II. Giải pháp cụ thể
4. xuất của nhóm tác giả
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Bát Tràng đã nhận thức được sự cần thiết của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng
đã có những đầu tư cho việc xây dựng website của công ty mình. Tuy nhiên sau khi sựđầu tư này không mang lại hiệu quả, kỳ vọng của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng về lợi ích của TMĐT hầu như đã không còn. Vì thế khó có thể thuyết phục những doanh nghiệp này bỏ vốn đầu tư một lần nữa và ngay cả khi họ chấp nhận đầu tư, thì cũng khó mang lại hiểu quả bởi hiểu biết hạn chế về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Về phía Nhà nước và địa phương, cũng đã có đầu tư và dự án cụ thể để hỗ trợ những doanh nghiệp nhưng hiệu quả thậm chí còn thấp hơn hoạt động tự phát của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quảứng dụng TMĐT đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng, ngoài sự nỗ lực của 2 bên là các doanh nghiệp gốm sứ và nhà nước, địa phương thì còn cần có sự tham gia của một bên thứ 3, một doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.
Ứng dụng thương mại điện tử phải trải qua nhiều giai đoạn, nâng cao dần hiệu quả và trình độ, nhận thức của doanh nghiệp. Quá trình đó đòi hỏi phải có sự tham gia của một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Thế nhưng thật khó để dung hòa lợi ích của các bên, khi mà doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng không còn mặn mà với đầu tư cho TMĐT còn doanh nghiệp TMĐT không tìm thấy lợi ích khi đầu tư vào mặt hàng này. Vai trò của nhà nước làm cầu nối giữa các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng và
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
doanh nghiệp TMĐT chính là yếu tố quyết định, nhất là là việc đầu tư trong giai đoạn ban đầu.
Nhóm tác giả xin đề xuất kiến nghị một mô hình ứng dụng TMĐT cho làng nghề Bát Tràng, trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng, nhà nước và một doanh nghiệp TMĐT tư nhân.
Giaiđoạn1. Xây dựngwebsite mới, hiệu quả nhằm quảngbá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng
Nhà nước cần cấp vốn ngân sách hoặc nguồn vốn viện trợ, phối hợp với địa phương, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng hợp tác để đầu tư cho doanh nghiệp TMĐT xây dựng một website chung quảng bá cho làng nghề Bát Tràng và các sản phẩm gốm sứ. Mục đích của website này là quảng bá thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng”, nhất là tại thị trường nước ngoài. Nội dung của website giới thiệu về làng nghề Bát Tràng, gallery ảnh các sản phẩm của làng nghề (chưa mang mục đích thương mại), giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bát Tràng. Mô hình này tương tự như một số website: www.hoianhandicraft.com (Xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An),... Do
đặc thù của sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên website được thiết kế phải có tính thẩm mỹ cao, gallery trưng bày ảnh các sản phẩm phái có hình ảnh chất lượng, mang tính nghệ thuật và đa dạng. Đây là điều mà những website trước
đây về gốm sứ Bát Tràng chưa làm được. Hơn nữa, website này phải đảm bảo tốc độ truy cập cao bởi số lượng ảnh được dùng rất lớn, tên miền quốc tế, đa ngôn ngữ để dễ dàng quảng bá ra thị trường nước ngoài. Chi phí thiết kế một website như thế là quá lớn đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Do đó Nhà nước cần hỗ trợ vốn, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng phối hợp cung cấp thông tin và doanh nghiệp TMĐT thực hiện.
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Xây dựng và duy trì tốt hoạt động của website là chưa đủ, việc quảng bá website cũng đóng vai trò quan trọng để tạo ra hiệu quả. Chỉ khi có nhiều người biết đến website, nhất là tại thị trường nước ngoài, thì đầu tư mới mang lại hiệu quả và thương hiệu gốm sứ Bát Tràng mới đến được với khách hàng. Chính vì không biết cách quảng bá mà website của những doanh nghiệp Bát Tràng trước đây sau khi lập ra được một thời gian thì bị bỏ không, không có người truy cập cũng như không có đơn đặt hàng nào. Muốn quảng cáo ra thị
trường nước ngoài cần chi phí rất lớn, hoạt động lâu dài, đây là nhiệm vụ của doanh nghiệp TMĐT. Việc quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều kênh, quảng cáo qua search engine cần chấp nhận chi phí để giữđược thứ hạng cao và đăng ký những từ khóa tiếng Anh thông dụng, thông qua các cổng giao tiếp điện tử, sàn giao dịch, tổ chức xúc tiến của được ngoài, qua email…
Đồng thời liên kết website với website các công ty du lịch để, thu hút được nhiều khách truy cập hơn.
