Tình hình sử dụng KTQT tại nhà máy thuốc lá An Giang

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 62 - 68)

- Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để

3. Quyết định về giá bán:

1.1 Tình hình sử dụng KTQT tại nhà máy thuốc lá An Giang

Kế toán không thuần tuý là công việc ghi chép và lưu trữ dữ liệu, mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho công tác quản lý, cho người ra quyết định.

Vì vậy, Tại nhà máy thuốc lá An Giang bên cạnh sử dụng KTTC nhà máy đã có ứng dụng KTQT trong các quyết định kinh doanh nhưng việc ứng dụng chỉ mang tính chất tương đối chưa có sự phân chia rõ ràng. Nhà máy đã sử dụng KTQT để làm các công việc như: Hàng năm kế toán thực hiện lập các kế hoạch dự toán về tiền mặt, nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ, các khoản chi phí....Bên cạnh nhà náy cũng có tính điểm hòa vốn (Doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn) đối với từng sản phẩm nhưng chỉ tính bình quân cho một năm để có thể có các quyết định sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Sử dụng KTQT vào trong từng tình huống kinh doanh khác nhau như quyết định thuê gia công nguyên vật liệu, tính toán chi phí giữa thuê gia công và tự gia công nhà máy nhận thấy thuê gia công là giảm chi phí đầu vào hơn nên khi mua nguyên vật liệu thô nhà máy đã thuê gia công thành sợi rồi mới mang về nhập kho. Tất cả các quyết định, lập kế hoạch dự toán đều dựa trên nền tảng thông tin, chất lượng của quyết định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, mà việc cung cấp sử lý thông tin này chủ yếu dựa vào kỹ thuật phân tích của KTQT, từ đó cho thấy Nhà máy đã phần nào ứng dụng KTQT vào công tác kế toán của mình.

1.2 Đánh giá việc ứng dụng KTQT vào việc ra quyết định tại Nhà máy

Ngày nay, kế toán không dừng lại ở việc cung cấp thông tin mang tính nguyên tắc mà còn đòi hỏi phải linh hoạt, kịp thời, hữu ích. Đồng thời thông tin kế toán cũng phải đảm bảo tính đơn giản, nhanh chóng nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong môi trường kinh doanh mới. Như vậy, có thể nói môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là cơ sở khách quan cho sự ra đời của KTQT. Kế toán quản trị tồn tại song hành cùng KTTC và trở thành một công cụ kinh tế tài chính giúp các nhà quản trị trong qua trình ra quyết định. Qua phân tích trên ta thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà máy thuốc lá An Giang ta thu được kết quả như sau:

KTQT cung cấp thông tin cho những nhà quản trị bên trong doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu quản lý và ra các quyết định kinh doanh, ngược lại KTTC cung cấp thông tin cho những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn như Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp ra bên ngoài là bảng báo cáo theo KTTC, còn cung cấp cho nội bộ Nhà máy là Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (KTQT). Nhà máy thuốc lá Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 theo KTTC cung cấp ra bên ngoài cho thấy nhà máy hoạt

động lãi 929.645.590 đồng không thấy được mức lợi nhuận của từng sản phẩm, nhưng nếu là bảng báo cáo theo KTQT phục vụ cho nội bộ nhà máy ta thấy sản phẩm Jensol lỗ (10.436.980) đồng, mà ta biết sản phẩm này có tỷ lệ số dư đảm phí cao có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nếu doanh thu tăng nhiều (vượt qua điểm hòa vốn). Từ đó nhà quản trị có thể có các quyết định thích hợp có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm Jensol không?

Thông tin của KTTC mang tính quá khứ, KTQT sử dụng thông tin của KTTC làm cơ sở cho các ước đoán trong tương lai, trong kỹ thuật phân tích C-V-P cho phép nhà quản trị ước đoán được các sản lượng khác nhau (doanh thu khác nhau) để đạt được các mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Trong quá trình khảo sát lợi nhuận của Bastion khi tăng sản lượng lên (vượt qua điểm hoà vốn) thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng bằng mức sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị. Bên cạnh khi lập các kế hoạch (doanh thu, nguyên vật liệu, chi phí, lợi nhuận...) nhà quản trị cần một khối lượng lớn các thông tin dự báo như sản lượng tiêu thụ, giá bán, năng lực sản xuất (vốn, nguyên vật liệu, giờ máy)...Tổ chức, điều hành và kiểm soát quá trình quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xem có đúng như kế hoạch ban đầu đã đề ra, thông tin kết hợp giữa thức tế với dự báo để nhà quản trị kịp thời điều chỉnh đảm bảo tiến độ kế hoạch

Kiểm soát chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó kiểm soát chi phí là một vấn đề rất quan trọng, bằng cách chia chi phí ra thành bất biến và khả biến, từ đó dể dàng thấy được kết cấu chi phí của toàn bộ doanh nghiệp cũng như của từng sản phẩm riêng biệt, thấy được điểm mạnh điểm yếu của từng sản phẩm, sản phẩm nào nên tiếp tục nâng cao sản xuất vì các sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì khi doang thu thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong phân tích cơ cấu chi phí từng sản phẩm của Nhà máy Jensol là sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn 8,7% trong khi Bastion là 5,8% do vậy khi doanh thu tăng lên 10% thì tốc độ tăng lợi nhuận của Jensol tăng cao hơn. Trong năm 2005 nhà máy có xu hướng tăng sản xuất Jensol do đây là sản phẩm mới thâm nhập thị trường và đã được thị trường chấp nhận.

Thông tin của KTQT linh hoạt và có chọn lọc còn thông tin của KTTC đòi hỏi phải chú trọng chuẩn mực. Trong quản lý nhà quản trị cần những thông tin mang tính linh hoạt phục vụ cho việc ra quyết định như trong một số trường hợp đặc biệt nhà quản trị cần phải biết những chi phí nào không thể tránh được hay các chi phí như nhau ở mọi phương án thì phải được loaị bỏ quá trình ra quyết định.

Đối với quyết định ngừng sản xuất kinh doanh sản phẩm bị thua lỗ như Jensol ta thấy chi phí lương nhân viên là chi phí tránh được khi ngừng sản xuất cho nhân viên thôi việc, nhưng các chi phí như: chi phí tiền ích tính chung cho cả Nhà máy, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và quản lý (định phí) không tránh được. Qua phân tích nếu như ngừng sản xuất thì thiệt hại càng nhiều hơn 36.680.783 đồng, do đó không thể ngừng sản xuất mà phải tìm cách tăng sản lượng tiêu thụ của Jensol lên.

KTQT không những sử dụng thông tin tài chính mà còn sử dụng thông tin phi tài chính nhưng KTTC chỉ sử dụng các thông tin tài chính. Như khi quyết định ngừng sản xuất kinh doanh ở một bộ phận bị thua lỗ ngoài việc tính toán các chi phí bù đắp ảnh hưởng đến lợi nhuận còn phải tính đến các vấn đề ảnh hưởng đến nhân viên, khách hàng và xã hội như thất nghiệp...

Thông tin KTQT không đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối và tuân thủ các chuẩn mực kế toán nhưng KTTC thì phải chính xác tuyệt đối và tuân thủ chuẩn mực vì đòi hỏi tính linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời cho các dự báo tương lai nên thông tin của KTQT không thể chính xác tuyệt đối được. Bên cạnh đó thông tin của KTTC phải được sắp xếp trình bày cho người bên ngoài doang nghiệp sử dụng nên phải tuân thủ chuẩn mực còn KTQT phục vụ bên trong doanh nghiệp nên chỉ cần trình bày dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị. Trong điều kiện sản xuất hạn hẹp ta thấy Bastion tạo ra số dư đảm phí cao nhất có thể chọn để sản xuất duy nhất Bastion nhưng ta thấy nếu chỉ sản xuất có một sản phẩm thì rõ ràng là hiệu quả không cao mà cần có những thông tin dự báo về thị trường kịp thời, linh hoạt trong từng thời kỳ để kết hợp sản xuất tạo một kết cấu các sản phẩm hợp lý mang lại nhuận tối ưu nhất cho Nhà máy.

Qua đó cho thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà đã thu được những kết quả nhất định giúp cho nhà máy giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng hiện nay nhà máy vẫn chưa sử dụng KTQT vào tất cả các tình huống kinh doanh mà chỉ tính toán chủ yếu theo sự đánh giá chủ quan của bản thân. Bên cạnh như việc lập các kế hoạch trong từng quý, xác định điểm hòa vốn của từng sản phẩm trong một năm, việc thuê gia công nguyên vật liệu Nhà máy cũng đã ứng dụng KTQT để thực hiện, nhưng mặt khác thì Nhà máy vẫn chưa có bộ phận KTQT chuyên nghiên cứu về KTQT vẫn chưa sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí, chưa có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, không biết kết cấu chi phí, giá bán của sản phẩm cũng dựa trên chi phí toàn bộ...Cho nên có nhiều vấn đề cần ra quyết định thì sự phân tích chỉ mang tính chất ước đoán thiếu cơ sở khoa học. Vì vậy Nhà máy nên xây dựng bộ phận KTQT hoàn chỉnh trong

bộ máy kế toán của mình, sẽ giúp ích rất lớn cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.

KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Sự ra đời của KTQT nhằm giải quyết những nhu cầu thông tin kinh tế trong tình hình mới mà KTTC không thể đảm trách. Đó là những thông tin được cung cấp một cách linh hoạt, kịp thời, hữu ích, đơn giản, dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay KTQT chỉ mới được đề cập ứng dụng trong thời gian gần đây. Do đó, việc ứng dụng KTQT ở các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng tạo cho nhà quản trị có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Sau đây là một vài kiến nghị để xây dựng bộ phận KTQT trong doanh nghiệp

2. KIẾN NGHỊ

Thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất và nội dung của KTQT. Vì vậy việc tổ chức mô hình KTQT đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa có một quy định nào cụ thể về ranh giới giữa KTQT và KTTC. Vì vậy, việc xác định nội dung của KTQT chủ yếu phụ thuộc vào nhà quản trị doanh nghệp. Tuy nhiên KTQT cũng có bản chất, nội dung và đối tượng chung của kế toán.

