Bố trí lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 42 - 46)

II. TẠO ĐỘNG LỰ CỞ CÔNG TY

1. Bố trí lao động

Để đạt được hiệu quả của việc tạo động lực lao động từ công tác bố trí lao động, chúng ta cần thực hiện quá trình bố trí lao động một cách hợp lý nhất. Bố trí lao động được coi là hợp lý khi mà người lao động làm việc phù hợp với trình độ được đào tạo và kỹ năng cũng như khả năng thực tế của mình, người lao động có tay nghề không phải làm những công việc không đòi hỏi trình độ lành nghề và

ngược lại, hay nói cách khác là tính chất công việc phải phù hợp trình độ lành nghề của người lao động.

1.1 Bố trí lao động theo ngành nghề

Bố trí lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động trong nghề của họ. Nếu không sử dụng người lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo thì không những bỏ phí khả năng của người lao động được đào tạo mà còn phải mất thêm chi phí để đào tạo lại họ. Khi đó người lao động sẽ không có động lực thực hiện công việc mới trừ khi họ phát huy được năng lực sở trường của họ trong nghề mới.

Đành rằng việc bố trí lao động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người lao động là hết sức khó khăn bởi không phải lúc nào CDC cũng có thể đáp ứng được hết các nhu cầu chính đáng của người lao động. Tuy nhiên trong phạm vi có thể của mình, CDC rất quan tâm đến bố trí lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo của người lao động. Hầu hết người lao động của CDC đều được làm việc theo đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, đặc biệt là đối với những cán bộ công nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm nguyên nhân là do CDC là một công ty Tư vấn thiết kế Xây dựng. Chính vì thế mà người lao động trong CDC chủ yếu tốt nghiệp từ trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc và các trường khác có đào tạo về chuyên ngành kiến trúc và xây dựng. Qua tiếp xúc thực tế ở Công ty thì 100% số người lao động được hỏi đều cho rằng họ được bố trí đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, mức độ thoả mãn với công việc cao, phát huy được kiến thức về nghề được trang bị. Tình hình phân công lao động theo nghề được đào tạo đựoc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8 : Tình hình phân công theo nghề được đào tạo

Bộ phận Tổng số lao động

Lao động làm trái nghề Số lao động Phần trăm(%)

Phòng Tổ chức - Hành chính 9 2 22.22

Xí nghiệp thiết kế thi cộng nội ngoại thất 15 1 6.67

Xí nghiệp tư vấn thiết kế kết cấu 20 2 10

Xí nghiệp thiết kế cơ điện 11 1 9.09

Phòng Tư vấn đấu thầu 3 0 0

Qua bảng trên ta thấy hầu hết người lao động được bố trí đúng theo ngành nghề được đào tạo, do vậy CDC đã tiết kiệm được một khoản chi phí cho đào tạo lại. Đối với các cán bộ quản lý, tuy không có bằng cấp về quản lý kinh tế nhưng họ lại có thời gian công tác dài tại CDC có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về người lao động và Công ty do vậy họ nhanh chóng nắm bắt được công việc. Tuy nhiên do độ tuổi của các cán bộ này khá cao từ 40-55 tuổi, do vậy mà việc học tập nâng cao trình độ ít nhiều cũng bị hạn chế.

Bảng 9 : Ngành nghề đào tạo phòng Tổ chức- Hành chính Họ tên Ngành đào tạo Công việc hiện nay

1. Trần Phan Thị Hà Cử nhân ĐHKTQD

Khoa Kinh tế lao động Trưởng phòng tổ chức hành chính 2. Phan Thu Hiền

Kỹ sư tin học Viện ĐHMở Chuyên viên 3. Nguyễn Thu Hiền

Cử nhân ĐH Ngoại Giao Thư ký GĐ

4. Nguyễn Hoài Thu Kiến trúc sư ĐH Kiến trúc Hà

Nội Chuyên viên

5. Nguyễn Gia Thêm, Vũ Quốc Việt, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Đình Quyết

Tốt nghiệp PTTH Lái xe

Nhìn chung thì hầu hết cán bộ trong phòng đều có trình độ từ đại học trở lên, phòng cũng có bảng mô tả công việc chi tiết cho từng cán bộ trong, giúp cho

họ hoàn thành tốt các công việc được giao. Tuy nhiên, cũng có hạn chế là duy nhất có trưởng phòng được đào tạo đúng công việc hiện nay. Do đó, việc xây dựng các quy chế trả lương, thưởng, định mức đều được thực hiện bởi trưởng phòng. Do vậy trong tương lai thì cần tuyển thêm người đúng ngành nghề KTLĐ - QTNL để phục vụ tốt hơn nữa công tác lao động và tiền lương của Công ty. Điều đó rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc tạo động lực cho người lao động, nâng cao chất lượng của công tác này ở Công ty.

1.2 Tình hình sử dụng ngày công lao động

Theo quy định về thời gian làm việc của Công ty đã được thống nhất trong thoả ước lao động tập thể thì thời gian làm việc là 8h/ngày, Buổi sáng: 8h-12h, Buổi chiều: 1h-5h. Một tuần làm việc 5 ngày, nghỉ thứ 7, chủ nhật. Thời gian nghỉ phép:

• Nếu làm việc từ 1 năm trở lên thì được nghỉ phép 12ngày/năm

• Nếu thời gian làm việc dưới 1 năm thì số ngày được nghỉ tương ứng với số tháng làm việc, 5 năm công tác người lao động đựoc nghỉ thêm 1 ngày

Ngoài ra thì người lao động được nghỉ những ngày lễ tết theo quy định của nhà nước, mỗi năm vào dịp hè được nghỉ 3 ngày để đi nghỉ mát.

Tình hình sử dụng ngày công lao động của Công ty năm 2003 như sau:

Bảng 10 : Tình hình sử dụng ngày công lao động của Công ty năm 2003

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Quý I II III IV

Số CBCNV 170 167 172 170

Số ngày công chế độ 10.370 10.688 11.180 11.050

Số ngày công thực tế 10.390 10.900 11.390 11.300

Qua số liệu ta thấy Công ty sử dụng ngày công lao động tương đối hợp lý. Số ngày công thực tế đều lớn hơn số ngày công chế độ nguyên nhân là do Công ty phải tiến hành làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ của các công trình, dự án đầu tư, vì đối với các công trình dự án thì thời gian là rất quan trọng. Số ngày công thực tế lớn hơn ngày công chế độ còn cho chúng ta thấy được là CDC đã đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, người lao động cảm thấy yên tâm và gắn bó với tổ chức, mặt khác Công ty cũng không phải mất đi một khoản chi phí nếu như người lao động không làm việc mà vẫn được trả lương. Tuy nhiên tránh huy động làm thêm giờ quá nhiều vì như thế người lao động sẽ không có thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục sức khỏe sau một tuần làm việc mệt mỏi. Nếu làm việc quá nhiều mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, làm giảm tinh thần cũng như khả năng lao động, hiệu quả lao động sẽ không cao.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w