Tạo website riêng cho Nhà máy

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch Ceramic an giang (Trang 64)

Một trong những cách làm khách hàng biết đến sản phẩm và thương hiệu Acera là Nhà máy phải thiết kế cho mình một website riêng. Theo như hiện nay thì Nhà máy không có website riêng, những thông tin về Nhà máy và 11 đơn vị khác được đưa lên trang web của Công ty Xây Lắp chỉ là những thông tin cơ bản như: địa chỉ, số điện thoại, fax, những thành tích đạt được. Tùy vào khối lượng thông tin Nhà máy cần cung cấp cho website nhiều hay ít mà tổ chức nhân sự cho phù hợp, chỉ với một hay 2 nhân viên là đã có thể thực hiện công việc này, với điều kiện họ được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, Nhà máy cũng có thể sử dụng dịch vụ cập nhật website của các công ty chuyên thiết kế trang web như LTC chẳng hạn, và một điều chắc chắn rằng công việc này sẽđược thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với một chi phí tối ưu nhất.

Có rất nhiều lý do để Nhà máy thiết lập cho mình một trang web, và các lý do đó có thểđược nêu tóm tắt như sau:

+ Website là nơi thu thập ý kiến khách hàng. Khi khách hàng có ý kiến và khiếu nại về sản phẩm thì họ có thể trực tiếp trao đổi với Nhà máy thông qua website.

+ Website là nơi thông báo các thông tin về Nhà máy. Ngoài những thông tin về sốđiện thoại, email thì Nhà máy cần phải đưa thêm thông tin về năng lực sản xuất hàng năm, các cam kết của Nhà máy đối với khách hàng, mục tiêu chất lượng để khách hàng tìm hiểu.

+ Website là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và catalog điện tử. Những sản phẩm mới, tin khuyến mãi mới sẽ được Nhà máy đưa lên trang web để

khách hàng có thể tìm hiểu những thông tin mới nhất, đặc biệt là với những khách hàng ở xa thì đây là một nơi lý tưởng để họ tìm thông tin nhanh và chính xác.

+ Website là nơi hỗ trợ khách hàng. Khi khách hàng có thắc mắc trong quá trình lựa chọn mua sản phẩm thì website sẽ là nơi hỗ trợ khách hàng, đưa ra lời khuyên về việc nên chọn mua sản phẩm nào.

+ Website là nơi lấy đơn đặt hàng. Khi khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm nào với số lượng lớn thì họ có thể đặt hàng trực tiếp trên website, hoặc những cửa hàng, đại lý muốn đặt hàng thì họ chỉ cần đặt hàng trên mạng, không cần phải tốn nhiều chi phí đi lại và điện thoại.

+ Website là nơi Nhà máy tự quảng cáo mình. Những thành tích Nhà máy đạt

được qua các năm sẽ là một trong những nguồn thông tin khách hàng muốn biết, vì khi

đã tốn tiền để mua sản phẩm thì sản phẩm hoặc Nhà máy sản xuất ra sản phẩm đó có uy tín như thế nào đối với thị trường, với khách hàng, sản phẩm đó có chất lượng tốt hay không.

+ Website là một cửa hàng, một văn phòng mà không cần nhiều nhân viên, không tốn diện tích mặt bằng, khi cần thì Nhà máy có thể mở rộng thêm, khi không cần, có thể thu hẹp lại.

Với những lợi ích mà website mang lại thì Nhà máy phải có kế hoạch đầu tư vào một trang web để có thể thu về lợi ích và tăng doanh số bán hàng trong năm sau.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH 6.1. Kết lun

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thương trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ngày càng khốc liệt do đó để duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả

kinh tế cao, các nhà quản trị phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Với mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng doanh thu cho Nhà máy. Để đạt được mục tiêu đề

ra, về mặt cơ sở lý luận đề tài được trang bị những kiến thức về phân tích kết quả hoạt

động kinh doanh, các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và những khái niệm cũng như các phương pháp phân tích.

Và kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang được khái quát như sau:

- Trong tổng doanh thu Nhà máy thực hiện được qua 03 năm thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt giá trị cao nhất. Một số nguyên nhân làm tăng doanh thu năm 2007 là: sự khởi sắc của thị trường bất động sản đã tác động mạnh mẽ đến ngành vật liệu xây dựng và ngành sản xuất gạch Ceramic, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giá cả các mặt hàng đều gia tăng, bên cạnh đó Nhà máy tìm được một số

khách hàng mới nên số lượng tiêu thụ tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2007 là 82.940,78 triệu đồng, nhưng sang năm 2008 thì lại giảm xuống còn 82.326,59 triệu đồng (giảm 0,74%) vì doanh thu thuần về bán hàng và thu nhập khác tăng nhiều hơn so với năm 2006 và năm 2008.

- Một điều đáng lưu ý là giá trị các khoản giảm trừ trong năm 2006 là cao nhất trong 03 năm đạt gần 266 triệu đồng, nguyên nhân là do Nhà máy có chính sách giảm giá hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, mặt khác do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên các mẫu mà Nhà máy xuất bán cho các cửa hàng, đại lý trước đây không thể bán được đã bị trả lại nên làm cho khoản giảm trừ tăng lên.