Khi đánh giá thấy số người truy cập vào website đủ đông và ổn định, hoạt động sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn 2. Ngược lại, nếu website không mang lại hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân, do nội dung không tốt hay chưa quảng bá được website qua internet để đưa ra những giải pháp cụ thể khắc phục. Trong giai đoạn này, Nhà nước phối hợp với địa phương, Hiệp hội làng nghề nhằm đào tạo kiến thức TMĐT cho doanh nghiệp, tuyên truyền về lợi ích của việc ứng dụng TMĐT. Doanh nghiệp TMĐT dần tạo mối liên kết với các doanh nghiệp gốm sứ nhằm tạo tiền đề cho việc triển khai sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2. Xây dựng sàn giao dịch B2B
Thực tế cho thấy việc các doanh nghiệp gốm sứ tự bỏ kinh phí để xây dựng website khó có thể mang lại hiệu quả, tham gia sàn giao dịch B2B
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
không những giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mà còn tận dụng
được các công cụ, các mối quan hệ của sàn giao dịch. Hiện tại, Việt Nam đã có rất nhiều sàn giao dịch điện tử, nhưng cũng chỉ nhiều về số lượng, thiếu chất lượng thực sự, thiếu những sàn chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ. Các sàn vừa hoạt động vừa xây dựng, lại thiếu các bên tham gia, chưa đủ sức thực hiện quảng bá ở thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng dù có tham gia những sàn này thì cũng không đem lại hiệu quả đáng kể. Như
trường hợp của Công ty cổ phần Gốm sứ 51, một doanh nghiệp lớn và đi tiên phong trong ứng dụng TMĐT ở Bát Tràng, sau khi website của công ty www.cps51.com ngừng hoạt động, Gốm sứ 51 vẫn đăng tin giới thiệu, tìm kiếm đối tác trên hàng trăm website, từ những sàn giao dịch, trang vàng tới những trang rao vặt nhưng không thu được nhiều kết quả.
Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm đối tác cung cấp đồ gốm sứ qua internet của các nhà nhập khẩu nước ngoài là khá lớn. Tham khảo trên các sàn giao dịch của Việt Nam hiện nay, có thể tìm được hàng loạt công ty có nhu cầu này như Tierra Fina (Mỹ, www.tierrafina.com), Hawa (Úc), Toptrade International (Mỹ, http://toptrade-hk.com), Leo Carell S. A(Thổ Nhĩ Kì),...
Vì thế, xây dựng một sàn B2B chuyên về sản phẩm gốm sứ, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ và những doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu là việc làm cần thiết. Sau khi đã xây dựng và quảng bá thành công website về sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trong giai đoạn 1, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn để doanh nghiệp TMĐT xây dựng website đó trở thành một sàn B2B hoạt động theo mô hình mua hàng thông qua tập hợp các nhà cung cấp. Trong đó, doanh nghiệp TMĐT cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Doanh nghiệp TMĐT không xây dựng catalogue sản phẩm mà các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng tự xây dựng các catalogue sản phẩm riêng của mình sau đó đặt vào "chợ chung" để tạo nên catalogue chung. Vì thế
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
website sẽ rất đa dạng sản phẩm và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng khi họ ghé thăm. Thêm vào đó, sàn giao dịch không chỉ đăng tải thông tin và nhu cầu mua bán, mà còn cung cấp tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp gốm sứ Bát Tráng đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến, theo dõi thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Mô hình này sẽ giúp liên kết các doanh nghiệp Bát Tràng nhỏ lẻ thành một nhà cung cấp lớn và tạo nên sức mạnh xâm nhập thị trường. Tuy nhiên mô hình vẫn đảm bảo là khách lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nào thì khách sẽ làm việc với doanh nghiệp đó một cách riêng tư.
