Một số kiến nghị cho việc phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa

Một phần của tài liệu 228398 (Trang 54 - 57)

Pa

Ngoài những kiến nghị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nh trên, để góp phần phát triển du lịch Sa Pa thực sự bền vững chúng tôi xin đề xuất thêm một số ý kiến nh sau:

1. Qui hoạch phát triển

Trớc hết, theo chúng tôi, cần có sự quy hoạch cẩn thận và lâu dài cho phát triển du lịch ở Sa Pa mà một trong những điểm quan trọng nhất là không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của thị trấn. Nếu để mất cảnh quan thiên nhiên sẽ mất đi một trong những yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch của Sa Pa.

Cụ thể hiện nay ở thị trấn việc xây dựng nhà cửa, khách sạn quá nhiều đã lấn át cảnh quan thiên nhiên (điều này đã đợc gần 52% số khách du lịch và ngời kinh doanh đợc phỏng vấn đề cập tới). Cần làm cho Sa Pa thoáng tầm mắt hơn và gần với thiên nhiên hơn. Các nhà khách nên xây rải rác hơn trong thị trấn cũng nh ở các xã, bản xung quanh.

2. Cấp giấy phép đi thăm làng bản dân tộc và ngủ lại đêm

Chính quyền địa phơng nên tổ chức tốt việc cấp giấy phép (có thu lệ phí) cho khách du lịch đi tham quan hoặc nghỉ lại ở một số làng bản quanh Sa Pa. Trớc mắt, trong khi các làng bản cha có nhà khách có thể chọn 2 - 3 nhà dân có điều kiện (rộng rãi, sạch sẽ. . .) làm nơi cho khách nghỉ. Nh vậy, một mặt chính quyền địa phơng có thể quản lý đợc khách ngủ lại làng bản, mặt khác, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách nớc ngoài.

Việc hạn chế khách đi thăm quan và nghỉ lại ở các làng bản dân tộc sẽ làm giảm sự hấp dẫn đối vơí khách du lịch vì nh trên đã phân tích, dân tộc thiểu số cùng lối sống và văn hoá của họ chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất thu hút khách du lịch nớc ngoài tới Sa Pa. Việc cấp giấy phép cần có quy định cụ thể, rõ ràng về lệ phí và thủ tục làm sao để việc nhận giấy phép đợc kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo thời gian cho khách đi tham quan. Trong lệ phí có thể kết hợp cả phí vào thăm làng để trả lại cho xã (cộng đồng thiểu số) nhằm tăng thêm lợi ích cho họ.

Trong lệ phí có thể kết hợp cả phí vào thăm làng bản để trả lại cho xã (cộng đồng dân tộc thiểu số) nhằm tăng thêm lợi ích cho họ.

3. Tổ chức quản lý du lịch

Nh chúng ta đều biết, du lịch Sa Pa mới phát triển trong vài năm gần đây và chủ yếu là tự phát, do vậy, việc tổ chức và quản lý du lịch mới ở giai đoạn bắt đầu và còn rất nhiều khó khăn. Trớc hết, chúng tôi đồng ý với đề xuất của chính quyền huyện Sa Pa cũng nh của Công ty Du lịch Lào Cai là cần có một tổ chức Nhà nớc đủ mạnh, bao gồm các thành viên của các cơ quan có liên quan nh du lịch, công an... đứng ra để quản lý du lịch ở Sa Pa. Bên cạnh cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền quản lý, có thể thành lập Hiệp hội du lịch gồm các nhà kinh doanh và các đại diện của các tổ chức Phi chính phủ, các tổ chức quần chúng và đại diện các xã, những ngời quan tâm tới phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa để cùng nhau bàn bạc, đề xuất các biện pháp thích hợp giúp cơ quan quản lý tiến hành công việc ngày một tốt hơn cũng nh tạo điều kiện cho ngời dân và cộng đồng tham gia vào kế hoạch hoá cũng nh quyết định các hoạt động có liên quan.

Theo kết quả điều tra của các nhà kinh doanh du lịch thì có tới 86,2% số ngời đợc hỏi đều cho rằng việc thành lập Hiệp hội cũng nh cùng nhau thảo luận các vấn đề về tổ chức cũng nh kinh doanh giữa các nhà kinh doanh du lịch là hết sức cần thiết và có lợi. Thậm chí Hiệp hội có thể đứng ra tự tổ chức việc đa đón khách, cung cấp cho khách các thông tin

cần thiết về các khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ du lịch có ở Sa Pa, kể cả các thông tin về các tuyến du lịch trong địa bàn huyện cũng nh các thông tin văn hoá và môi trờng, kể cả các quy tắc tối thiểu về bảo vệ văn hoá và môi trờng.

Kết quả cho thấy tỷ lệ khách nớc ngoài muốn có thêm nhu cầu đối với các loại thông tin về Sapa cao hơn một chút so với khách trong nớc 12/25 hay 48% và 11/26 hay 42,3% t- ơng ứng. Những khách nớc ngoài này cho rằng họ cha có đủ thông tin về Sa Pa đều muốn hiểu hơn về văn hoá của các dân tộc ở Sa Pa. Họ cũng rất quan tâm đến lịch sử (12/15 hay 80%). Mức độ quan tâm về môi trờng của họ cao hơn (9/15 hay 60%) so với khách trong nớc (3/11 hay 27,2%) nhng về tín ngỡng (9/15 hay 60%) thấp hơn so với khách du lịch trong nớc (10/11 hay 90%).

