Tình hình sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 35 - 37)

NHÁNH TỈNH AN GIANG

3.3.1.2. Tình hình sử dụng vốn.

Là một Ngân hàng thương mại cổ phần nên ACB – An Giang không có những chính sách ưu đãi của Nhà nước, nên để đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các ngân hàng bạn, ACB – An Giang phải thực hiện phương châm “Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng“, tiến hành trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại tiên tiến, phát triển chất lượng dịch vụ đến từng khách hàng.

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2001

đến 2003 của ACB – An Giang

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

Doanh số cho vay 169.264 191.836 219.211

Doanh số thu nợ 158.777 180.524 209.162

Dư nợ 142.902 157.311 176.900

Nợ quá hạn 2.664 2.423 2.089

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,86 1,54 1,18

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003. Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang 22.572 27.375 21.747 28.638 14.409 19.589 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2002/2001 2003/2002 Năm Tri u đồ

ng Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ

Dư nợ

Sau khi đi vay ngân hàng tiến hành cho vay, kết quả đem lại nhiều khả quan. Doanh số cho vay hằng năm đều tăng một lượng đáng kể: năm 2002 tăng 13,34% so 2001, tương đương 22.572 triệu đồng và năm 2003 tăng 14,27% so 2002, tương đương 27.375 triệu đồng.

Dư nợ cũng tăng qua các năm, từng bước ngân hàng khẳng định được mình: năm 2002 tăng 10,08% so 2001, tương đương 14.409 triệu đồng và năm 2003 tăng 12,45% so 2002, tương đương 19.589 triệu đồng.

Bên cạnh công tác cho vay, ngân hàng cũng quan tâm nhiều đến việc thu hồi nợ, thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều nhỏ hơn 2%.

Từ đó cho thấy ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả trong hoạt động tín dụng, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Đạt được kết quả này là do chi nhánh không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Trước khi cho vay, ngân hàng kết hợp với chính quyền xã, ấp các tổ trưởng thẩm định khách hàng vay vốn, nhờ đó hạn chế được cho vay sai đối tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn kịp thời hơn.

Tuy nhiên, ngân hàng cũng không sao tránh khỏi rủi ro trong hoạt động của mình, do lượng khách hàng quá lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tiếp xúc và làm việc liên tục.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 35 - 37)