Bối cảnh văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 61 - 65)

- Tác giả: Được trình bày trong phần chú thích, ngắn gọn.

2.2.1.Bối cảnh văn hoá xã hộ

Tại sao việc xem xét nội dung SGK , đặc biệt là SGK môn Ngữ văn lại phải quan tâm đến bối cảnh văn hoá xã hội? “ SGK ra đời cho nhà trường được ví như “vầng trán cộng đồng”, là nơi trau dồi học vấn sang trọng, là cuốn sách học chung của giáo viên và học sinh, là tài liệu dạy học quan trọng, là bộ phận cấu thành quá trình giảng dạy khoa học. Trên bình diện chân lí, SGK chứa đựng những tri thức cơ bản, chính xác nhất và được nhân loại tin cậy nhất”( Văn hoá

SGK, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hội thảo

khoa học quốc tế - SGK trong xã hội hiện đại).

Vai trò của môn Ngữ văn trong chương trình học phổ thông nói chung đã được xem trọng từ xưa. Môn Ngữ văn là một môn học độc lập thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức về tiếng Việt và văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Qua môn học này, HS được trang bị những hiểu biết về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống tinh thần và tình cảm của con người.

Mục tiêu của giảng dạy Ngữ văn cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục trong trường phổ thông nói chung. Giáo dục phổ thông là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự tiếp nối giáo dục mầm non và chuẩn bị cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục Đại học, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhận lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu chung nhất là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ

bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để HS đủ điều kiện tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dù trong thời đại nào, giáo dục cũng phải hướng đến đào tạo một đội ngũ những con người thực sự có ích cho xã hội, nói cách khác, đáp ứng được nhu cầu của xã hội thời đại đó. Chương trình được soạn thảo trên cơ sơ tìm hiểu hoàn cảnh xã hội từng thời kì, đặc điểm về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội thời kì đó.

Một vấn đề có tính nguyên lí đó là: Việc dạy văn ở bất kì chế độ nào, thời đại nào cũng phải nhằm vào mục tiêu xây dựng con người cho chế độ đó. Ở Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, thực tế giảng dạy môn học luôn bám sát mục tiêu đào tạo của nhà trường và dựa trên nguyên lí giáo dục của Đảng nhằm đáp ứng một mức độ đáng kể nhiệm vụ chính trị và cuộc sống ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1975 - 1979: Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước nhà thống nhất, chúng ta đang đứng trước những khó khăn phức tạp của buổi đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong toàn quốc. Giáo dục giai đoạn này gắn chặt với sự nghiệp cách mạng XHCN. Các môn chính trị, đạo đức và các môn KHXH giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt tri thức thế giới quan khoa học, về chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời quá trình giáo dục cũng là một cuộc đấu tranh gay gắt nhằm đẩy lùi những tàn dư của tư tưởng tư sản còn khá sâu đậm trong một bộ phận nhân dân vùng mới giải phóng, nhằm dẩy lui những biểu hiện của suy thoái tư tưởng nảy sinh trong qua trình vận động kinh tế trông giai đoạn đầu của thời kì quá độ. “ SGK văn thời kì này cần vạch cho HS thấy rõ những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa Mac - Lênin. Đặc biệt cần vạch rõ bản chất tư tưởng phản động của chủ nghĩa Mao Trạch Đông, sự phản bội lớn nhất, tệ hại nhất và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH. (Tr. 16,

Tiến trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khuyến trong SGK văn bậc THPT từ năm 1975 đến nay, Nguyễn Thị

Thu Hiền, Khoá luận tốt nghiệp 2006). Các tác phẩm được chọn giảng chủ yếu phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất trong mọi hoàn cảnh. Những tình cảm đời thường với cha mẹ anh em, bạn bè, những rung động thẩm mĩ

trước thiên nhiên rất ít ỏi. Các tác phẩm văn học thời kì này chủ yếu là những áng văn chương ca ngợi khích lệ tinh thần chiến đấu, thể hiện tình yêu nước, lòng căm thù giặc. Qua tìm hiểu, chúng tôi không tháy nội dung Đường thi trong chương trình SGK ở giai đoạn này.

Từ năm 1990 đến năm 2000, chủ trương đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội VI năm 1986 đi vào đời sống thực sự đã tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ về tư duy: Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng không giáo điều, cứng nhắc. “Giáo dục Việt Nam không phải đào tạo con ngưòi chính trị công dân mà là đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có đạo đức cách mạng, có tinh thần nhân văn, có năng lực chuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” (Tr. 17, Tiến trình đổi mới chương trình và phương

pháp dạy học về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khuyến trong SGK văn bậc THPT từ năm 1975 đến nay, Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoá luận tốt nghiệp 2006). SGK văn

giai đoạn này thể hiện tư tưởng “không thể là phiên bản của cuốn đạo đức học, nặng về hô hào lí thuyết” (GS. Nguyễn Đức Nam), thực sự trả lại “bản chất thẩm mĩ cho môn văn”. Các tác phẩm được giảng dạy thiên về hướng khai thác tính thẩm mĩ và tính nhân văn, chống lại lối dạy học xã hội học tầm thường hay chính trịi hoá một cách thô bạo. Chính vì thế, các tác phẩm đưa vào giảng dạy đa dạng hơn, thiên về nhiều nội dung tư tưởng, tình cảm với tính đa dạng, phong phú của con người.

