Sự hỗ trợ của các tổ chức ngành – Hiệp hội Nhựa Việt Nam

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 44 - 45)

5. Đánh giá nội tại

5.1.Sự hỗ trợ của các tổ chức ngành – Hiệp hội Nhựa Việt Nam

2. Đánh giá SWOT cho công ty của bạn, tức là xác định điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – thách thức.

3. Đảm bảo sự hiện diện của công ty trên thị trường được coi là có tính chuyên nghiệp.

4. Hiểu rõ cả sản phẩm lẫn thị trường. Khả năng kinh doanh xuất khẩu luôn đi liền với việc hiểu rõ sản phẩm, bao gồm hiểu đầy đủ về biểu hiện và chất lượng, về các thị trường, nhu cầu đặc biệt.

5. Hiểu rõ nhu cầu của thị trường. Việc kinh doanh chỉ có thể bắt đầu với sự hiểu biết đầy đủ của người bán về nhu cầu của người mua.

6. Cho phép có thời gian triển khai. Việc kinh doanh không thể một sáng một chiều, thành công đi sau sự bền bỉ.

7. Củng cố. Tập thể tích cực là điều kiện cần thiết cho thành công lâu dài trong kinh doanh.

5.1. Sự hỗ trợ của các tổ chức ngành – Hiệp hội Nhựa Việt Nam Việt Nam

Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) phải là cầu nối đầu tiên khi xuất khẩu được quyết định là cơ hội mang tính phát triển. Trở thành thành viên của Hiệp hội này mang đến lợi ích, đặc biệt là với kinh nghiệm nhiều năm của VPA. VPA có được thông tin từ những thương vụ với nước ngoài trước đây, từ những yêu cầu, và từ kinh nghiệm của các thành viên khác. Khả năng sử dụng các thông tin này có thể tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xuất khẩu. Việc tận dụng tất cả các dịch vụ như vậy là hoàn toàn có thể.

Với tinh thần đó, việc kinh doanh của Việt Nam và các sản phẩm đặc trưng của ngành công nghiệp vật liệu đóng gói nhựa Việt Nam chính là một phần trong hoạt động của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, điều này sẽ đem đến lợi ích cho từng nhà sản xuất.

Biẻu trưng quan trọng về khả năng cạnh tranh, logo chung, màu và khẩu hiệu chung, cùng với tất cả biểu trưng chung cho các nhà sản xuất vật liệu đóng gói nhựa Việt Nam đáng được chia sẻ và tận dụng một cách hệ thống. Các buổi họp về ngành kinh doanh này được tổ chức dưới sự chủ trì của Hiệp hội nhựa Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại (Viettrade) đã nhấn mạnh vào một loạt các đặc điểm biểu hiện chung cho tất cả các nhà sản xuất và những thứ có thể sử dụng trong xúc tiến chung, ví dụ (i) như sự quan tâm đối với chất lượng sản phẩm nhờ vào lực lượng lao động và thông qua việc sử dụng các quy trình đánh giá, nhờ đó có được sự quản lý chất lượng có tính hệ thống và chuẩn bị cho sự theo dõi việc giao nhận một cách đầy đủ cũng như những biến động trong sản xuất, và điều này rất hữu dụng để hoàn thành các đơn hàng trong thời gian ngắn và đáp ứng theo yêu cầu thời gian.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 44 - 45)