Nhờ đó, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng sẽ không mất một khoản chi phí nào ngoài việc xây dựng catalogue sản phẩm trong khi lại thu được hàng loạt lợi ích từ TMĐT. Còn doanh nghiệp TMĐT sẽ tiến hành thu phí của doanh nghiệp gốm sứ dựa trên doanh thu của đơn hàng, thu phí từ hoạt động quảng cáo trực tuyến và dịch vụ ngoại tuyến. Đồng thời, hoàn trả lại khoản
đầu tư cho Nhà nước khi đã có doanh thu ổn định.
Việc xây dựng sàn giao dịch B2B không được tiến hành ngay từ đầu mà phải trải qua giai đoạn xây dựng website giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng để các doanh nghiệp gốm sứ có thời gian thay làm quen với TMĐT, xây dựng cataloge sản phẩm có chất lượng và thẩm mĩ cao.
Giaiđoạn 3. Xây dựng Nhà phân phối trực tuyến
Khi sàn giao dịch B2B đã hoạt động ổn định, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng nhận được đơn đặt hàng thông qua sàn còn doanh nghiệp TMĐT cũng thu được lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ, mô hình có thể thực hiện giai đoạn thứ 3. Tiến hành chuyên môn hóa các khâu sản xuất, doanh nghiệp TMĐT trở thành một Nhà phân phối chung cho tất cả các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Sàn giao dịch B2B phát triển giúp cho doanh nghiệp TMĐT có
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
điều kiện tiếp xúc, thu hút thêm nhiều đối tác. Qua đó xây dựng được nhiều kênh phân phối, tiến tới trở thành Nhà phân phối trực tuyến sản phẩm gốm sứ
Bát Tràng.
Trong mô hình này, lợi ích của TMĐT được thể hiện rõ nhất, các doanh nghiệp gốm sứ trước đây phải tìm kiếm đơn đặt hàng qua sàn giao dịch thì đến khi sản xuất được chuyên môn hóa, khâu tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp TMĐT đảm nhận. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, đồng thời hưởng lợi kinh tế
nhờ quy mô khi có những đơn hàng lớn ổn định, giá thành sản phẩm qua đó giảm xuống. Doanh nghiệp TMĐT có thể cung cấp sản phẩm cho đối tác với mức giá hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng tập trung vào sản xuất còn doanh nghiệp TMĐT tập trung vào tìm kiếm đơn
đặt hàng, phân phối sản phẩm.
Tóm lại, thông qua ứng dụng TMĐT theo từng giai đoạn với sự hỗ trợ
vốn của Nhà nước và sự hợp tác của doanh nghiệp TMĐT, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ Bát Tràng sẽ được chuyên môn hóa, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng từ xưa đến nay không chỉ là niềm tự hào của người dân Bát Tràng mà nó còn là nguồn thu nhập chính nuôi sống hàng nghìn hộ dân Bát Tràng. Trong vài năm gần đây, nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất gốm sứ giảm sút đáng kể do giá cả nguyên vật liệu sản xuất tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đã có rất nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, nhiều nhà xưởng bị bỏ hoang. Các chủ doanh nghiệp còn lại cũng đã nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề, chủ động nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT để mở rộng thị trường. Hàng loạt các website của các doanh nghiệp đã ra đời nhằm quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế, tìm kiếm các đơn đặt hàng. Tuy nhiên do thiếu sự hiểu biết về kiến thức TMĐT, không có những
đầu tư thích đáng trong việc xây dựng, duy trì website cũng như thiếu khả
năng quản lý của các chủ doanh nghiệp nên các website này nhanh chóng bị
bỏ hoang.
TMĐT đang dần trở thành phương thức kinh doanh trên toàn thế giới, việc các doanh nghiệp Bát Tràng ứng dụng TMĐT là một bước đi hoàn toàn
đúng đắn. Nhưng làm thế nào để có được thành công trong việc này luôn là một trăn trở đối với chính quyền địa phương và các chủ doanh nghiệp. Vì vậy nhóm tác giả chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2008.
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG