Yêu cầu về pháp lý

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 31 - 37)

4. Yêu cầu về xuất khẩu bao bì nhựa sang Nhật Bản

4.2. Yêu cầu về pháp lý

Những quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm của Nhật Bản bao gồm những tiêu chuẩn của chính phủ được bổ sung bởi các tiêu chuẩn tự nguyện được áp dụng rộng rãt do một nhóm công nghiệp phát triển.

Khung pháp lý cho nguyên vật liệu chế biến thực phẩm của Nhật Bản dựa trên Luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 1947. Luật này rất rộng, bao gồm không chỉ về thực phẩm mà còn về chất phụ gia thực phẩm, đồ dung gia đình, nguyên liệu làm bao bì đóng gói thực phẩm, các sản phẩm không phải là thực phẩm như là đồ chơi hay chất tẩy.

Không giống như định nghĩa về chất phụ gia thực phẩm trong Phần 201 của Luật liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm của Hoa Kỳ, định nghĩa về chất phụ gia thực phẩm của Nhật Bản không bao gồm thành phần của nguyên liệu đóng gói. Đúng hơn, thuật ngữ chất phụ gia bao gồm các chất sử dụng trong hoặc trên thực phẩm, trong quá trình sản xuât thực phẩm hoặc trong quá trình chế biến, bảo quản bằng cách thêm vào, trôn lẫn, rỉ qua hay bằng các phương pháp khác. Hơn nữa, các điều khoản của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm nhìn chung đã ngăn cấm việc mua bán, sản xuất hoặc nhập khẩu có ý định bán những đóng gói độc hại hay có thể gây ra những tác động có hại đối với thực phẩm hay sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc.

Những người muốn nhập khẩu thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm, các thiết bị, các hộp đựng bao bì, hay có ý định buôn bán hoặc sử dụng chúng trong kinh doanh phải thông báo cho Bộ Y tế và

Phúc lợi. 4 Bộ này có thể ban hành những điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, một khi các điều kiện đã được ban hành, sản phẩm phải đáp ứng được những điều kiện do các nhà chức trách Nhật Bản ban hành. 5 Nói chung, khi các tiêu chuẩn an toàn không được áp dụng, việc đánh giá thực hiện do Quản lý thực phẩm và thuốc Hoa ký đảm nhận được diễn ra đảm bảo rằng các chất tuân theo các điều khoản của Luật pháp Nhật Bản.

Yêu cầu về môi trường

Có luật về khuyến khích việc phân loại và tái sử dụng hộp đựng hàng và bao bì.”Luật này nhằm mục đích góp phần vào duy trì môi trường sống và sự phát triển khoẻ mạnh của nền kinh tế quốc gia thông qua các phương án xử lí rác thải phù hợp và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên bằng cách như là giới thiệu các phương pháp khuyến khích phân loại rác thải là hộp đựng, bao bì và các rác thải đáp ứng tiêu chuẩn phân loại với mục đích giảm tổng lượng rác thải và tái sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này”.

Theo luật này, các cơ quan sau được xem là các “công ty kinh doanh cụ thể”: (1) Các công ty kinh doanh “hộp đựng” hay “giấy gói” họ sản xuất hoặc bán, (2) các công ty sản xuất “hộp đựng”, (3) các công ty nhập khẩu hoặc bán các “hộp đựng” hoặc buôn bán “hộp đựng” hay “giấy gói”. Họ có nhiệm vụ tái sinh rác thải theo khối lượng họ sản xuất hay buôn bán. Tuy nhiên, để cho các công ty tự tái chế lại rác thải là rất khó, nên phương án này không thực tế. Một phương pháp đã được đưa ra cho phép các công ty thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách trả “phí tái sinh” cho tổ chức tái sinh bao bì Nhật Bản. Đây là một tổ chức do chính phủ uỷ quyền.

