Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh an giang (Trang 25)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào thánh 05/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN ban hành ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP- UB do UBNN Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.

Ngày 04/06/1993, NHTMCP Á Châu ra đời với số vốn điều lệ ban đầu vỏn vẹn 20 tỷ đồng và 34 cổ đông. Nay ACB đã trở thành 1 trong những NHTMCP mạnh nhất Việt Nam có vốn điều lệ lên đến 2.630 tỷđồng với hàng ngàn cổđông. Quy mô vốn điều lệ tăng gấp 132 lần, tổng số nhân viên tăng hơn 184 lần so với ngày đầu thành lập.

NHTMCP Á Châu được thành lập do một số doanh nhân của 2 miền Nam, Bắc và một nhóm các nhà giáo đã quyết định rời bục giảng để bước vào thương trường với tham vọng biến kiến thức thành thực tiễn nhằm xây dựng một ngân hàng đáp ứng được nhu cầu dân sinh.

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên quốc tế: Asia Commercal Bank

Tên viết tắt: ACB

Địa chỉ hội sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885

Email: acb@acb.com.vn Trang web: www.acb.com.vn

Sau 15 năm phát triển, NHTMCP Á Châu đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta. Đó là kết quả của một quá trình lao động năng động, sáng tạo với nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên NHTMCP Á Châu nhất là các thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành của ngân hàng trong việc xác định định hướng phát triển, trong công tác quản trị điều hành nhằm phát huy tối đa những thế mạnh của NHTMCP Á Châu.

NHTMCP Á Châu là một trong những NHTMCP được thành lập trong giai đoạn

đầu của công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nguồn lực con người chính là sức mạnh nội tại làm nên thành công NHTMCP Á Châu trong suốt 15 năm qua.

Những ngày đầu ngân hàng mới thành lập, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vừa mở cửa, dù môi trường kinh doanh còn chưa cạnh tranh gay gắt như hiện nay, NHTMCP Á

Châu đã ý thức rằng thách thức đang ở phía trước. Chính ý thức này đã dẫn đến một quyết

định quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển NHTMCP Á Châu ngày nay. Đó là đầu tư

công nghệ để đổi mới hoạt động ngân hàng vào năm 1999. Trên nền tảng của hệ quản trị

nghiệp vụ ngân hàng TCBS (The Complete Banking Solution), có cấu trúc tổ chức thay đổi theo định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và đưa NHTMCP Á Châu trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng có tiện ích cao cho nhiều phân đoạn khách hàng khác nhau.

NHTMCP Á Châu trở thành đại lý chính thức đầu tiên của Western Union tại Việt Nam ngay sau khi Hoa kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tếđối với Việt Nam. Và cũng là NHTMCP Việt Nam đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa ở thị trường trong nước và là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có đối tác nước ngoài tham gia góp vốn.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội sởSơđồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Hội sở ACB Sơđồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Hội sở ACB Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Các hội đồng Văn phòng HĐQT Ban kiểm soát nội bộ Ban kiểm soát Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng DN Khối

ngân quỹ Khtriểốn kinh i phát doanh Khối giám sát điều hành Khối Quản trị nguồn lực Khối CNTT Phòng thẩm định giá tài sản Phòng đầu tư Ban bảo chđảấm t lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro về tín dụng

Các sở giao dịch, Chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng.

Các công ty trực thuộc Cty TNHH chứng khoán ACB, Cty quản lý nợ và khai thác tài sản, Cty cho thuê tài chính.

* Đại hội đồng cổđông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.

* Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

* Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chếđộ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm báo cáo cho

ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

* Các hội đồng: do HĐQT thành lập làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị

ngân hàng thực hiện, chiến lược, kế hoạch kinh doanh đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

* Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt

động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, các giám đốc khối, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

* Các phòng ban: có trách nhiệm thực hiện các công việc do ban lãnh đạo phân công.

* Sở giao dịch, Chi nhánh, phòng giao dịch, công ty TNHH: hoạt động theo những quyền hạn, chính sách mà Hội sở giao cho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Ngành nghề kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai

* Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gởi có kỳ

hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước vay vốn, của các tổ chức tín dụng khác.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo luật định.

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế.

Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.

Hoạt động bao thanh toán. * Định hướng phát triển:

Năm 2010 lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ hoàn toàn hội nhập, không còn phân biệt giữa ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng trong nước. NHTMCP Á Châu (ACB) sẽ có hai mũi nhọn: Ngân hàng bán lẻ được phát triển từ khối dịch vụ ngân hàng của ACB hiện nay và Ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp sẽ phát triển từ công ty chứng khoán ACB (ACBS).

Mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.

Năm 2015, ACB đặt mục tiêu sẽ là 1 trong 3 tập đoàn tài chính ngân hàng hàng

đầu Việt Nam với quy mô tổng tài sản trên 3.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 15.000 tỷđồng, lợi nhuận 7.000 tỷđồng, mạng lưới gồm 350 Chi nhánh và phòng giao dịch sẽ cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng theo chuẩn mực quốc tế. Đội ngũ cán bộ - nhân viên của ACB sẽ có khoảng 10.000 người.

Hướng đến các khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình trở lên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở một đất nước 85 triệu dân, điều dễ làm hơn là triển khai các hoạt

động ngân hàng bán lẻ.

3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh An Giang 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHTMCP Á Châu - Chi nhánh An Giang là chi nhánh thứ ba được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Sài Gòn theo giấy phép số 0019/GCT ngày 10/08/1994 và đi vào hoạt động ngày 16/09/1994.

Trụ sởđặt tại: 95 Nguyễn Trãi - TP. Long Xuyên - An Giang. Tên viết tắt: ACB – An Giang.