Trớc mắt, Hiệp hội cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dỡng cấp tốc các hớng dẫn viên du lịch, nhằm nhanh chóng đa hoạt động du lịch của Sa Pa vào nề nếp. Hiệp hội có thể sẽ tự tổ chức các hoạt động du lịch (bao gồm cả các tour du lịch) dới sự hớng dẫn và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nớc.

4. Tổ chức thêm các khu tham quan, giải trí đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn thì hầu hết khách du lịch trong nớc đều cho rằng Sa Pa hiện nay chỉ là nơi nghỉ ngơi, an dỡng tốt chứ không có sức thu hút khách vì hầu nh không có nơi vui chơi, giải trí phù hợp. Do quan niệm và mục tiêu du lịch của khách du lịch nớc ngoài và trong nớc là khá khác nhau nên cần có sự kết hợp hài hòa trong xây dựng và tổ chức du lịch ở Sa Pa sao cho có thể đáp ứng nhu cầu cả hai loại khách này. Đối với khách nớc ngoài thì phong cảnh thiên nhiên, đi bộ, leo núi, thăm và tìm hiểu đời sống đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu chính trong khi hầu hết khách du lịch trong nớc đến Sa Pa với mục đích nghỉ ngơi và giải trí.

Nếu đối với khách nớc ngoài việc giữ nguyên các điều kiện sẵn có của thiên nhiên là quan trọng thì đối với khách Việt Nam, việc cải tạo và làm cho mọi hoạt động du lịch, tham quan trở nên tiện nghi cũng nh phải có những nơi vui chơi, giải trí mới có sức hấp dẫn. Có thể lấy ví dụ qua cách đánh giá của khách du lịch nớc ngoài và trong nớc về Sa Pa và Đà Lạt.

Nhiều khách nớc ngoài cho rằng Đà Lạt quá đông đúc và không còn "hoang sơ" nh Sa Pa nên họ thích Sa Pa hơn trong khi khách du lịch Việt Nam lại cho rằng Sa Pa còn kém xa Đà Lạt về tiện nghi và về các địa điểm tham quan. Các khu tham quan hiện nay ở Sa Pa còn quá thiếu các bảng biểu chỉ dẫn cũng nh các hớng dẫn viên du lịch khiến việc thu lệ phí trở nên khó đợc chấp nhận mặc dù việc đầu t vào các khu này là rất tốn kém.

Ngoài ra chúng tôi hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Frontier Vietnam về việc tổ chức các tuyến du lịch tham quan trong khu bảo tồn Hoàng Liên Sơn, đều hết sức hấp dẫn đối với du khách.

5. Tuyên truyền giáo dục về du lịch

Tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cả đối với khách du lịch cũng nh trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm các tác động tiêu cực của du lịch.

Đối với khách du lịch, có thể tuyên truyền, giáo dục qua các tờ roi quảng cáo về du lịch Sa Pa, các cuốn sách mỏng trình bày dới hình thức thật dễ đọc hoặc qua các pano, áp phích đặt rải rác trong thị trấn cũng nh dọc các tuyến du lịch.

Đối với ngời Kinh ở thị trấn cũng đồng bào các dân tộc bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục với các hình thức thích hợp với trình độ nhận thức của từng nhóm xã hội hoặc dân tộc khác nhau cần có các hình thức thảo luận trong nội bộ mỗi cộng đồng để tổ chức cho các cộng đồng tự quản lý cũng nh tham gia quản lý và phát trỉên du lịch một cách có hiệu quả nhất.

6. Một vài kết lụân

Để kết luận, cần nhấn mạnh rằng việc thu hút đồng bào dân tộc thiểu số tham gia và hởng lợi từ các hoạt động du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ trong việc tạo nguồn thu nhập và nâng cao đời sống của một bộ phận đồng bào giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, mà còn giúp đồng bào mở mang kiến thức, biết tính toán kinh doanh và hiểu biết hơn thế giới bên ngoài, tạo cơ sở cho các sự phát triển kinh tế, xã hội tiếp theo.

Quan trọng hơn nữa là điều này lại hết sức phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của các dân tộc thiểu số, thể hịên trong hầu hết các câu trả lời phỏng vấn và thảo luậln. Thậm chí đã có những ngời dân suy nghĩ và có định hớng đầu t phát triển du lịch, ví dụ nh đề xuất của các già làng, trởng tộc ở xã Tả Văn về việc tổ chức xây dựng nhà nghỉ của xã. Họ rất mong muốn đợc tham gia nhiều hơn vào du lịch và đợc hởng nhiều lợi ích từ du lịch hơn dới cả góc độ vật chất và tinh thần.

Bởi vậy, theo chúng tôi, cần hết sức tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tham gia nhiều hơn và hiệu quả hơn vào du lịch và nên thừa nhận có những mặt thay đổi là quy luật tất yếu của kinh tế thị trờng. Mặt khác cần hạn chế các tác động tiêu cực bằng cách các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về đạo đức truyền thống của dân tộc, về việc giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua các tổ chức chính quyền cũng nh các trởng tộc, già làng và các tổ chức quần chúng nh phụ nữ, thanh niên, đồng thời kết hợp với các biện pháp hành chính tổ chức cần thiết... Cần tiếp tục có những biện pháp nâng cao trình độ văn hoá cho đồng bào, giúp đồng bào ngày càng hoà nhập với sự phát triển kinh tế xã hội chung làm giảm bớt sự khác biệt trong mức sống giữa các dân tộc khác nhau và đặc biệt, góp phần bảo vệ khu rừng bảo tồn Hoàng Liên Sơn, nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du lịch quý giá ở Sa Pa

Một phần của tài liệu 228398 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w