Nghĩa vụ tái chế

Các tổ chức kinh doanh

Trung tâm mua sắm Khách hàng

Tham khảo đường dẫn sau để có toàn văn luật về tái sinh bao bì đóng gói :http:// www.jcpra. or.jp/publish/pdf/lă/2003_eng.pdf

Các yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm

Luật vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản nghiêm cấm việc buôn bán, sản xuất để bán, sử dụng để bán các nguyên liệu làm bao bì đóng gói, các dụng cụ chứa hoặc mang các chất có hại hoặc chất độc có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nhật Bản không có “danh mục dương tính” các nguyên vật liệu sử dụng nhằm sản xuất các dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm. Các vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm không được xem như là các chất phụ gia thực phẩm theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm, và luật này không yêu cầu thị trường kỳ hạn cho phép hay xem xét các chất tiếp xúc với thực phẩm trước khi sử dụng đóng gói thực phẩm.

Không thể nói rằng Nhật Bản không có các yêu cầu cụ thể về đóng gói thực phẩm. Luật Vệ sinh An toàn thực phẩm cho phép Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội ban hành các điều kiện (hay còn được gọi là các tiêu chuẩn) về hộp đựng và bao bì, cũng như các nguyên liệu thô dùng để chế tạo chúng.

Có 3 loại điều kiện khác nhau về đóng gói đã được ban hành. Thứ nhất là điều kiện chung áp dụng cho tất cả các loại bao bì đóng gói. Hai là các tiêu chuẩn về vật liệu. Và cuối cùng là một số điều kiện nhất định áp dụng cho các loại đóng gói chức năng riêng.

Các điều kiện chung áp dụng đối với tất cả các nguyên vật liệu làm bao bì đóng gói, chủ yếu là các kim loại, đặc biệt là chì tiếp xúc với thực phẩm. Lượng chì không được phép vượt quá 5% trong hộp thiếc và không được vượt quá 10% lượng kim loại sử dụng để sản xuất hay sửa chữa thiết bị, bao bì đóng gói. Việc sử dụng chì trong mối hàn sử dụng cho đóng gói thực phẩm cũng bị hạn chế. Thêm vào đó, các điều kiện chung áp dụng cho các nguyên liệu đóng gói quy định rằng các chất màu tổng hợp sử dụng trong đóng gói phải được Bộ Y tế cho phép (được liệt kê trong phụ lục 2 của Quy định bắt buộc) hoặc không được dính vào thực phẩm. Điều kiện này cũng nghiêm cấm việc sử dụng 2-ethylhexyl phthalate (DEHP) như là một chất làm mềm trong nhựa PVC tiếp xúc với các chất béo và dầu hoặc trong các túi nhựa PVC đựng thức ăn chứa dầu.

Các tiêu chuẩn cụ thể về nguyên vật liệu áp dụng cho các vật chứa bằng kim loại, thuỷ tinh, gốm, men và cao su, bao gồm cả các thiết bị chăm sóc. Tiêu chuẩn cũng áp dụng cho các chất polime tổng hợp nói chung, cũng như chất tương tự được tổng hợp nhân tạo, bao gồm nhựa PVC, PE, PP, PS, và nhựa bọt polixetiren, PVdc, PET, pMMA, nilon, pentan tổng hợp, PC, PVOH và các chất tổng hợp tương tự có gốc forman dehit. Các điều kiện về những nguyên vật liệu này không được chỉ rõ rằng nguyên liệu nào có thể được sử dụng sản xuất vật liệu mà nói rõ về các kiểm tra sau cùng nhằm đảm bảo rằng các nguyên vật liệu đó đảm bảo các quy định do Bộ Y tế ban hành. Những xét nghiệm này bao gồm giới hạn kim loại nặng, tính không phai trong những điều kiện nhất định, cũng như giới hạn bay hơi và mức độ các chất còn lại trong vật liệu nhựa tổng hợp. Cuối cùng cần lưu ý rằng giấy và gỗ không có quy định tiêu chuẩn.

Quy định cũng bao gồm các áp dụng cụ thể như là đóng gói thực phẩm đã được tiệt trùng dưới áp suất, máy bán hàng tự động và đóng gói thực phẩm dùng cho máy bán hàng tự động và đóng gói đá ăn. Chúng cũng bao gồm các kiểm tra (như là kiểm tra về nồng độ, kiểm tra các lỗ hổng trên bao bì v.v...) nhằm đảm bảo bao bì có thể chịu đựng được trong điều kiện sử dụng. Nhật Bản cũng ban hành các yêu cầu về đóng gói sữa và các sản phẩm từ sữa. Điều này sẽ được bàn trong bài báo khác trong tháng này.