- Doanh thu xuất khẩu của Nhà máy giảm mạnh qua các năm và cho đến năm 2008 thì đã không còn xuất khẩu sang nước ngoài nữa, nguyên nhân là do giá bán của Nhà máy cao hơn so với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc. Nhà máy cần tăng cường công tác tiếp thịđể có thể đưa các sản phẩm của mình sang các nước khác chứ không nên xuất khẩu sang một nước duy nhất là Campuchia như những năm trước đây.

- Chi phí là khoản mục làm giảm lợi nhuận và kết quả phân tích cho thấy trong năm 2008 Nhà máy đã phần nào cải thiện được làm cho giá vốn hàng bán - chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí - giảm tương đối so với năm 2006 và 2007. Giá vốn hàng bán năm 2007 là lớn nhất với số tiền 68.242,73 triệu đồng, một phần là do số lượng hàng bán tăng nên làm giá vốn hàng bán tăng, phần khác là do sự biến

động bất thường của nguyên nhiên liệu làm cho giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao. - Hai trong những thành phần cấu thành tổng chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy có sự gia tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là các khoản chi thay bao bì giấy bịướt, rách, xử

lý gạch bị bể cho các chi nhánh, in lịch tặng khách hàng,…Và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do trong năm 2008 chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

nên giá các mặt hàng tiêu dùng đều tăng nên đểđảm bảo các cán bộ công nhân viên có thể ổn định cuộc sống và chuyên tâm vào công việc thì Nhà máy có chính sách tăng lương làm cho khoản chi phí nhân viên tăng lên.

- Kết quả phân tích cho thấy trong những yếu tố tác động đến lãi gộp thì yếu tố

giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá bán thay đổi sẽ làm cho lãi gộp thay đổi cùng chiều với giá bán.

- Nhà máy luôn cố gắng đểđạt được lợi nhuận ngày càng cao và kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận mà Nhà máy đạt được qua 03 năm đều rất cao. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận tăng 1.804,08 triệu đồng với tốc độ tăng rất lớn 114,93%, qua năm 2008 thì tốc độ tăng lợi nhuận có giảm chỉ còn 54,04% nhưng số tiền thu được lại lớn hơn năm 2007 (1.823,21 triệu đồng). Đểđạt được kết quả như vậy là nhờ sựđóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đã nổ lực hết sức để hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Nhà máy là hiệu quả, với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Nhà máy nên tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa. Đồng thời không chủ quan trên thắng lợi hiện tại mà phải thường xuyên “tự mình nhìn lại mình” để có thể “tự mình hoàn thiện mình” nhằm nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Nhà máy mình. Đưa Nhà máy lên tầm phát triển mới, xứng đáng là một trong những Nhà máy sản xuất gạch Ceramic hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

6.2. Kiến ngh

6.2.1. Đối vi Nhà nước

Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để các Nhà máy ra nước ngoài tiếp cận với các công nghệ hiện đại trên thế giới để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp với mình. Và sau khi lựa chọn được công nghệ phù hợp thì Nhà nước nên có chính sách miễn giảm thuế quan đối với việc nhập khẩu công nghệ về nước.

Mặt khác, Nhà nước phải tiến hành nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cả hệ thống giao thông vận tải để Nhà máy thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển gạch an toàn đến những chi nhánh của Nhà máy ở vùng xa như Cà Mau.

Nhà nước cũng nên cho phép Nhà máy tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng

để thông tin, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Nhà máy đến với khách hàng.

6.2.2. Đối vi Nhà máy

Với công suất 1.400.000m2/năm như hiện nay thì Nhà máy chưa thểđáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước. Do đó, để có thể thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng thì Nhà máy phải có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể vừa cung cấp được cho thị trường nội

địa vừa có thểđẩy mạnh công tác quảng cáo để tìm thêm những khách hàng tiềm năng

ở ngoài nước.

Bên cạnh đó, Nhà máy cần phải thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường, thiết lập những bảng câu hỏi nhằm thu thập thêm thông tin về nhu cầu, sở thích của khách hàng về quy cách, màu sắc, mẫu mã ngay thời điểm hiện tại và trong tương lai để biết họ cần gì mà đưa ra giải pháp hợp lý như sản xuất bao nhiêu cho từng mặt hàng, màu sắc và các đường vân của gạch như thế nào.

Nhà máy có rất nhiều cửa hàng, chi nhánh ở rất xa nên việc liên lạc với nhau bằng điện thoại rất tốn kém, và với khả năng rộng khắp toàn cầu thì Nhà máy có thể liên lạc với hàng triệu khách hàng để giới thiệu thông tin về sản phẩm tới bất kỳ nước nào trên thế

giới một cách nhanh chóng nhất thông qua website. Chẳng hạn Nhà máy vừa thiết kế

và sản xuất được một vài mẫu mới muốn quảng cáo với khách hàng thì việc gửi fax hay điện thoại sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém. Ngược lại với Internet thì cùng một lúc Nhà máy có thể gửi đi rất nhiều khách hàng chỉ với một cái nhấp chuột hoặc có thể đặt sản phẩm mới vào mục thông tin quảng cáo trên website. Nếu muốn bổ sung hay thay đổi một mặt hàng mới lên website thì việc đó thật đơn giản.

