Kết cấu hàng bán:

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 42 - 44)

- Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để

Đồ thị C-V-P

2.2.6 Kết cấu hàng bán:

Khái niệm: Là quan hệ tỉ lệ doanh thu của các sản phẩm được bán ra trên tổng số thu nhập của doanh nghiệp

Kết cấu mặt hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm hòa vốn, doanh thu an toàn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, sự thay đổi kết cấu mặt hàng kéo theo sự thay đổi của điểm hoà vốn doanh thu an toàn và ảnh hưởng đến cả lợi nhuận của doanh nghiệp.Yếu tố gây nên sự thay đổi kết cấu hàng bán thường là do biến động của thị trường, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng....Vì vậy, khi xem xét các nhà quản trị cần phải quan tâm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của cả doanh nghiệp.

Ta có: Báo cáo thu nhập có kết cấu hàng bán như sau:

SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 42

Sản lượng hòa vốn 619.563

Doanh thu hòa vốn 1.035.555.229

Doanh thu an toàn 213.500.329

Tỷ lệ số dư an toàn 26%

Thời gian hoàn vốn 453

Đơn vị tính: đồng

Doanh thu hòa vốn:

Tỉ lệ số dư đảm phí CM% = 7% Doanh thu hòa vốn Shv = F / CM%

= 5.624.666.567 / 7% = 80.352.379.528

Qua báo cáo thu nhập trên ta thấy An Giang hộp và Jensol là sản phẩm có số dư đảm phí cao, Bastion là sản phẩm có số dư đảm phí nhỏ. Ở đây do không xem xét đến các sản phẩm khác cho nên Tổng ta xem như là toàn nhà máy. Mặt khác, ta có doanh thu Bastion chiếm 91,78% ; An Giang hộp chiếm 7,37% ; Jensol chiếm 0,85%.

Giả sử trong năm 2005 nhu cầu thi trường có sự biến đổi doanh thu của Jensol tăng lên còn Bastion thì giảm xuống nhưng doanh thu vẫn không tăng. Ta có kết cấu mặt hàng mới như: Bastion chiếm 77 % DT ; An Giang hộp 17% ; Jensol chiếm 6%.

Ta có báo cáo thu nhập mới:

Đơn vị tính: đồng

SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 43

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT 89.251.616.850 100 7.169.796.250 100 822.054.900 100 97.243.468.000 100 BP 83.031.049.615 93 6.605.463.900 92 760.003.014 92 90.396.516.529 93 CM 6.220.567.235 7 564.332.350 8 62.051.886 8 6.846.951.471 7 DP 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 5.624.666.567 EBIT 1.076.751.828 155.970.056 (10.436.980) 1.222.284.904 Chỉ tiêu Sản phẩm Tổng

Bastion An Giang hộp Jensol

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

74.877.470.360 100 16.531.389.560 100 5.834.608.080 100 97.243.468.000 10069.658.737.577 93 15.230.209.220 92 5.394.189.277 92 90.283.136.074 92,8 69.658.737.577 93 15.230.209.220 92 5.394.189.277 92 90.283.136.074 92,8 5.218.732.783 7 1.301.180.340 8 440.418.803 8 6.960.331.926 7,2 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 5.624.666.567 74.917.376 892.818.046 367.929.937 1.335.665.359 Sản phẩm Tổng

Doanh thu hòa vốn:

Tỉ lệ số dư đảm phí CM% = 7,2% Doanh thu hòa vốn Shv = F / CM%

= 5.624.666.567 / 7,2% = 78.120.268.986

Nhận xét: Khi thay đổi kết cấu các mặt hàng ta thấy doanh thu hòa vốn giảm khi tăng tỷ lệ các sản phẩm như AG hộp và Jensol có số dư đảm phí lớn vì khi tăng doanh thu của các sản phẩm có số dư đảm phí lớn làm cho tỷ lệ số dư đảm phí của cả doanh nghiệp cũng tăng lên theo (ban đầu là 7% sau khi thay đổi kết cấu hàng bán tỷ lệ số dư đảm phí tăng lên 7,2%). Khi đó doanh thu an toàn tăng và làm tăng lợi nhuận của Nhà máy. Trong kỳ tới, nếu không có gì thay đổi thì Doanh nghiệp nên hướng ưu tiên cho sản phẩm An Giang hộp và Jensol khi có quyết định lựa chọn.

Kết luận:

Ảnh hưởng của kết cấu đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng khác nhau. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng mặt hàng có số dư đảm phí nhỏ thì số dư đảm phí bình quân tăng lên. Vì vậy, doanh thu hòa vốn của các doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Mặt khác, khi tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên thì khi tăng doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Sự thay đổi lợi nhuận và doanh thu hòa vốn trong trường hợp này là do sự thay đổi của kết cấu mặt hàng.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 42 - 44)