Bên cạnh những điều kiện bắt buộc trong luật, các tiêu chuẩn tự nguyện cũng được phát triển rộng rãi bởi các nhóm kinh doanh Nhật Bản. Ví dụ như Hiệp hội Ô lê phin tổng hợp và nhựa Styrene Nhật Bản (JHOSPA) đã phát triển các điều kiện tự nguyện về vật liệu được công nhận là phù hợp với đóng gói thực phẩm. Một ví dụ khác về tiêu chuẩn đóng gói thực phẩm tự nguyện là Hiệp hội sản xuất mực in. Quy định này ở dạng “danh mục lạc quan” và chỉ ra những nguyên vật liệu hay chất nào phù hợp để in trên bao bì thực phẩm.

Dưới đây chúng ta sẽ bàn về các điều kiện của IHOSPA. Nếu bạn quan tâm đến các điều kiện tự nguyện hay các nguyên vật liệu không được JHOSPA nói đến, hãy liên hệ với Keller và Heckman LLp để biết thêm thông tin.

JHOSPA được thành lập vào năm 1973 bởi một số nhà sản xuất, chuyển đổi và phân phối chất dẻo và chất phụ gia và các công ty thực phẩm dưới sự chỉ đạo của Bộ y tế và phúc lợi. JHOSPA đã xuất bản một tập sách các thông số (hoặc hướng dẫn) cho một số các chất liệu và sản phẩm bằng nhựa dùng để đựng thực phẩm, nguyên liệu và dụng cụ nhà bếp. Mặc dù tập sách này được xây dựng trên một quan điểm luật pháp khá nghiêm khắc, những tiêu chuẩn trong đó đã được công nhận và được áp dụng một cách rộng rãi tại Nhật Bản. Do đó, danh mục do JHOSPA đưa ra có thể là một yêu cầu nhằm làm thỏa mãn các khách hàng tại thị trường Nhật Bản.

Tập hướng dẫn của JHOSPA dưới nhan đề “giới hạn những đòi hỏi về những vật dụng tiếp xúc với thực phẩm làm bằng nhựa olefin và một số loại nhựa khác”, trong đó có một “danh mục lạc quan” bao gồm các chất liệu có thể được sử dụng an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm. Quyển hướng dẫn được chia làm 3 phần: phần 1 mô tả việc ứng dụng tổng quát của những hướng dẫn; phần 2 là danh sách chi tiết các loại nhựa, chất phụ gia và chất tạo màu thực phẩm được phép sử dụng; phần 3 mô tả các thử nghiệm theo yêu cầu đối với các thực phẩm sau khi đã hoàn tất. Danh mục các vật liệu có gần 30 loại nhựa, hầu hết các loại nhựa tổng hợp này là những vật liệu tiêu chuẩn được Bộ Y tế Nhật Bản1 công nhận cũng như một số loại nhựa khác như styrene/acrylonitrile copolymers (SAN), acrylonitrile/butadiene/styrene copolymers (ABS), butene-1 copolymers và nhiều loại khác. Những danh mục nhựa này chủ yếu chỉ ra giới hạn cho phép của và một số danh mục khác (nhưng không phải tất cả) chỉ rõ những chất cho phép có phản ứng trong tầm kiển soát như chất xúc tác, chất chuyển đổi mắc xích, chất ức chế… Một số danh mục cũng chỉ ra lượng chất dư thừa tối đa không bị phản ứng có thể xuất hiện trong chất dẻo sau khi đã hoàn thành sản phẩm.

Đối với những chất nằm trong cả danh mục của JHOSPA và danh mục chất dẻo tiêu chuẩn của Bộ y tế thì các thử nghiệm theo yêu cầu đều cho thấy có sự đồng nhất. Đối với những chất chỉ nằm trong danh mục nhựa tổng hợp đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ y tế thì JHOSPA thường áp dụng thêm những thử nghiệm theo yêu cầu. Chẳng hạn, JHOSPA thử nghiệm theo yêu cầu của ABS để chứng minh rằng tổng mức tập trung của các chất lỏng dễ bay hơi là nhỏ hơn 5000 ppm.

