Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 37 - 43)

4. Yêu cầu về xuất khẩu bao bì nhựa sang Nhật Bản

4.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác

(Những thông tin sau đây được trích từ tài liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp)

Sự bắt buộc về tái chế

Các nhóm kinh doanh được đưa ra sau đây (không bao gồm các nhóm kinh doanh nhỏ) có trách nhiệm chấp thuận các hộp đựng và bao bì được thu thập, lựa chọn bởi các chức trách thành phố, đồng thời có trách nhiệm tái chế các vật liệu này

o Các nhà sản xuất ra các hàng hoá được đựng trong thùng và kiện hàng và sử dụng các hộp đựng và bao bì.

o Các đại lý bán lẻ và bán sỉ sử dụng các hộp đựng và bao bì cho việc bán sản phẩm.

o Các nhà sản xuất bao bì.

o Các tổ chức kinh doanh nhập khẩu và bán các sản phẩm được chứa trong các hộp đựng và bao bì.

o Các tổ chức kinh doang nhập khẩu bao bì.

Việc bắt buộc áp dụng việc nhận dạng

Hộp đựng và bao bì

Đối với các hộp thiếc và hộp thiếc và hộp nhôm đựng thức uống và chất lỏng, và đối với các chai nhựa PET đựng đồ uống, chất lỏng và sản phẩm tương, đòi hỏi phải có sự nhận dạng hợp pháp. Từ tháng 4/2001, sự nhận dạng các hộp đựng /bao bì nhựa và giấy đã được yêu cầu một cách hợp pháp.

Sự bắt buộc áp dụng việc nhận dạng

Các nhóm kinh doanh được đưa ra sau đây có trách nhiệm áp dụng việc nhận dạng

o Các nhà sản xuất ra các hộp đựng hàng

o Các tổ chức kinh doanh yêu cầu sản xuất các hộp đựng và bao bì (tận dụng các thành phần kinh doanh)

o Các tổ chức kinh doanh nhập khẩu và bán các hộp đựng và bao bì Mối quan hệ giữa sự bắt buộc về tái chế và sự bắt buộc áp dụng việc nhận dạng

Liên quan đến các thùng và bao bì nhựa, các thùng và bao bì giấy, mục tiêu tái chế và mục tiêu áp dụng quá trình nhận dạng là tương đồng nhau.

Đối với các loại hộp đựng và bao bì khác, tồn tại sự khác biệt như sau tuỳ thuộc vào loại hộp đựng và bao bì.

Hộp đựng và bao bì Bắt buộc phải tái sinh Bắt buộc phải dán nhãn

Hộp và bao bì nhựa Áp dụng Áp dụng

Hộp và bao bì giấy Áp dụng Áp dụng

Hộp đựng thuỷ tinh Áp dụng Áp dụng

Chai nhựa PET đựng đồ uống, chất lỏng và tương

Áp dụng Không áp dụng

Thùng sắt đựng đồ uống và chất lỏng

Không áp dụng Áp dụng

Thùng nhôm đựng đồ uống Không áp dụng Áp dụng Hộp đựng và bao bì nhựa

(không gồm chai PET đựng đồ uống, chất lỏng và tương)

Hộp đựng và bao bì giấy (không gồm hộp giấy đựng đồ uống không sử dụng nhôm, và không gồm hộp và bao bì tạo ra từ tôn cán)

Chai PET đựng đồ uống, chất lỏng và tương

Hộp sắt đựng đồ uống Hộp nhôm đựng đồ uống

và chất lỏng

Các hộp đựng và bao bì bằng nhôm và sắt khác

Không áp dụng Không áp dụng Gói giấy đựng đồ uống và

chất lỏng (không có nhôm)

Không áp dụng Không áp dụng Hộp đựng và bao bì làm

bằng tôn cán.

Không áp dụng Không áp dụng

Kích thước của dấu hiệu nhận dạng

Hộp đựng và bao bì đa chức năng và các chỉ số chung

Đối với những vật chứa như là bát mì ăn liền, (ly+ nắp+ lớp bọc bên ngoài+ gói xúp), chai dầu gội đầu (chai+ nắp+ bơm) được làm bằng nhiều phần riêng biệt, hay các vật chứa hay bao bì đóng gói nhiều lớp, như là hộp bánh (gói ở trong+ hộp bao bên ngoài), mỗi một phần được xem như là những vật chứa và bao bì riêng biệt (theo luật, những phần khác đối với một phần cụ thể được gọi là “vật chứa và bao bì tích hợp”).

