Chế độ kế toán áp dụng

Một phần của tài liệu Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (Trang 28)

Hệ thống chứng từ: Phiếu thu (3 liên); phiếu chi (2 liên); hóa đơn giá trị gia tăng (3 liên); phiếu xuất nhập kho (3 liên); biên bản sản xuất (4 liên); biên bản đấu trộn (4 liên); hợp đồng mua bán (4 liên); biên bản thanh lý (4 liên); ủy nhiệm chi (4 liên); ủy nhiệm thu (4 liên); hợp đồng xây dựng; bảng thanh toán lương, thưởng; bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.

Hệ thống tài khoản được Công ty sử dụng là hệ thống tài khoản do bộ Tài Chính qui định và chi tiết thêm nhằm phục vụ cho việc quản lý tại Công ty.

Phương pháp kế toán: Tại các xí nghiệp của Công ty kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá trị nhập xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: theo phương pháp Nhật ký chung và dùng công cụ máy tính để hổ trợ cho việc tính toán.

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.…. (SƠ ĐỒ 6)

3.4 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ANGIMEX QUA 3 NĂM 2003, 2004, 2005 CHỨNG TỪ GỐC SỔ, THẺ CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT NHẬT KÝ CHUNG SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Ghi hàng ngày, định kỳ Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng (định kỳ)

CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng doanh thu 1.129.344.057 1.135.044.343 1.459.241.531 5.700.286 0,50% 324.197.188 28,56% DT từ xuất khẩu 890.531.209 893.573.087 1.158.390.465 3.041.878 0,34% 264.817.378 29,64% Các khoản giảm trừ 277.520 348.120 17.074 70.600 25,44% -331.046 -95,10% Giảm giá hàng bán 277.520 348.120 70.600 25,44% -348.120 -100,00%

Doanh thu thuần 1.129.066.537 1.134.696.223 1.459.224.457 5.629.686 0,50% 324.528.234 28,60%

Giá vốn hàng bán 1.058.422.301 1.045.582.759 1.329.934.780 -12.839.542 -1,21% 284.352.021 27,20% Lợi tức gộp 70.644.236 89.113.464 129.289.677 18.469.228 26,14% 40.176.213 45,08% Chi phí bán hàng 52.943.563 60.252.509 85.236.615 7.308.946 13,81% 24.984.106 41,47% Chi phí QLDN 7.702.389 7.695.309 15.566.521 -7.080 -0,09% 7.871.212 102,29% LN thuần từ HĐKD 9.998.284 21.165.646 28.486.541 11.167.362 111,69% 7.320.895 34,59% Doanh thu HĐTC 6.799.434 8.280.493 4.366.104 1.481.059 21,78% -3.914.389 -47,27% Chi phí HĐTC 9.381.082 14.426.414 16.452.740 5.045.332 53,78% 2.026.326 14,05% LN từ HĐTC -2.581.648 -6.145.921 -12.086.636 -3.564.273 138,06% -5.940.715 96,66% Thu nhập khác 722.776 1.588.531 10.320.824 865.755 119,78% 8.732.293 549,71% Chi phí khác 1.107.295 169.753 1.058.524 -937.542 -84,67% 888.771 523,57% LN khác -384.519 1.418.778 9.262.300 1.803.297 -468,97% 7.843.522 552,84% Tổng LN trước thuế 7.032.117 16.438.503 25.662.205 9.406.386 133,76% 9.223.702 56,11% Thuế TNDN 2.230.649 4.785.068 7.158.417 2.554.419 114,51% 2.373.349 49,60%

Lợi nhuận sau

BIỂU ĐỒ 1: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ QUA 3 NĂM

4.801.468 11.653.435 18.503.788 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000

Lợi nhuận sau thuế

Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt khá cao và đều tăng lên cho thấy công ty đang hoạt động rất có hiệu quả nhất là về mặt xuất khẩu gạo. Lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng 142,71% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 58,78% so với năm 2004 .

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy: doanh thu thuần của năm 2004 tăng 0,5% nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 1,21% so với năm 2003 và doanh thu năm 2005 tăng lên rất nhiều so với năm 2004 (28,6%) nhưng giá vốn hàng bán lại tăng thấp hơn (27,2%) điều này cho thấy rằng công ty đã kiểm soát chi phí sản xuất và chi phí hàng bán rất tốt, cho thấy doanh thu thuần tăng lên nhưng giá vốn hàng bán chẳng những không tăng mà còn giảm. Chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng lên rất đáng kể.

