0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hiệp hội gốm sứ

Một phần của tài liệu 250041 (Trang 54 -58 )

II. Giải pháp cụ thể

2. Hiệp hội gốm sứ

Là cầu nối giữa các doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hợp tác của các doanh nghiệp với nhau nhờ đó góp phần nâng cao thương hiệu chung cho làng nghề. Trong công cuộc

ứng dụng TMĐT vào kinh doanh, hiệp hội cần thể hiện vai trò tích cực của mình qua những đóng góp như:

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Thứ nhất: Phối hợp cùng với nhà nước trong việc nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra vận động các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ứng dụng TMĐT trong kinh doanh, chỉ ra những lợi ích mà hoạt động này đem lại nhằm tạo niềm tin cho các chủ doanh nghiệp. Tiếp theo, Hiệp hội cần chủđộng mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về

thương mại, mời các chuyên gia có uy tín rong lĩnh vực về giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm.

Thứ hai: Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng có đặc thù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất và kinh doanh dưới dạng hộ gia đình. Do

đó sản phẩm làm ra tuy cùng một loại nhưng chất lượng và giá cả lại khác nhau, số lượng thì rất hạn chế. Một thực tế đáng buồn xảy ra là có rất nhiều

đơn đặt hàng lớn của khách nước ngoài bị bỏ qua do các doanh nghiệp không thể sản xuất được số lượng hàng lớn như vậy, còn nếu gom hàng của nhiều doanh nghiệp lại thì không thống nhất về chất lượng. Vì vậy song song với việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần quan tâm

đến việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, thống nhất về sản phẩm, kiểu dáng, chất lượng để có thểđáp ứng được các đơn đặt hàng lớn- một điều tất yếu có thể xảy ra khi tham gia TMĐT.

Thứ ba: Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng, quản lý và duy trì website của mình. Có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong hoạt động ứng dụng TMĐT là ở bước xây dựng website như đã phân tích ở trên. Vì vậy Hiệp hội có thể phát huy vai trò của mình bằng cách tổ chức các buổi hội thảo, toạđàm nhằm truyền đạt kiến thức cũng như giúp các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý và duy trì website. Nhờđó mà các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng website của mình đồng thời thu được lợi ích từ việc

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

ứng dụng TMĐT. Ngoài ra Hiệp hội cũng có thể tổ chức các cuộc thi về

website và ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp.

3. Nhà nước

Trong kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 của Bộ Thương Mại, hai mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ được coi là hai mặt hàng tiềm năng của nước ta. Do đó việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cũng nằm trong chiến lược phát triển TMĐT của quốc gia. Nhà nước cần đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp nhất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Bát Tràng ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả. Theo ý kiến của nhóm tác giả, nhà nước cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:

Thứ nhất là về vấn đề hệ thống pháp luật TMĐT: hiện tại nước ta mới chỉ có một bộ luật giao dịch TMĐT, ngoài ra chưa có các văn bản dưới luật để

hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia ứng dụng TMĐT. Vì vậy nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến luật tới các doanh nghiệp; xây dựng một bộ máy quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.

Thứ hai: Hoàn thiện mạng lưới hạ tầng viễn thông, internet, nhất là ở

các tỉnh nơi tập trung nhiều làng nghề. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong làng nghề có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ như điện thoại, fax và truy cập internet để hướng tới việc dễ dàng tiếp cận với thương mại điện tử. Do hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc sản phẩm làng nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công nghiệp và nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền một cách bền vững, các cơ quan quản lý

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về thuếđối với các doanh nghiệp ở đây khi học có những đầu tưứng dụng thương mại điện tử.

Thứ ba: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và chi tiết về từng sản phẩm của các làng nghề truyền thông cả nước; xây dựng sàn giao dịch điện tử về

các sản phẩm làng nghề với sự tham gia phối hợp của các ngân hàng. Ngoài giới thiệu về sản phẩm của từng ngành nghề, sàn giao dịch này phục vụ thuận lợi cho các giao dịch mua và bán

Thứ tư: Nhà nước hỗ trợ để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không làm được website thì vẫn có thể tham gia thương mại điện tử bằng cách thiết lập một gian hàng trên chợ “ảo”, việc duy trì gian hàng này hoàn toàn miễn phí. Tại đây, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều có thể tham gia thương mại điện tử tìm kiếm đối tác, sản phẩm, giá cả và phương thức giao dịch chỉ sau một vài cú click chuột.

Thứ năm: Thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm làng nghề ra thị trường quốc tế, nâng cao thương hiệu cho sản phẩm.

Thứ sáu: Nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp, xây dựng cho người dân thói quen mua hang qua mạng. Có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp Bát Tràng trong việc

ứng dụng TMĐT là sự thiếu hiểu biết về TMĐT của các chủ doanh nghiệp. Hầu hết họ chỉ biết bỏ tiền ra thuê xây dựng website nhưng không biết cách duy trì và quản lý website của mình. Và hậu quả tất yếu xảy ra là câc website nhanh chóng bị đóng cửa do chi phí duy trì quá tốn kém và không mang lại

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

hiệu quả. Vấn đềđặt ra ởđây là nhà nước cần phải có dự án cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp Bát Tràng chẳng hạn như: mở các lớp đào tạo tại địa phương và mời các chuyên gia về giảng dạy…vv..

Một phần của tài liệu 250041 (Trang 54 -58 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×