Để tổ chức KTQT đạt hiệu quả, cần dựa trên các cơ sở sau

•Yêu cầu quản lý đơn vị: Trong doanh nghiệp yêu cầu quản trị rất phong phú, đa dạng vì vậy nội dung của KTQT ở các doanh nghiệp thì khác nhau. .

•Đặc thù của lĩnh vực kinh doanh: Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà xây dựng mô hình KTQT cho phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.

•Nội dung và phạm vi của KTTC: Những thông tin KTTC đã phản ánh, đã cung cấp cho nhà quản lý thì KTQT không phản ánh nữa. Trường hợp nhà quản lý cần thêm thông tin mà KTTC chưa đáp ứng thì KTQT phải phản ánh cung cấp cho nhà quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh kịp thời và nhanh chóng.

Đối với bản thân Nhà Máy đã có sử dụng KTQT vào trong việc ra quyết định nhưng không có sự tách biệt rỏ ràng nên Nhà máy cứ nghĩ là chưa áp dụng nó vào việc ra quyết định. Theo tình hình hiện nay tại nhà máy phòng kế toán tài vụ có 04 người: Kế toán trưởng 01 người, kế toán chi tiết 01 người, kế toán thanh toán 01 người và 01 thủ quỹ. Vì vậy nếu muốn có thêm bộ phận KTQT cần tăng thêm nguồn nhân sự cho phòng kế toán tài vụ, thuê thêm 01 người làm công tác KTQT do nhà máy kinh doanh cũng với quy mô nhỏ cho nên không cần phải thuê quá nhiều người. Người kế toán mới này sẽ kết hợp với Kế toán trưởng để lập các kế hoạch hoạt động cho nhà máy,

theo dõi tiến độ hoạt động, đồng thời báo cáo với Ban giám đốc nếu tiến độ thức hiện hoạch không đúng thì có thể điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Đồng thời phải luôn phối hợp với toàn thể các phòng ban để cập nhật thông tin cung cấp kịp thời cho nhà quản lý khi có nhu cầu cần sử dụng cho việc ra quyết định.

Ngoài ra, để sử dụng KTQT tốt hơn cần:

 Phải nâng cao nghiệp vụ KTQT thông qua các cuộc bồi dưởng nghiệp vụ kế toán

 Nhà máy phải không ngừng cập nhật nâng cao công nghệ kỹ thuật để xây dựng một định mức kỹ thuật để việc tách chi phí thành biến phí và định phí chính xác vì KTQT chủ yếu sử dụng các định mức để tính toán.

 Bên cạnh nhà máy đã sử dụng phần mềm kế toán, vì vậy có thể xây dựng KTQT dựa trên phần mềm để ứng dụng.

Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán có thêm KTQT

Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán có KTQT

KTQT chủ yếu sử dụng các thông tin do KTTC cung cấp để làm các ước tính kế toán cho tương lai vì thế đòi hỏi KTQT và KTTC cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau

Người kế toán làm công tác KTQT sẽ thiết lập sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí từ đó lập các báo cáo theo số dư đảm phí cho thấy được kết cấu của từng mặt hàng, ta có doanh thu Bastion chiếm 91,78% ; An Giang hộp chiếm 7,37% ; Jensol chiếm 0,85% (Ta xét có 3 sản phẩm). Nhưng 2 sản phẩm AG hộp và Jensol có tỷ lệ số dư đảm phí cao do đó khi có điều kiện mở rộng sản xuất nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó biết được kết cấu chi phí ảnh hưởng đến kết cấu lợi nhuận như thế nào?

SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 66 Kế toán chi tiết Thủ quỹ kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán quản trị

Vì vậy để tổ chức thực hiện KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc kế thừa các thành tựu về kế toán quản trị ở các nước phát triển để hệ thống hóa nội dung KTQT ở nước ta cần phải thực hiện các biện pháp:

- Về chính sách kế toán: Cần phải có một chính sách kế toán có cả KTTC và KTQT, phải có các văn bản ban hành hướng dẫn cụ thể việc sử dụng KTQT. Mặt khác, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức KTQT. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của KTQT trong việc giúp các doanh nghiệp ra các quyết định trong ngắn hạn

- Đối với các doanh nghiệp:

o Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý của các quản trị để tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế, các nhà quản trị cần đưa ra các yêu cầu về thông tin và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định. Mặt khác các nhà quản trị phải lập được các kế hoạch trong dài hạn hoặc ngắn hạn là chiến lược phát triển cho công ty mình.

o Cần phải tổ chức lại bộ máy kế toán kết hợp chặt chẻ giữa KTTC và KTQT, KTQT sẽ dựa trên thông tin của KTTC và những thông tin lượng hóa để ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, các thông tin của KTQT sử dụng làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: nguồn nhân lực, thị trường, tài chính, sản xuất….các thông tin này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế hệ thống thông tin trong KTQT phải đồng bộ thống nhất để nhà quản trị có thể kịp thời đưa ra các quyết định.

o Phải xây dựng một hệ thống định mức kỹ thuật tiên tiến để vận dụng một

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)