Danh mục đạt tiêu chuẩn đối với chất phụ gia được JHOSPA công nhận bao gồm các chất phụ gia đã được một số quốc gia cho phép sử dụng trong các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm. Các chất mới được thêm vào trong danh mục để đáp ứng theo yêu cầu đã được phê duyệt của nhà sản xuất. Các chất phụ gia được cho phép được xếp thành những nhóm riêng biệt theo chức năng: chất ổn 1 PVC và PVdC chịu giám sát của một tiêu chuẩn đặc biệt về nguyên vật liệu của Nhật Bản, nhưng không được đưa vào các tiêu chuẩn của JHOSPA. Những hợp chất này chịu quản lý của các quy định công bố bởi các tập đoàn kinh doanh của Nhật.

định, chất kích hoạt bề mặt, chất làm trơn, làm đầy, chất tạo bọt và tá dược, và các phụ gia bằng nhựa khác.

Chúng tôi biết rằng chỉ có những thành viên của JHOSPA có quyền đề xuất một ứng dụng để thiết lập hoặc thay đổ nhứng tiêu chuẩn của JHOSPA, bao gồm cả việc thêm những chất mới vào danh mục cho phép. đối với những người không phải là thành viên mong muốn theo đuổi ứng dụng có thể yêu cầu thành viên của JHOSPA tài trợ. Ủy ban công nghệ của JHOSPA sẽ đánh giá các ứng dụng của các chất mới đó để xem nó có được xếp vào danh mục cho phép hay không. Một chất có thể được cho phép đưa vào danh mục khi (i) có đầy đủ các số liệu về chất độc tồn tại và giá trị lượng hấp thụ có thể chấp nhận được vào cơ thể hàng ngày và có thể tính toán được; (ii) khi các chất này không tồn tại trong các vật dụng tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng tại Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Ý, ĐAN Mạch và Bỉ 2, hoặc chất này là chất tạo màu, và không bàm vào thực phẩm như một chất độc.

Trong khi bất kỳ ai cũng có thể đánh giá sản phẩm của họ và đòi hỏi ở khách hàng sự bằng lòng theo tiêu chuẩn của JHOSPA tuy nhiện cần phải biết rằng chỉ có những thành viên của JHOSPA mới có thể đề xuất nghị cấp chứng nhận sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn JHOSPA. Nếu người đề nghị là nhà sản xuất chất phụ gia thì Ủy ban Chứng nhận của Bộ phận Kiểm nghiệm tại JHOSPA sẽ kiểm tra chất phụ gia đó có thích hợp đề đưa vào danh mục hay không. Đối với nhà sản xuát chất dẻo và công ty chế tạo, Ủy ban Chứng nhận sẽ cấp chứng nhận chất đó có thể nằm trong danh mục cho phép cũng như thực hiện các thử nghiệm theo yêu cầu. Một khi giấy chứng nhận được cấp cho một thành viên thì họ có thể sử dụng chứng nhận này đối với cả sản phẩm nhưng họ có trách nhiệm kiểm tra và khằng định độ an toàn về vệ sinh đối với tất cả các mặt khác của sản phẩm.

Nguồn gốc xuất xứ

Hiện nay, Hệ thống thống nhất cũng đang thu hút sự quan tâm rất lớn. Hiệp hội nông nghiệp. Nhật Bản (JA) và các tổ chứ khác đang tiến hành các thí nghiệm bằng hệ thống traceability trong nông nghiệp. Trong hệ thống này, đuôi RF được tính đến khi đóng gói các loại rau quả trong phân phối để kiểm soát và ghi lại quá trình lích sử trồng trọt và phấn phối. Đuôi RF hiện nay đang tìm cách để

2 Lưu ý rằng Anh, Ý, Đan mạch và Bỉ không còn tạo ra các tiêu chuẩn mới cho nhựa và phụ gia. Các tiêu chuẩn này được áp dụng ở cấp Liên Minh Châu Âu.

được áp dụng cho tính khả thi của tiến trình công nghiệp bao trùm quản lý phân phối và khả năng sử dụng được lan rộng trên nhiều nước.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w