Công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

- Tác giả: Được trình bày trong phần chú thích, ngắn gọn.

2.2.3.Công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục

Theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố của các tổ chức UNESCO, SGK và thiết bị dạy học là một trong 3 yấu tố quyết định chất lượng giáo dục bên cạnh hệ thống giáo dục và đội ngũ giáo viên. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề then chốt của cải cách giáo dục và cải tiến SGK là giải quyết một trong những vấn đề trung tâm của Cải cách giáo dục.

Từ trước tới nay, có hai phương diện cơ bản trong dạy học các môn nói chung là hệ thống kiến thức, kĩ năng. Trước nay, theo phương pháp dạy học cũ, vì chú trọng vào Kiến thức nên SGK nói chung là tập trung trả lưòi câu hỏi: Dạy cái gì và học cái gì? SGK có phần hướng dẫn học bài nhưng chủ yêu là những gợi ý mang tính áp đặt. Với SGK từ giai đoạn 1900 đến 2000, bên cạnh các bài học chính có câu hỏi gợi ý tìm hiểu, riêng phần học thêm, nhiều bài soạn Hướng dẫn học thêm theo hướng bình giảng. Theo cách viết đó, không tạo “độ mở” cho quá trình tiếp nhận của HS. Điều đó phản ánh quan niệm truyền thống, dạy văn chủ yếu là nhằm làm cho HS thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn chương. Cái hay, cái đẹp ấy lại do chính giáo viên cung cấp bằng cách thuyết trình, thuyết giảng. Đó là cách giảng dạy theo quan niệm lấy người học làm trung tâm.

Đến những SGK biên soạn sau năm 2000, đã bỏ hẳn lối định hướng theo kiểu trình bày sẵn nội dung tác phẩm mà đặt ra nhiều câu hỏi (tự luận và trắc nghiệm) để HS tư duy nhiều hơn, đưa ra nhiều câu hỏi yêu cầu HS trình bày cảm nhận cũng như cách lí giải của người học. Đây là một sự đổi mới trên tinh thần phục vụ cách dạy văn: Dạy cách đọc - cách giải mã văn bản. SGK được soạn theo nguyên tắc tích hợp (theo chiều dọc và theo chiều ngang). Bộ SGK cũ (biên soạn trước năm 2000) chia môn văn thành 3 loại sách: Sách văn học, sách Tiếng Việt, Sách Tập làm văn. Các bộ SGK mới (biên soạn theo chương trình thí điểm) đã tinh gọn trong 1 bộ với tên gọi Ngữ văn. Các băn bản đọc hiểu còn là kiến thức phương tiện để dạy Tiếng Việt và Tập làm văn và theo đó, kiến thức về văn bản được khai thác sâu hơn, kết hợp với việc rèn kỹ năng đọc, tự lĩnh hội các tác phẩm ngoài chương trình. Những tác phẩm Đường thi được giảng dạy trong mối liên quan chặt chẽ với kiến thức về từ Hán Việt (ở chương trình

THCS) và là Luật thơ Đường (ở chương trình PTTH), những kiến thức bổ trọ rất hữu dụng đối với việc đọc - hiểu thơ Đường.

Sự thay đổi về cách trình bày (hình thức lẫn nội dung) đều cho thấy người biên soạn đã quán triệt quan điểm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đó là hệ quả kế thừa từ thành tựu tâm lí học hoạt động và mĩ học tiếp nhận, coi HS là ban đọc sáng tạo và quá triình tiếp nhận của HS trong nhà trường là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích cuối cùng là trang bị cho HS những tri thức để tự đọc văn dưới sự định hướng của người thầy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 69 - 71)