Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh an giang (Trang 48)

4.4.1. Doanh số cho vay

Hiện nay các ngân hàng kinh doanh rất nhiều hình thức như: làm dịch vụ thanh toán, cho vay, cho thuê tài chính,… nhưng hoạt động mang tính đặc trưng cho ngân hàng là hoạt động tín dụng cho vay. Chính hoạt động này đã cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế

và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay nhiều sẽ mang lại doanh thu cao cho ngân hàng vì vậy các ngân hàng luôn luôn theo dõi và xem xét tình hình cho vay của ngân hàng trong mọi thời điểm. Và ngân hàng thường đánh giá hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng như thế nào qua tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Chính doanh số cho vay cung cấp cho ngân hàng biết ngân hàng đã cung ứng được bao nhiêu vốn cho các thành phần kinh tế.

# Doanh số cho vay theo thời hạn

Trong hoạt động kinh doanh hay sản xuất thì luôn có những lúc các cá nhân hoặc doanh nghiệp thiếu vốn trong một thời gian ngắn hoặc dài. Các cá nhân hay doanh nghiệp sẽ dựa vào tình hình nguồn vốn thực tế của mình để xin cấp tín dụng trong thời hạn bao lâu. Dựa vào nhu cầu thời hạn vay của khách hàng thì ACB - An Giang phân ra thành

tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung - dài hạn. Sau đây là doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm tại ACB - An Giang:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 191.786 70 217.677 70,31 242.710 70,63 25.891 13,5 25.033 11,5 Trung-dài hạn 82.194 30 91.920 29,69 100.943 29,37 9.726 11,83 9.023 9,82 Tổng 273.980 100 309.597 100 343.653 100 35.617 13 34.056 11

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của ACB – An Giang)

191,786 82,194 217,677 91.920 242,710 100,943 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của ACB - An Giang

Ngắn hạn Trung - dài hạn

U Doanh số cho vay ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn trong hoạt động tín dụng tại ACB – An Giang thường chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với tín dụng trung - dài hạn. Do phần lớn tỉnh An Giang tập trung những ngành nghề kinh doanh sản xuất có thời vụ như: nông nghiệp, bổ sung vốn kinh doanh để mua giống lúa hoặc thuốc trừ sâu phục vụ cho nông dân khi mùa vụ tới, cấp tín dụng cho khách hàng mua nhà khi nguồn vốn của khách hàng không huy động kịp thời, hoặc khi các dịp lễ tết thì ngành vật tư xây dựng cần vốn để mua thêm hàng hóa phục vụ

vốn huy động được. Hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đã đạt được kết quả

trong 3 năm qua như sau: năm 2006 là 191.786 triệu đồng đến năm 2007 là 217.677 triệu

đồng tăng 25.891 triệu đồng tương đương 13,5%, năm 2008 là 242.710 tăng 25.033 triệu

đồng tương đương 11,5%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngành nông nghiệp trong những năm qua có chi phí sản xuất liên tục tăng vì thuốc trừ sâu và giống tăng mạnh nên nhu cầu về vốn của nông dân tăng lên.

U Doanh số cho vay trung - dài hạn

Tín dụng trung - dài hạn phục vụ cho cấp tín dụng đối với những khách hàng muốn mở rộng việc kinh doanh nhưng thiếu vốn; cho các doanh nghiệp sản xuất muốn đầu tư thêm trang thiết bị và phục vụ sinh hoạt tiêu dùng cho các cá nhân;…Và tình hình cho vay tín dụng trung - dài hạn qua 3 năm của ACB - An Giang như sau: năm 2006 là 82.194 triệu đồng đến năm 2007 là 91.920 triệu đồng tăng 9.726 triệu đồng tương đương 11,83%, năm 2008 là 100.943 triệu đồng tăng 9.023 tương 9,82%.

Sự tăng lên này không nhiều do một phần năm 2008 tình hình tài chính của các doanh nghiệp không tốt mà thường thì các doanh nghiệp xin cấp tín dụng với thời gian lâu dài cho nên ngân hàng xem xét rất kỹ do tín dụng trung - dài hạn có rủi ro rất cao vì thời gian trả nợ của khách hàng dài; khả năng không thu được nợ rất có thể xảy ra vì trong tương lai tình hình kinh tế diễn ra ít khi nào biết trước. Mặt khác, do ngân hàng huy động

được nguồn vốn tiền gởi tiết kiệm thời gian dài điều này giúp cho ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay.

Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại nói chung và ACB - An Giang nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao do khả năng không thu được lãi và gốc thấp hơn tín dụng trung - dài hạn vì lãi suất của tín dụng trung - dài hạn sẽ tăng lên theo thời hạn cho vay. Tuy nhiên, mặc dù tín dụng trung - dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng nó đóng góp rất nhiều cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ta biết những gì đem lại lợi nhuận cao thì kèm theo đó là rủi ro cao. Vì vậy, ACB – An Giang rất chú trọng việc quyết định cấp tín dụng trung - dài hạn; chỉ cho vay khi đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng là tốt; khách hàng có dự án khả thi và hiệu quả; có tài sản thế chấp và cầm cố. Nhưng ngân hàng không nên tin tưởng quá vào tài sản thế chấp do mục đích ngân hàng cấp tín dụng là cung ứng vốn để khách hàng kinh doanh sản xuất; thu được lãi và vốn đúng hạn chứ không phải vì mục đích sẽ bán tài sản của khách hàng. Việc phát mãi tài sản của khách hàng khi khách hàng không trả được nợđối với tất cả các ngân hàng là điều không tốt. Do việc phát mãi sẽ tốn thêm khoản chi phí ra tòa và điều quan trọng là ảnh hưởng xấu đến năng lực hoạt động của ngân hàng do ngân hàng yếu kém trong khâu thẩm định và quyết định cho vay.

Nhìn chung, trong các năm qua ACB - An Giang đã đóng góp một phần không ít vào việc cung ứng vốn cho tỉnh An Giang. ACB - An Giang đã tận dụng những quyền hạn được phép của mình để huy động và cho vay một cách hiệu quả thông qua việc nguồn vốn huy động và cấp tín dụng luôn tăng trưởng qua các năm.

#Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đối với tất cả ngân hàng hiện nay; hoạt động cấp tín dụng đối với nhiều thành phần kinh tế ngày càng tăng do nền kinh tế Việt Nam đang dần dần thay đổi những chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài vào và khuyến khích các loại hình kinh

doanh trong nước phát triển. Và trong những năm qua, kinh tế An Giang phát triển một cách rõ rệt khi có nhiều doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh được thành lập. Sự phát triển ngày càng nhiều các doanh nghiệp và cá nhân muốn kinh doanh đã làm tăng nhu cầu vốn của nền kinh tế An Giang; cho nên có rất nhiều ngân hàng mở Chi nhánh - phòng giao dịch tại An Giang để cung ứng vốn kịp thời cho doanh nghiệp và cá nhân. Và sau đây là tình hình doanh số cho vay của doanh nghiệp và cá nhân tại ACB - An Giang qua 3 năm:

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

Cá nhân 164.388 60 187.402 60,53 208.953 60,8 23.014 14 21.551 11,5

Doanh

nghiệp 109.590 40 122.195 39,47 134.700 39,2 12.605 11,5 12.505 10,23

Tổng 273.980 100 309.597 100 343.653 100 35.617 13 34.056 11

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của ACB – An Giang)

164,388 109,590 187,402 122,195 208,953 134,700 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ACB - An Giang

Cá nhân Doanh nghiệp

Do nhu cầu sử dụng vốn trong xã hội tăng lên nên tổng doanh số cho vay đã tăng lên. Cụ thể như sau: năm 2006 là 273.980 triệu đồng qua năm 2007 là 309.597 triệu

đồng tăng 35.617 triệu đồng tương đương 13%, năm 2008 là 343.653 triệu đồng tăng 34.056 tương đương 11%. Tổng doanh số cho vay tăng lên là do ACB – An Giang luôn có

những chính sách kịp thời phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế. Nhưng năm 2008 tốc độ

tăng trưởng giảm xuống do ACB – An Giang hạn chế cho vay khi doanh nghiệp đang đối

đầu với khủng hoảng tài chính. Điều này buộc ACB – An Giang đánh giá kỹ khả năng tài chính của khách hàng mới và cả khách hàng cũ thật chính xác để tránh những rủi ro có thể

xảy ra. Đối với những khách hàng mới xem xét kỹ khi quyết định cấp tín dụng; còn đối với khách hàng cũ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay mới lại. Do vậy, trong những năm qua, ACB - An Giang vẫn giữđược doanh số cho vay tốt và tăng qua các năm.

UĐối với cho vay cá nhân

Đây là đối tượng mà ACB - An Giang cho vay nhiều nhất. Doanh số cho vay cá nhân luôn chiếm hơn 50% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Điều này là do ngay từ đầu ACB – An Giang đã định hướng khách hàng cần cấp tín dụng và do khi chi nhánh mới thành lập thì tỉnh An Giang chưa có nhiều doanh nghiệp nên lúc ấy chỉ có thể

tập trung vào cho vay cá nhân. Tình hình cho vay cá nhân tại ACB - An Giang qua 3 năm như sau: năm 2006 là 164.388 triệu đồng đến năm 2007 là 187.402 triệu đồng tăng 23.014 triệu đồng tương đương 14%, năm 2008 là 208.953 triệu đồng tăng 21.551 triệu đồng tương

đương 11,5%. Nguyên nhân tăng lên là do hiện tại ngân hàng cho cá nhân vay rất nhiều loại hình khác nhau như: bổ sung vốn kinh doanh, sản xuất kinh doanh, hoặc vay mua nhà, tiêu dùng sinh hoạt,… mà trong những năm qua đặc biệt là năm 2008 việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do hàng hóa bán chậm đi vì chịu ảnh hưởng của lạm phát nên các cá nhân rất cần vốn để trang trãi chi phí sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng tăng lên; cho nên trong xã hội nhu cầu về vốn cũng tăng lên.

