Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 48 - 49)

NHÁNH TỈNH AN GIANG

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực đất nông nghiệp, hiện đang đứng đầu cả nước về sản lượng lúa nên ngân hàng rất chú trọng đến lĩnh vực này; đồng thời tích cực mở rộng tín dụng nông nghiệp. Đến nay ngoài thành phố Long Xuyên là nơi có trụ sở của chi nhánh, ngân hàng còn mở rộng đầu tư đến 05 huyện (Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới và Thoại Sơn).

ACB – An Giang thường cho vay với lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh khác trên cùng địa bàn. Mặt khác, ACB – An Giang cũng chú trọng phát triển tín dụng công thương nghiệp, đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị, sửa chữa và xây dựng nhà ở… Năm 2000, ngân hàng còn mở rộng sang lĩnh vực cho vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp như cho vay đối với cán bộ công nhân viên mua xe, mua sắm dụng cụ sinh hoạt… thể hiện ở bảng số liệu về cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến năm 2003 của ACB – An Giang dưới đây.

Bảng 3.9: Cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang

Đơn vị: Triệu đồng

2001 2002 2003 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

1.NN 75.438 52,79 81.673 51,92 87.609 49,525 2.CTN 67.464 47,21 75.638 48,08 89.291 50,475

Tổng cộng 142.902 100,00 157.311 100,00 176.900 100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang 75.438 81.673 87.609 67.464 75.638 89.291 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 2001 2002 2003 Năm Tri ệ u đồ ng NN CTN

Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2003 tỷ trọng cho vay nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm, mặc dù xét về số tuyệt đối vốn tiếp tục tăng so với những năm trước. Tỷ trọng giảm đã phản ảnh đúng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực chất là phát triển mạnh các ngành, nghề phi nông nghiệp, giảm dần giá trị sản lượng nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh nhà.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu không, đơn vị đó sẽ khó tồn tại và việc phá sản, giải thể là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chú trọng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà ngay cả ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và kinh doanh tiền tệ cũng hoạt động vì mục tiêu này. Bởi đó là điều kiện tiên quyết, quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của các đơn vị. Vì vậy hiệu quả sản xuất, kinh doanh luôn được đề cao đối với ngân hàng, chúng được tập trung thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng vốn, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)