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2003 = =

Tổng doanh thu = 4.801.468.000/1.129.344.057.000 = 0,425%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2004 = 1,027% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2005 = 1,268%

→Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ở 3 năm đều tăng lên một cách đáng kể, tăng cao nhất là năm 2004 so với 2003.

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2003 = =

Vốn chủ sở hữu = 4.801.468.000/42.936.330.136 = 11,18%

2004 2005

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2005 = 18.503.788.000/74.006.306.457 = 25%

→Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở cả 3 năm đều tăng lên đáng kể, điều này cho thấy rằng Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (Công ty là doanh nghiệp nhà nước) một cách có hiệu quả, vượt các chỉ tiêu đã đề ra ở năm trước đó.

Nhìn chung, trong 3 năm qua Công ty đang hoạt động rất có hiệu quả và có một cơ cấu tài chính rất tốt đảm bảo cho các kế hoạch kinh doanh sắp tới của Công ty.

3.5 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2005 DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung

Với nguồn hàng cân đối đủ cung cầu, giá cạnh tranh, cùng với nhu cầu cao trên thế giới đã chấp cánh cho hạt gạo ANGIMEX về đích với thắng lợi, chỉ tiêu lợi nhuận tiếp tục đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Cùng với cả nước, lần đầu tiên Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo đạt kim ngạch cao nhất 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là 310.000 tấn (không tính nhận ủy thác xuất khẩu 27.200 tấn). Điểm nổi bật trong năm nay là công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi qua các khách hàng tập đoàn trong điều kiện cực kỳ khó khăn của thị trường gạo: lúc thông lúc bế.

Song song đó, cùng với việc kinh doanh thương mại (xe Honda, phụ tùng, phân bón), công ty hướng về kinh doanh dịch vụ sửa chữa và kinh doanh mạng điện thoại S-Fone đã góp phần tăng doanh thu và đem lại thắng lợi cho công ty.

3.5.1 Kết quả thực hiện của khối kinh doanh lương thực

Năm 2005 là năm Công ty tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng lẫn kim ngạch với số lượng 333.800 tấn, kim ngạch đạt 77.000.000 USD.

Thị trường Châu Phi (153.000 tấn chiếm 53%) là thị trường chủ lực trong năm 2005 với các khách hàng tập đoàn được duy trì và mở rộng (The Rice Company, Capezzana, Ovlas). Thị trường lớn thứ 2 của Công ty là thị trường Châu Á (119.500 tấn chiếm 40%) là thị trường tiềm năng mà Công ty dần từng bước mở rộng thị phần sang HongKong và Nhật Bản, trong đó thị trường Singapore với việc đóng gói nhỏ 5kg được hình thành (100 tấn). Thị trường Iran được khai phá trực tiếp (19.000 tấn chiếm 6,5%) là thành tựu vượt bậc của Công ty trong công tác bán hàng.

Thị trường cho mặt hàng nếp vẫn bị thu hẹp lại ảnh hưởng bởi thị trường Indo còn đóng cửa. Thị trường cho Jasmine lại sụt giảm do yếu tố chất lượng chung trên thị trường nội địa không đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt công ty mở rộng được mặt hàng xuất khẩu tấm nếp 1.182 tấn, là mặt hàng lần đầu tiên công ty chưa kinh doanh.

Số lượng mua so năm 2004 tăng 119% cùng với tốc độ tăng của bán hàng. Trong đó mua bao xuất tăng 250% so năm 2004 do ảnh hưởng bởi điều kiện vay vốn khó khăn và chiến lược tồn kho dự trữ phù hợp.

3.5.2 Kết quả thực hiện của khối kinh doanh thương mại

Bộ phận thương mại đã trải qua một năm đầy khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhưng với nổ lực phấn đấu nên đã đạt được hiệu quả đáng phấn khởi. Biết khai thác tốt thời cơ kinh doanh phân bón, khai thác nhu cầu phụ tùng của thị trường, nhất là sự năng

động, thích nghi nhanh chóng các phương thức bán xe Honda. Vì vậy ngoài việc tiêu thụ hết kế hoạch do Honda phân phối, cửa hàng còn chủ động xin thêm chỉ tiêu, góp phần tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

- Doanh số bán: 128.662 tỷ, đạt 99,27% so chỉ tiêu kế hoạch.

