Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 33 - 35)

NHÁNH TỈNH AN GIANG

3.3.1.1. Tình hình huy động vốn.

Ngân hàng đã có nổ lực hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác với các cấp ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người gởi tiền và vay vốn để ngân hàng có thể tự lực, chuẩn bị được nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do tích lũy và nhận thức của người dân còn thấp, do có quá nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên vốn huy động của ngân hàng còn kém, vì vậy trong hoạt động kinh doanh nếu ngân hàng chỉ dựa vào vốn huy động để cho vay thì chưa đủ, bởi vì nhu cầu vay của hộ sản xuất nông dân ngày càng cao, do đó đơn vị phải vay vốn từ Hội sở ACB và tổ chức tín dụng khác để bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng.

Với phương châm “Đi vay để cho vay“ nên công tác huy động vốn luôn được ACB – An Giang quan tâm và tìm cách nâng cao hiệu quả huy động vốn. Trong những năm qua, tuy gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng ngân hàng vẫn luôn mở rộng các hình thức huy động vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế nói chung và nền kinh tế trên địa bàn tỉnh nói riêng là công cụ lãi suất, chính nhờ có chính sách lãi suất thích hợp với từng loại kỳ hạn khác nhau đã làm cho nguồn vốn huy động ngày càng tăng, thể hiện cụ thể qua các bảng sau:

Bảng 3.1: Nguồn vốn từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

I.Vốn huy động 40.794 45.481 51.343

1.Tiền gởi tiết kiệm 24.946 26.365 28.290 2.Tiền gởi thanh toán 15.457 17.992 21.749

3.Tiền gởi khác 391 1.124 1.304

II.Vốn khác 214.970 225.560 244.923

Tổng cộng 255.764 271.041 296.266

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % I.Vốn huy động 4.687 11,49 5.862 12,89

1.Tiền gởi tiết kiệm 1.419 5,69 1.925 7,30 2.Tiền gởi thanh toán 2.535 16,40 3.757 20,88 3.Tiền gởi khác 733 187,47 180 16,01

II.Vốn khác 10.590 4,93 19.363 8,58

Tổng cộng 15.277 5,97 25.225 9,31

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Theo bảng số liệu cuối năm 2002 nguồn vốn huy động là 45.481 triệu đồng so với năm 2001 tăng 11,49%, tương đương 4.687 triệu đồng. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi thanh toán. Năm 2003 nguồn vốn huy động của ACB – An Giang tăng 12,89%, tương đương 5.862 triệu đồng. Cụ thể như sau:

− Năm 2002, nguồn vốn huy động tăng khá so năm 2001 (+11,49%) do nền kinh tế phát triển, nhiều người có đời sống sung túc, có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến nên đã gởi vào ngân hàng để được hưởng tiền lãi và an toàn.

− Ngân hàng đã đa dạng hóa hình thức huy động, với các kỳ hạn khác nhau ứng với từng mức lãi suất thích hợp. Đặc biệt do ngân hàng có sản phẩm tiền gởi tiết kiệm tích góp dự thưởng đã thu hút được nhiều người tham gia.

− Tiền gởi thanh toán tăng khá đều qua các năm với một tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến công tác thanh toán qua ngân hàng bởi vì nó vừa nhanh vừa an toàn. ACB – An Giang là ngân hàng rất uy tín trong việc chuyển tiền thanh toán cho các doanh nghiệp và tư nhân.

− Tiền gởi khác cũng tăng qua các năm như tiền gởi Ngân hàng Nhà Nước, tiền gởi tại các tổ chức tín dụng.

Đạt được các kết quả trên là do:

− Cán bộ tín dụng đã nhận thức được công tác tín dụng không chỉ đơn thuần là cho vay mà bên cạnh đó phải tăng cường huy động vốn để thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” từ đó đã vận động khách hàng gởi tiền vào ngân hàng.

− Do công tác thông tin, quảng cáo, tuyên truyền về các loại hình tiền gởi, lãi suất, cách thức gởi tiền, rút tiền được quan tâm đúng mức và thường xuyên.

− Ngân hàng đã có chính sách lãi suất thích hợp. Ban giám đốc ngân hàng đã căn cứ vào điều kiện cung cầu trên thị trường hình thành nên khung lãi suất thích hợp nhằm thu hút khách hàng.

− Ban giám đốc ngân hàng đã nhận thức được huy động vốn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng ở tất cả các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động nhiều sẽ giúp cho ngân hàng tự chủ được trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng tín dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho các đơn vị sản xuất và cá nhân.

Tóm lại: Nguồn vốn của ACB – An Giang chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn cho vay của Hội sở ACB, tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò của nguồn vốn huy động đang tăng lên hằng năm. Mặc dù vốn huy động chưa cao nhưng phần nào đã cho thấy hướng đi đúng trong lĩnh vực này, thể hiện lượng tiền thu hút từ khách hàng ngày càng tăng, qua đó cũng khẳng định các chính sách, các thông tin hấp dẫn người dân gởi tiền vào ngân hàng đã phát huy tác dụng nên đã tác động tích cực đến khách hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh. Với tiềm năng sẵn có và khả năng hiện thực ACB – An Giang quyết tâm thực hiện tốt công tác huy động vốn vì mục tiêu “Đi vay để cho vay “.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)