- Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để
2. Ra quyết định dựa trên việc sử dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P)
chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P)
2.1 Ý nghĩa của việc phân tích
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là việc phân tích mối quan hệ nội tại để tìm ra một sự kết hợp hiệu quả nhất giữa các nhân tố: giá bán sản phẩm, khối lượng hoạt động, biến phí của một đơn vị sản phẩm, định phí hoạt động và kết cấu chi phí cũng như kết cấu của sản lượng tiêu thụ nhằm tìm ra khả năng tạo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp
Mục đích của việc phân tích C-V-P là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này,dựa trên dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện được việc phân tích cần phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và định phí, hiểu rỏ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm rỏ một số khái niệm cơ bản trong phân tích.
Phân tích mối quan hệ C-V-P có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…
2.2 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P2.2.1 Số dư đảm phí 2.2.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp được chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và cho một đơn vị sản phẩm
Nếu gọi: Q sản lượng s giá bán
v chi phí khả biến một đơn vị sản phẩm F chi phí bất biến
P Lợi nhuận
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí: (1)
Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 SP Doanh thu sQ s Chi phí khả biến vQ v Số dư đảm phí (s - v)Q s -v Chi phí bất biến F Lợi nhuận (s - v)Q – F Nhận xét:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động Q = 0 => Lợi nhuận: P = -b ; nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ bằng chi phí bất biến
- Khi doanh nghiệp hoạt động ở mức sản lượng Qh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến => Lợi nhuận: P = 0 ; nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
- Tại sản lượng Q1>Qh => Lợi nhuận: P1 = (s -v) Q1 - F - Tại sản lượng Q2>Qh => Lợi nhuận: P2 = (s - v) Q2 – F Như vậy: Khi sản lượng tăng 1 lượng là: ∆Q = Q2 – Q1
Lợi nhuận tăng 1 lượng là: ∆P = P2 - P1
=> ∆P = (s – v)(Q2 – Q1)
Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị
Chú ý:Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn
Nhà máy thuốc lá An Giang ta có số liệu năm 2004 của 03 sản phẩm như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Sản phẩm
Bastion An Giang hộp Jensol
Sản lượng bán ra 54.091.889 6.909.700 530.358
Giá bán (1sp) 1.650 1.550 1.550
Biến phí (1sp) 1.535 1.428 1.433
Định phí 5.143.815.407 308.362.294 52.488.866
Ta có báo cáo thu nhập năm 2004 của Nhà máy thuốc lá An Giang
Đơn vị tính: đồng
Nhận xét: Khi xem xét cả yếu tố định phí riêng cho từng sản phẩm, ta thấy
Bastion và An Giang hộp đều mang lại lợi nhuận cho nhà máy trong đó Bastion mang lại lợi nhuận cao nhất, sản phẩm còn lại là Jensol thì lỗ, nhưng khi loại bỏ ảnh hưởng của định phí chung ta thấy cả 3 loại sản phẩm đều đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận và giúp trang trải định phí chung của doanh nghiệp.
Giả sử trong năm 2005 sản lượng tiêu thụ tăng 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận tăng hơn thêm so với năm 2004 là:
Ta có: Bastion: (54.091.889 x 10%) x (1.650 – 1.535) = 622.056.724 đồng
An Giang hộp: ( 5.909.700 x 10%) x (1.550 – 1.428) = 72.098.340 đồng
Jensol: (530.358 x 10%) x (1550 – 1437) = 5.993.045 đồng
Từ đó cho thấy sản lượng bán ra tăng thêm 10% thì lợi nhuận tăng thêm. Với sản phẩm Jensol thì khi sản lượng bán ra tăng lên sẽ làm giảm lỗ và khi sản lượng bán ra vượt khỏi điểm hoà vốn thì nó chính là lợi nhuận của công ty
Trong cả ba sản phẩm ta thấy Bastion có số dư đảm phí lớn nhất cho nên khi tăng doanh thu lên 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận của Bastion tăng cao nhất. Từ đó cho thấy sản phẩm có số dư đảm phí cao thì lợi nhuận tăng cao hơn.
SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 28