Theo nguyên tắc, dấu hiệu nhận dạng phải được ghi trên mỗi phần riêng biệt. Tuy nhiên, đối với những phần được mở gần như cùng một lúc thì phần nhận dạng có thể được ghi trên một phần. Trong trường hợp đó, yêu cầu phải có tên của mỗi phần riêng biệt (về phương diện pháp lý được gọi là “tên vai trò”) cùng với dấu hiệu nhận dạng.

hoặc hơn cho bản in hoặc nhãn

Các hộp đựng và bao bì làm từ vật liệu có nguồn gốc tổng hợp hay các vật liệu tổng hợp

o Đối với những phần như là phần miệng nhựa trên hộp giấy rượu SAKE (bằng nhôm) và phần nhãn giấy gắn vào chai nhựa rất khó bóc ra, hay các hộp đựng và bao bì làm bằng nhôm và nhựa nhiều tầng không thể tách rời thì nhóm các phần không thể tách rời đó được xem như là một hộp đựng hay một bao bì. Vật liệu làm dấu của phần nặng nhất được gắn vào bất cứ phần nào (như nhãn giấy dán vào chai). Ví dụ, đối với các hộp đựng và bao bì làm bằng nhựa, nhôm, và giấy, nếu vật liệu nhựa là phần nặng nhất thì dấu hiệu sẽ chỉ ra rằng hộp đựng hay bao bì làm chủ yếu bằng nhựa.

Các hộp đựng và bao bì đầu bằng hay không thể dán nhãn

o Các hộp đựng và bao bì đầu bằng hay không thể dán dấu hiệu thì không yêu cầu phải dán nhãn trừ trường hợp chúng không bao gồm những phần riêng biệt (hay là được miêu tả là “hộp đựng và bao bì tích hợp” ở phần (4)) phải có nhãn (hoặc hộp sắt dùng cho thức uống và chất lỏng, hộp nhôm dung cho thức uống và chất lỏng, chai nhựa PET dùngng cho thứ uống, chất lỏng và nước tương, hộp và bao nhựa, hộp và bao giấy được gọi là “các hộp

đựng và bao bì liên quan”) hoặc thậm chí khi chúng có những thành phần này tất cả những phần này đầu bằng hoặc không thể dán nhãn.

o Các hộp đựng và bao bì có in trên bề mặt hoặc có dán nhãn trên bề mặt, hoặc được làm bằng cách đúc cho phép khắc nhãn (thậm chí không có nhãn khắc trên bề mặt) không được xem như là đầu bằng

o Đối với những hộp đựng và bao bì có đầu bằng hay không thể dán nhãn, nếu có “hộp đựng và bao bì tích hợp” và nếu “hộp đựng và bao bì tích hợp” chứa những “hộp đựng và bao bì liên quan”, thì dấu hiệu nhận dạng và tên vai trò sẽ đươc in trên bất kỳ phần nào của “hộp đựng và bao bì tích hợp”.

o Trong trường hợp đó, nếu có những “hộp đựng và bao bì tích hợp” được mở ra gần như cùng một lúc, khi mở hộp đựng và bao bì với đầu bằng hay không thể dán nhãn thì nhận dạng được đặt ở “hộp đựng và bao bì tích hợp”.

Dấu hiệu nguyên vật liệu v.v... liên quan đến hộp đựng và bao bì nhựa.

o Đối với hộp đựng và bao bì bằng nhựa, dấu hiệu về loại nhựa được dung không yêu cầu phải ghi rõ. Tuy nhiên, luật pháp khuyến cáo nên đưa ra dấu hiệu.

o Đối với trường hợp ghi dấu hiệu, dấu hiệu của nguyên vật liệu phải tuân theo JIS K 6899-1 2000/ (theo tiêu chuẩn ISO 1043- 1- 1977). Đối với vật liệu hỗn hợp hay các vật liệu có nguồn gốc hỗn hợp, khuyến cáo nên đưa ra trên hai loại vật liệu hoặc nguồn gốc vật liệu, bao gồm phần vật liệu hoặc nguồn gốc vật liệu chính và phải gạch chân những nguyên liệu đó.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w