- Tổng lãi cả năm: 1.543 triệu, đạt 51,43% so với năm 2004 và 60,55% so kế hoạch 2005.

Các mặt hàng: phân bón, xe Honda, phụ tùng đều có mức lợi nhuận cao nhất là mặt hàng phụ tùng có mức tăng trưởng lớn (bằng 180% năm 2004)

Mô hình cửa hàng bách hóa tiêu dùng nhỏ lẻ mang tính phục vụ của thương nghiệp quốc doanh không còn phù hợp, không mang lại hiệu quả. Vì vậy công ty đã quyết định giải thể 03 cửa hàng và tổ đại lý, sát nhập cửa hàng thương mại 02 vào cửa hàng thương mại và DVSCX Angimex.

Với mục tiêu nâng tỷ trọng thương mại – dịch vụ nên tháng 11 năm 2005 công ty hợp tác mở đại lý S-Fone. Bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, do vùng phủ sóng hẹp chưa thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên với công nghệ viễn thông CDMA đang được sự quan tâm chú ý của nhiều người, hy vọng năm 2006 được đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, điện thoại S- Fone sẽ chinh phục được nhiều khách hàng.

3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2006

3.6.1 DỰ báo tình hình kinh doanh lương thực năm 2006

- Mậu dịch gạo thế giới năm 2006 dự báo sẽ giảm xuống còn 25,5 triệu tấn thấp hơn năm 2005 khoảng 2 triệu tấn (tức giảm 8%), do sức mua thấp hơn của các thị trường nhập khẩu hàng đầu vì sản lượng sản xuất tăng, chủ yếu là phụ vùng Sahara Châu Phi, Philippines, Bangladest, Indonesia và Ả Rập Saudi.

- Cung cấp gạo toàn cầu được dự kiến giảm 2% trong niên vụ 2005/2006 và tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến giảm năm thứ năm liên tiếp. Các nước xuất khẩu lớn như: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan dự kiến xuất khẩu ít gạo vào năm 2006, Mỹ dự kiến duy trì ở mức gần kỷ lục của năm 2005, chỉ Thái Lan dự kiến tăng việc giao hàng trong năm 2006.

Khuynh hướng chung của thị trường sẽ ảnh hưởng giảm đến số lượng xuất khẩu của Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm mạnh từ 5,2 triệu tấn năm 2005 xuống còn 4 - 4,2 triệu tấn trong năm 2006. Trong 2 tháng cuối năm 2005, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan tương đối ổn định, dự đoán năm 2006 sẽ tăng hơn so với 2005. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo cùng loại của Thái Lan nên xu hướng kéo được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.

Tình hình sản xuất trong nước: Dự kiến thu hoạch Đông Xuân sớm ở ĐBSCL bắt đầu vào tháng 1 và 2/2006, tuy nhiên lượng lúa hàng hóa 2 tháng đầu năm chưa nhiều nên tiến độ giao hàng cho các hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trúng thầu Philippines 340.000 tấn vào cuối năm còn khó khăn.

3.6.2 Mục tiêu năm 2006

Để ổn định và tăng trưởng bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, năm đầu tiên dưới dạng Công ty cổ phần mục tiêu của Công ty năm 2006 như sau:

các hoạt động thương mại dịch vụ nhằm từng bước tăng doanh thu trên lĩnh vực này lên 50% doanh thu của cả Công ty.

- Lợi nhuận đạt 20 tỷ.

- Đầu tư cho công nghệ đóng gói nhỏ gạo 5 kg đáp ứng những yêu cầu về số lượng dù là nhỏ nhất và bằng cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất với giá cả phù hợp, từng bước hoàn thiện dần cung cấp gạo cao cấp cho thị trường Siêu thị nước ngoài và trong nước.

- Nghiên cứu mở rộng ngành hàng mới.

- Tiếp tục liên kết với Saigon Co-op Mark để cho ra đời một Trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm lớn nhất tỉnh An Giang nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng kế hoạch biến khu thương mại này thành nơi giải trí và mua sắm cuối tuần thân thuộc đối với người dân.

CHƯƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY ANGIMEX

4.1 KHÁI QUÁT CHUNG

4.1.1 ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH

Công ty ANGIMEX sản xuất gạo xuất khẩu là chủ yếu, công ty sẽ thu mua gạo từ nông dân, nhà máy xay xát ở các huyện, thị và sau đó đem chế biến lại (lau bóng, tách hạt…) để đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Do đó đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành chính là gạo xuất khẩu.

Công ty có tất cả 4 xí nghiệp (XN1, XN2, XN3, XN4) và 1 nhà máy Châu Đốc chế biến lương thực được đặt ở nhiều nơi trong tỉnh. Để dễ dàng và thuận lợi khi theo dõi, kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty áp dụng phương pháp: tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được tập hợp cho phân xưởng sản xuất của từng xí nghiệp. Công ty phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động bao gồm 3 loại chi phí sau: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung.

Mỗi xí nghiệp của công ty đều chế biến ra các loại thành phẩm sau: gạo 5%, gạo 10%, gạo 15%, gạo 20%, gạo 25% tấm và đơn vị tính giá thành là 1 kg gạo.

Do việc nhập – xuất hàng diễn ra liên tục hàng ngày với số lượng lớn nên công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi kịp thời và chặt chẽ lượng hàng hóa lưu chuyển tại các nhà máy và xí nghiệp.

4.1.2 KỲ TÍNH GIÁ THÀNH

Quá trình chế biến gạo xuất khẩu có chu kỳ sản xuất ngắn nên công ty chọn tính giá thành là được thực hiện hàng tháng (thường là vào cuối tháng).

Vào cuối mỗi tháng, các chứng từ và biên bản sản xuất ở mỗi xí nghiệp và nhà máy sẽ được gởi về phòng kế toán công ty, kế toán giá thành tiến hành tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và tính giá thành cho mỗi thành phẩm ở từng xí nghiệp.

4.1.3 QUÁ TRÌNH THU MUA LÚA, GẠO CÁC LOẠI TẠI CÔNG TY ANGIMEX ANGIMEX

4.1.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

SƠ ĐỒ 8: QUI TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI XÍ NGHIỆP

Nông dân Nhà máy xay

xát tư nhân kinh doanh Các đơn vị lương thực của

Thương lái, hàng xáo

Công ty xuất nhập khẩu An Giang

Khi có lệnh sản xuất, nhà máy sẽ thực hiện những bước chuẩn bị như sau:

- Đội trưởng điều động cho công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần sản xuất để tổ máy chuẩn bị vận hành máy.

- Chuẩn bị vận hành máy: Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị và đồ dùng an toàn lao động.

- Vận hành máy: Quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hóa đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự chuyển hóa về số lượng lẫn chất lượng của nguyên liệu. Quy trình vận hành máy được thực hiện như sau:

* Công đoạn I: Cho thiết bị khởi động chạy không tải theo trình tự nhất định, đồng thời kiểm

tra hoạt động của máy, cần lưu ý là không được khởi động cùng lúc hai hay nhiều động cơ vì điều này làm cho dòng điện tăng lên rất nhiều lần kích nhảy.

* Công đoạn II: Mở van nạp liệu (hộc gạo) cho nguyên liệu qua các máy. Đường đi của

nguyên liệu gắn liền với cách bố trí thiết bị và được mô tả như sau:

+ Nguyên liệu được nạp vào qua xốc (bộ phận làm sạch) để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt. Trong khâu làm sạch nguyên liệu, mức độ làm sạch tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu đưa vào mà chủ yếu là độ ẩm của hạt gạo.

+ Nguyên liệu sau khi làm sạch qua hệ thống máy xát trắng (qua máy xát trắng 1 hoặc 2 hoặc cả 2 máy) tùy theo nguyên liệu đưa vào và yêu cầu thành phẩm thu được.

Trong khâu này tùy theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, tỷ lệ hạt vàng, hạt đỏ…) tổ điều hành sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu mẫu gạo và hạn chế được tỷ lệ gạo gãy nhằm tăng cường tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm.

Một phần của tài liệu Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (Trang 28)