Đường thi đã chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông giai đoạn này. Tuy có một số thay đổi nhỏ ở từng bộ sách được biên soạn thí điểm vào năm 1997 đối với hai ban KHTN, KHTN-KT và ban KHXH nhưng nhìn chung đã giới thiệu được những tác phẩm mang tính tiêu biểu cho đặc sắc thơ Đưòng của những tác giả nổi bật nhất, ưu tú nhất. Đó là: Hành lộ

nan, Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư sơn bộc bố, Thái liên khúc ( Lí Bạch), Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Tuyệt cú (Đỗ Phủ) trong chương trình THCS

(lớp 9).Trong chương trình THPT cung cấp thêm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh

Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tảo phát Bạch Đế thành (Lí Bạch), Thu hứng, Đăng cao, Nguyệt dạ (Đỗ Phủ), Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tì bà hành (Bạch Cư Dị).

Từ năm 2000 đến nay, đất nước phát triển mau chóng theo xu thế hội nhập. Đối tượng của nền giáo dục không chỉ chịu tác động từ môi trường trong

nước. Cuộc cách mạng CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa người học tiếp xúc với cả nhân loại. Suy nghĩ của con người không chỉ chịu ảnh hưởng từ giáo dục nhà trường mà bị chi phối bởi quá nhiều thông tin từ khắp nơi trên hành tinh này. Chúng ta đang trên con đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Yêu cầu của xã hội đối với nền giáo dục là phải đào tạo một lớp người lao động có tư duy phê phán và khả năng sáng tạo, tổng hợp, thay đổi và ứng dụng thông tin. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục được phổ biến “ Giáo dục là quốc sách”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nhiều chính sách nhà nước dành cho giáo dục được ban hành, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng chương trình và biên soạn lại SGK. Sự ra đời của một hệ SGK văn của thế kỉ mới là một đòi hỏi và hiện tượng mang tính quy luật.

Trong điều kiện xã hội đang chuyển biến từ mô hinh khép kín sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng, mở rộng liên hệ với các nền giáo dục trên thế giói thì SGK bên cạnh tăng cường hơn nữa tính hiện đại và tính thực tiễn là một tiêu chí không kém phần quan trọng thì còn phải thể hiện được định hướng về tính giao lưu quốc tế. Bộ sách mới (THCS và PTTH) không chỉ giới thiệu với bạn bè thế giới những thành tựu, những tác giả, tác phẩm đặc sắc của văn học Việt Nam mà còn nối rộng vòng giao lưu bằng cách lựa chọn những tác phẩm văn học nước ngoài để đưa vào chương trình nhiều hơn. Ngoài những tác phẩm đã có trong SGK chương trình cũ, còn thêm những tác phẩm mới: Đi bộ ngao du (Ru - xô), Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) trong chương trình Ngữ văn 6. Sang chương trình Ngữ văn 7, đó là một loạt các bài thơ Đường: Vọng Lư

sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ) vốn

được giảng dạy ở lớp 9 trong chương trình cũ, và thêm Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), bài đọc thêm Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế). ở lớp 8, có giới thiệu vở hài kịch Mô-li-e với trích đoạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, truyện

Hai cây phong (Ai-tma-tôp). Lớp 9 có Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đê-phô).

Xét riêng bộ phận thơ Đường, đã thấy phạm vi tác giả tác phẩm được mở rộng: Bên cạnh hai tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ, SGK đưa thêm vào 1 tác phẩm học chính thức Hồi hưong ngẫu thư (Hạ Tri Chương) và 1 tác phẩm đọc thêm

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn các tác phẩm Đưòng thi để giảng dạy trong chương trình phổ thông đã phản ánh một phần rất rõ chủ trương giáo dục, nguyên lí giáo dục của từng giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Mục đích của việc thay đổi theo hướng bổ sung thêm tác phẩm của các tác giả khác vào chương trình không phải gây nên sự quá tải mà nhằm giúp HS có một cái nhìn rộng hơn về thành tựu của Đường thi. Hiện tượng chuyển Đường thi từ nội dung chương trình lớp 9 xuốn chương trình lớp 7 cũng là một sự đổi mới tích cực. Lớp 6, HS đã bắt đầu học những tác phảm văn học nước ngoài của Nga, Pháp. Vậy thì Trung Quốc với một nền thi ca đồ sộ và ảnh hưởng nhiều tới văn chương nước nhà ngay từ những tác phẩm đầu tiên của nền văn học viết, cũng cần được giới thiệu. Thứ nhất, sốm cung cấp cho các em những kiến thức rất sơ đẳng về văn học nước láng giềng, thứ hai làm giàu vốn văn hoá nói chung, làm giàu tâm hồn các em bằng những áng thơ văn ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 61 - 65)