UĐối với doanh nghiệp

Doanh số cho vay của doanh nghiệp tuy không nhiều như cá nhân nhưng đa phần những khách hàng doanh nghiệp đều là những khách hàng quen thuộc của ACB – An Giang và luôn luôn giữ mối quan hệ này rất tốt. Việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp thường là với doanh số rất cao cho nên ngân hàng xem xét rất kỹ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại có khả năng trả nợ cho ngân hàng không. Cụ thể tình hình cho vay

đối với doanh nghiệp qua các năm như sau: năm 2006 là 109.592 triệu đồng đến năm 2007 là 122.195 triệu đồng tăng 12.605 triệu đồng tương đương 11,5%, năm 2008 là 134.700 triệu đồng tăng 12.505 triệu đồng tương đương 10,23%.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ACB – An Giang có được quy trình cho vay hiệu quả nên đã được những khách hàng cũ lẫn khách hàng mới đến vay. Bên cạnh quy trình cho vay hiệu quả là đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và nhanh nhẹn nên được khách hàng tin tưởng khi đến vay. Ngoài ra sự tăng lên này còn do các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng không thể huy động kịp thời nguồn vốn hoặc thiếu vốn nên đã kéo theo nhu cầu thiếu vốn trong doanh nghiệp. Nhu cầu về vốn tăng lên thì tốc độ tăng doanh số cho vay cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng của năm 2008 có phần ít hơn năm 2007 do cuối năm 2008 ACB – An Giang hạn chế cho vay vì để đảm bảo những rủi ro có thể xảy ra khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh

đang gặp khó khăn nên chỉ cho vay đối với khách hàng quen; còn đối với những khách hàng mới thì có điều kiện vay vốn khác kèm theo như: cũng với tài sản đảm bảo đó nhưng mức cho vay sẽ khác nhau,…

#Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

ACB - An Giang phần lớn là cấp tín dụng cho ngành nông nghiệp do An Giang là tỉnh mà hầu hết người dân ở các huyện xã sống bằng nghề trồng lúa và chăn nuôi. Ngoài ra, ACB - An Giang còn đa dạng nhiều loại sản phẩm cho vay khác nhằm phục vụ cho người dân ở thành phố, thị xã lẫn người dân ở các huyện thị như: cho vay trả góp xây dựng nhà, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng,…

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành nghề của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

Nông nghiệp 109.592 40 124.934 40,35 139.302 40,54 15.342 14 14.368 11,5 Công thương 95.893 35 108.359 35 119.737 34,84 12.466 13 11.378 10,5 Tiêu dùng 54.796 20 61.372 19,82 68.429 19,91 6.576 12 7.057 11,5 Khác 13.699 5 14.932 4,83 16.185 4,71 1.233 9 1.253 8,39 Tổng 273.980 100 309.597 100 343.653 100 35.617 13 34.056 11

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của ACB – An Giang)

109,592 95,893 54,796 13,699 124,934 108,359 61,372 14,932 139,302 119,737 68,429 16,185 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.5: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của ACB - An Giang

U Nông nghiệp

Hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng nhằm mục đích cung ứng vốn cho những nông dân có ruộng đất mà thiếu vốn để sản xuất. Ngành nông nghiệp là ngành chủ đạo của tỉnh An Giang; không những cung cấp lương thực trong tỉnh mà còn cả

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Sau đây là tình hình cho vay đối với nông nghiệp của ACB - An Giang: năm 2006 là 109.592 triệu đồng qua năm 2007 là 124.934 triệu đồng tăng 15.343 triệu đồng tương đương 14%, năm 2008 là 139.302 triệu đồng tăng 14.367 triệu đồng tương đương 11,5%.

Tốc độ tăng của doanh số cho vay nông nghiệp năm 2007 cao hơn năm 2008 là do năm 2007 thời tiết được thuận lợi; giá lúa tăng cao và có thị trường tiêu thụ nên đã có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư thêm như tăng sản lượng nuôi gia cầm, mua thêm nhiều công cụ phục vụ cho sản xuất như máy bơm nước, máy xới,… ngoài ra do giá phân bón liên tục tăng cao nên nhu cầu về vốn để sản xuất của nông dân nhiều hơn cho nên doanh số

cho vay đã tăng lên. Qua năm 2008 tốc độ tăng doanh số cho vay có giảm xuống do có nhiều chi nhánh ngân hàng khác được thành lập với cơ sở hạ tầng tốt kèm theo là những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng và cũng do ảnh hưởng của việc xuất khẩu gạo làm cho giá lúa giảm đi ảnh hưởng đến tình hình ngành nông nghiệp cho nên ngân hàng

đưa ra những chính sách hạn chế trong cho vay chờ khi có tình hình khả quan hơn thì điều chỉnh lại cho phù hợp. Những chính sách hạn chế cho vay cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cho vay của ACB – An Giang do hầu hết các ngân hàng khác cũng làm như vậy

để nhằm hạn chế rủi ro khi nông dân không có khả năng trả nợ do không bán được lúa.

U Công thương

Trong lĩnh vực cho vay công thương thì ACB – An Giang thường cho vay

để kinh doanh hoặc bổ sung thêm vốn; thường thì đối tượng vay của loại hình này là các

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh an giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)