho vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, kết quả nghiên cứu tác động là điều mà lẫnh đạo nhà trường, đồng nghiệp và những người nghiên cứu khác quan tâm. Dựa trên các kết

quả nghiên cứu, có thể xác định các hoạt động sau nghiên cứu hoặc ra quyết định.

Có rất nhiều dịp để chia sẻ và thảo luận về các kết quả nghiên cứu. Có thể là trong các cuộc họp khoa, hội thảo chuyên đề nội bộ nhà trường, hội nghị chuyên đề của quận, hội thảo cấp quốc gia hay quốc tế, và trên các tạp chí giáo dục.

Người nghiên cứu cần ghi lại một cách trung thực mục đích, quá trình và kết quả của nghiên cứu tác động. Tài liệu này chính là cơ sở của việc truyền đạt thông tin. Sau đó, có thể điều chỉnh về mặt nội dung cũng như văn phong báo cáo cho phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Các ni dung cơ bn ca báo cáo nghiên cu tác động

Để đạt được mục đích trong việc báo cáo nghiên cứu tác động, giáo viên - người nghiên cứu cần biết các nội dung cơ bản của báo cáo. Những nội dung này không thay đổi, cho dù người đọc có thể có nhu cầu khác nhau về nội dung và văn phong. Các phần cơ bản của báo cáo nghiên cứu tác động gồm:

• Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào? Vì sao vấn đề lại quan trọng? • Giải pháp cụ thể là gì? Các kết quả dự kiến là gì?

• Tác động nào đã được thực hiện? Trên đối tượng nào? Và bằng cách nào? • Đo các kết quả bằng cách nào? Độ tin cậy của phép đo ra sao?

• Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì? Vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết chưa? • Có những kết luận và kiến nghị gì?

4Mụcđích của báo cáo nghiên cứu tác động Mụcđích của báo cáo nghiên cứu tác động

• Đểtrình bày kết quảnghiên cứu với lãnh đạo nhà trư ờng, đồng nghiệp và những người làm nghiên cứu khác

• Chứng minh bằng tư liệu vềquy trình và các kết quảnghiên cứu

Î Báo cáo nghiên cứu tácđộng bằng văn bản là một dạng báo cáo phổbiến.

nhà trường thường quan tâm đến kết quả nghiên cứu nhiều hơn là quá trình thực hiện. Cha mẹ học sinh có thể muốn đọc báo cáo bằng ngôn ngữđơn giản.

Tuy nhiên, các đồng nghiệp giáo viên - người nghiên cứu và các nhà nghiên cứu chuyên môn khác thường muốn biết thông tin chi tiết về nghiên cứu tác động, như vấn đề nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, và phân tích dữ liệu. Họ cũng có thể muốn đánh giá giá trị của nghiên cứu để xem xét cách thực hiện một nghiên cứu tương tự.

Cu trúc báo cáo

Cấu trúc đầy đủ của một báo cáo nghiên cứu tác động bao gồm các thành phần sau:

Tên đề tài

Có thể viết tên đề tài trong phạm vi 15 từ. Tên đề tài cần đưa ra một bức tranh rõ ràng về nội dung nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện. Có thể viết tên đề tài cuối cùng vì có thể cần chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình viết báo cáo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động trong giáo dục (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)