Trẻ em lang thang ngoài thị trấn

Một phần của tài liệu 228398 (Trang 32 - 33)

VI/ Những tác động tiêu cực của du lịch

2)Trẻ em lang thang ngoài thị trấn

Vấn đề trẻ em lang thang ngoài thị trấn đang thu hút sự quan tâm lo ngại lớn của đa số mọi ngời, thuộc tất cả các nhóm xã hội khác nhau. Số những trẻ em này có nguy cơ ngày càng gia tăng, điều này phần nào gián tiếp đợc phản ánh qua tần suất số lợng em đến Sa Pa lần đầu với xu hớng tăng dần theo thời gian. (Xem phụ lục E-Q4.)

Trong số 26 em đợc hỏi thì đông nhất là từ 2 xã Lao Chải và Tả Phìn, tơng ứng là 10 và 8 em, tiếp đến là xã Hầu Thào 4 em, Tả Van chỉ có 2 em, tất cả các em đều là ngời Mông. Ngời Dao đến nay vẫn quản lý đợc và không cho con lang thang bán hàng ở thị trấn. Động lực chủ yếu khiến các em đến Sa Pa bán hàng và lang thang là một mặt, do bố mẹ yêu cầu đi bán sản phẩm: 18/26 em đợc phỏng vấn chiếm 69,2% nói rằng em đi vì bố mẹ yêu cầu, và mặt khác, do bạn bè khích lệ (10/26 em, hay 38,5%). Chỉ 6 em (23,1%) là đến Sa Pa một cách tự nguyện. Thông thờng, các em đến chợ cùng với bạn bè: chiếm 20/26 (76,9%) em đợc phỏng vấn, chỉ có 5 (19,2%) trờng hợp các em đi một mình, 4 (17,4%) tr- ờng hợp đi cùng những ngời khác trong bản và 1 trờng hợp là đi cùng gia đình.

Nh vậy, những công việc chính mà bọn trẻ này thờng làm ở Sa Pa là bán hàng (25/26 em, hay 96,2%) và đi chơi với khách (24 em, hay 92,3%). Bán hàng gần nh là việc bắt buộc đối với chúng để đóng góp cho gia đình và kiếm sống cho bản thân, song đi chơi với khách lại có thể là một cách để bán hàng, nhng cũng có thể chỉ do sự hấp dẫn tự nhiên đối với trẻ.

23/26 (88,5%) trẻ lang thang đợc hỏi nói rằng có ngủ qua đêm ở Sa Pa (trong đó 12 em, hay 52,2% ở lại thờng xuyên). Những lý do chính mà các em ở lại là vì nhà xa chiếm số đông nhất - 18/23 em hay 78,3%) nhng có lẽ chủ yếu vì lý do khác nh muốn ở lại chợ lâu hơn để bán đợc nhiều hàng hơn (15/26 em, hay 65,2%), vì việc ở lại lý thú, hấp dẫn đối với các em (13 em, 50%), vì các em thích giao tiếp hoặc vì muốn đợc ăn ngon và ở lại bên khách (8 em, 30,8%). Các lý do của 3 em không ở lại là vì bố mẹ không cho (2 em); vì nhà gần (1 em) và thích về để đi học(2 em); 3 em không thích ở lại là các em của xã Lao Chải (2) và xã Sa Pả (1).

Thông thờng, việc các em ngủ đêm ở Sa Pa thờng do 2 hay nhiều nguyên nhân: số em có 2 đến 4 lý do ở lại chiếm 18/23, hay 78,2%. Hầu hết những em này (22/23) ngủ tại nhà trọ của ngời Kinh với giá 1.000đ/1tối/1 em - một em còn lại mới đợc vào trờng nội trú nên có chỗ ngủ tại đó. Những nhà trọ này là nơi các em đi về và cũng là nơi khi cần thiết thiếu tiền có thể vay của chủ. Chủ nhà có dạy tiếng Kinh cho các em song không hiệu quả lắm.

a. Giáo dục

Bất chấp những mặt tích cực nh đóng góp vai trò vào thu nhập của hộ gia đình và có điều kiện tiếp xúc học hỏi đợc ngoại ngữ, giáo dục từ khách và xu hớng t duy theo kinh tế thị trờng, việc lang thang ngoài thị trấn chứa đựng rất nhiều mặt tiêu cực, có hậu quả lâu dài và trầm trọng mà hầu nh tất cả mọi ngời đều phải thừa nhận và lo ngại. Trớc hết, hầu hết những em này đều từ 7 đến 15 tuổi, trong độ tuổi đến trờng học văn hoá. Mặc dầu, theo kết quả điều tra, trong số 26 đứa trẻ này chỉ có 6 (23,1%) là đã hoặc đang đi học và trình độ chủ yếu là lớp 1 và 2 (4 trẻ hay 15,4%), song việc rời bỏ xóm thôn ra thị trấn sẽ tớc đi cơ hội đến trờng của chúng. Trong khi đó, số lợng các em ở độ tuổi thấp 7 - 8 tuổi ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu 228398 (Trang 32 - 33)