Ngoài ra, Nhà máy không nên giới hạn thị trường của mình bằng một thứ ngôn ngữ, mà phải tiếp cận với nhiều khách hàng bằng những thứ ngôn ngữ khác nhau. Nếu có

đủđiều kiện thì Nhà máy có thể tạo thêm những ngôn ngữ khác trên website của mình

đặc biệt là tiếng Anh – đây là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới – việc này làm cho người sử dụng có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp khi họđến website của Nhà máy và việc đó là đồng thời nâng cao khả năng bán hàng ra thị trường nước ngoài.

TÀI LIU THAM KHO

E D

GS. TS. Ngô Thế Chi và PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ. 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.

Lê Thị Cẩm Nhung. 2006. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cơ khí An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. Lý Thị Ngọc Châu. 2006. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TM & DV Trần Phát. Tiểu luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang.

Nguyễn Thị Mỵ.2005. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Nguyễn Tấn Bình. 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp: NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.

Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương. 1999. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.

PGS.TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Ths. Ngô Kim Phượng, TS. Lê Thị Thanh Hà, Ths. Lê Mạnh Hưng, GV. Lê Hoàng Vinh. 2007. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

23.10.2008, Sản xuất và tiêu dùng gạch Ceramic trên thế giới [on-line]. Ceramic World. Đọc từ:

http://www.graniteviglacera.com.vn/News/Detail/?news=4&catid=4&id=47 (đọc ngày 18.2.2009).

24.4.2009, Thị trường gốm sứ xây dựng khởi sắc [on-line]. Đọc từ:

http://www.viglaceratrading.vn/detail.aspx?param=F5D0Z3JvdXBpZD0wMTAxJnpv bmU9JmlkPTI0 (đọc ngày 14.4.2009).

Bảo Long. (không ngày tháng), Tịnh Biên (An Giang) thành cửa khẩu quốc tế chuẩn bị đón cơ hội mới [on-line]. Đọc từ: http://www.sgtt.com.vn/oldweb/cacsobaotruoc/374_29/p13_tinhbien.htm (đọc ngày 15.4.2009). Hồng Văn. 9.3.2005. Xúc tiến thương mại tại Campuchia: Làm chợ gần để bán hàng xa [on-line]. Đọc từ: http://www.vipnews.vietnamnet.vn/xuctiendautu/2005/03/388195/ (đọc ngày 18.4.2009).

Phụ lục 1: Các bảng phân tích số liệu

Bảng 4.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch Chỉtiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DTBH & CCDV 65.657,37 82.108,95 81.928,76 16.451,58 25,06 (180,19) (0,22) 2. Khoản giảm trừ 265,92 165,23 243,88 (100,69) (37,86) 78,65 47,60 3. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 4. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 5. LN gộp 10.823,71 13.700,99 19.633,07 2.877,28 26,58 5.932,08 43,30 6. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 7. CP TC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 8. CPBH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 9. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 10. LN thuần 1.445,25 3.522,36 6.355,22 2.077,11 143,72 2.832,86 80,43 11. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) 12. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 13. LN khác 647,71 976,03 574,13 328,32 50,69 (401,90) (41,18) 14. LN trước thuế 2.092,96 4.498,39 6.929,35 2.405,43 114,93 2.430,96 54,04 15. Thuế TNDN 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 16. LN sau thuế 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1.804,08 114,93 1.823,21 54,04

Bảng 4.2: Tổng doanh thu của Nhà máy

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 2. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 3. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) Tổng DT 66.166,53 82.940,78 82.326,59 16.774,25 25,35 (614,19) (0,74)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. DT thuần 65.391,45 98,83 81.943,72 98,80 81.684,88 99,22 2. DT HĐTC 0 0 4,53 0,01 39,68 0,05 3. TN khác 775,08 1,17 992,53 1,20 602,03 0,73 Tổng DT 66.166,53 100,00 82.940,78 100,00 82.326,59 100,00

Bảng 4.4: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm từ hoạt động kinh doanh chính

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT theo loại

sản phẩm Giá trị

(Triệu đồng) % (TriGiá trệu đồịng) % (TriGiá trệu đồịng) %

1. Gạch 40 x 40 38.387,00 58,70 36.546,94 44,60 43.562,62 53,33 2. Gạch 30 x 30 6.611,25 10,11 4.060,38 4,96 4.980,54 6,10 3. Gạch 20 x 25 9.721,73 14,87 6.482,70 7,91 8.799,46 10,77 4. Gạch 25 x 40 10.646,72 16,28 34.848,50 42,53 24.327,62 29,78 5. Gạch len 24,75 0,04 5,20 0,01 14,65 0,02 Tổng DT 65.391,45 100,00 81.943,72 100,00 81.684,88 100,00 Bảng 4.5: Cơ cấu thị trường nội địa ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch Ceramic an giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)