Điện thoại: 076.3844531 – 3844532. Fax: 076.3844530.

Giấy phép đặt tại chi nhánh văn phòng, văn phòng đại diện số 001506 ngày 22/08/1994 của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh An Giang.

Giấy đăng ký kinh doanh số 064827 ngày 25/08/1994 do UBND Tỉnh An Giang cấp theo nội dung hoạt động của ACB - An Giang được ghi rõ trong giấy phép thành lập số

533/GP-UP, ngày 13/05/1993 của UBND TP.HCM cấp.

Giấy chứng nhận đểđăng ký kinh doanh vàng số 000002 ngày 12/06/1997 do Giám

đốc Ngân hàng Nhà nước cấp về việc ACB – An Giang được phép đầu tư mua bán, gia công và chế tác vàng. Năm 2000 ngân hàng bắt đầu hoạt động cho vay tiêu dùng theo phương thức trả góp và hoạt động cho đến ngày nay.

Trải qua hơn 12 năm hoạt động, chi nhánh đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Với quyết tâm thực hiện phương châm “Vì sự

thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, ACB – An Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh cho vay khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, ACB - An Giang đã tạo sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, đồng thời chi nhánh cũng ý thức rằng: được khách hàng tín nhiệm là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ACB - An Giang.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức - Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

* Cơ cấu tổ chức:

Sơđồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý của ACB – An Giang

* Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban Giám đốc: 02 người

Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn chỉđạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Là nơi xét duyệt thiết lập các chính sách, xử lý và kiến nghị với cấp có thẩm quyền, xử lý các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh.

Phòng hành chánh và nhân sự: gồm 05 người

Theo dõi toàn bộ cá nhân nhân viên bằng chương trình vi tính. Ban Giám Đốc

Kiểm soát nội bộ Ban tín dBan xử lý nụng ợ

Phòng giao dịch và ngân quỹ Phòng tín dvà TTQT ụng Phòng hành chánh và nhân sự Phòng kế toán Bộ phận Western Union và kiều hối Bộ phận TD Công thương và tiêu dùng Bộ phận TD Nông nghiệp Bộ phận KD ngoại tệ, KD vàng Tổ TD Huyện Thoại Sơn Tổ TD Huyện Phú Tân Tổ TD Thành phố Long Xuyên Tổ TD Huyện Châu Thành Tổ TD Huyện Chợ Mới Tổ TD Huyện Châu Phú

Lên kế hoạch, chương trình đào tạo CBCNV và quan hệ với trung tâm đào tạo ACB để theo dõi lịch học của trung tâm.

Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế

hoạch được ACB - Hội sở duyệt hằng năm.

Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban.

Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn… tiếp nhận và phân công các công văn từ ACB - Hội sở, Ngân hàng Nhà nước, các nơi khác gởi đến. Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: gồm 22 người

Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của ngân hàng tạo thành nguồn thu lớn trong mọi hoạt động.

Thẩm định xét duyệt và kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp, tiêu dùng, các dự án xây dựng nhà ở…

Tiếp thị mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm của ACB.

Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng. Thực hiện vai trò tham mưu Ban Giám Đốc trong kế hoạch phát triển, tiếp nhận hồ sơ có quan hệ thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, đây là bộ phận quan trọng và quyết định đầu ra trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tưđó.

Phòng kế toán và vi tính: gồm 03 người

Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, nơi tiếp nhận chứng từ

trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng. Hằng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi

để xác định lượng vốn hoạt động; theo dõi tài sản cốđịnh, công cụ lao động của ngân hàng. Tổng hợp, lập các biểu mẫu báo cáo, bảng cân đối kế toán, làm việc với cơ

quan thuế.

Quản lý mạng vi tính, chương trình và phần mềm ứng dụng của chi nhánh. – Phòng giao dịch và ngân quỹ: gồm 12 người

Kiểm tra thực thu thực chi cho chứng từ kế toán. Cân đối thanh khoản điều chỉnh vốn.

Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ.

Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố (bản chính) của khách hàng.

Trình độ chuyên môn của ngân hàng bao gồm Đại học và cao cấp Ngân hàng chiếm tỷ trọng 90% trên tổng số biên chế, tất cả CBCNV của ACB - An Giang đều đã trải qua khóa đào tạo chuyên môn do trung tâm đào tạo ACB tổ chức giảng dạy.

Việc bổ nhiệm chức danh giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phòng ACB đều do chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc quyết định.

3.2.3. Tình hình hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tất cả những NHTMCP ngoài mục tiêu có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế

giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp có nguồn vốn kịp thời để sản xuất, hoạt động kinh doanh thì mục tiêu đem lại thu nhập cho ngân hàng cũng là một mục tiêu chính vì ngân hàng cũng giống như tất cả mọi ngành nghề kinh doanh đều mong muốn có lợi nhuận để

trang trải những chi phí cho hoạt động. Có thể nói mục tiêu lợi nhuận là yếu tố hàng đầu của ngân hàng và là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Việc tăng lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng có

điều kiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có,

đa dạng hóa các sản phẩm để thu hút thêm nhiều khách hàng. Do vậy, những năm qua ACB – An Giang dưới sự lãnh đạo nhiệt tình và sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên

đểđạt được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Báo cáo thu nhập, chi phí qua 3 năm 2006, 2007, 2008 của ACB – An Giang

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 30.612 34.591 39.780 3.979 13 5.189 15 Chi phí 19.489 21.048 23.153 1.559 8 2.105 10 LNTT 11.123 13.543 16.627 2.420 21,75 3.084 22,77 Thuế 3.114 3.792 4.656 678 21,77 864 22,78 LNR 8.009 9.751 11.971 1.742 21,75 2.220 22,77

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh an giang (Trang 25)