0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ảnh hưởng tự nhiên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN KIM ANH GIAI ĐOẠN 2007-2010 (Trang 43 -43 )

Cũng giống như các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, An Giang là một trong những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây, Tỉnh ta đã và đang có những dự án đê bao khép kín nên nông dân có thể sản xuất quanh năm. Vì thế tình trạng khan hiếm tăng giá hoa màu đã dần dần được khắc phục. Bên cạnh đó, với ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Tỉnh ta cũng đã chủ trương sản xuất ra các loại hoa màu an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cho khách sạn.

Bên cạnh đó, An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu, có nhiều sông ngòi, mương rạch nên đa dạng về số lượng và chủng loại cá. Ngoài ra, An Giang còn giáp với các tỉnh có biển như Kiên Giang, Tiền Giang nên có thể tiếp cận với nguồn hải sản tươi sống. Vì vậy khách sạn có thể đáp ứng được yêu cầu của khách và tăng thêm hương vị của các món ăn.

Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, với tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra ngày càng phức tạp nên làm cho các sản phẩm thay thế thịt gà, vịt ngày càng tăng giá. Chính vì thế làm cho chí phí đầu vào của khách sạn tăng lên và làm thực đơn của nhà hàng kém phần phong phú.

Song song đó tỉnh ta còn tiếp giáp với Capuchia, với nhiều danh lam thắng cảnh như đền thờ Ang Kor Wat, các kiến trúc chùa cổ, …. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho Kim Anh trong việc phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành sang nước bạn. Đồng thời có thể thu hút khách từ nước bạn vào các lễ hội như lễ viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc).

3.4.2.4. Ảnh hưởng pháp luật - chính trị

Với việc đi lên từ một nước nông nghiệp, Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, trong đó lĩnh vực du lịch ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. Song song đó, hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn dần dần được cải thiện để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP, ngày 24/08/2000, quy định về cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch; Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Từ đó cho thấy ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng với việc ban hành các chính sách đó sẽ giúp cho các khách sạn đạt tiêu chuẩn có hành lang pháp lý để hoạt động, đồng thời cản trở hoạt động của các cơ sở lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn của ngành. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các cơ sở lưu trú nói chung hiện nay.

Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn là lĩnh vực rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nước thải. Nếu để xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của khách sạn. Vì vậy đòi hỏi khách sạn phải chú ý đến việc đầu tư vào các dụng cụ, trang thiết bị đúng tiêu chuẩn được quy định. Bên cạnh đó, khách sạn còn thường xuyên bị các cơ quan khác kiểm tra như sở văn hóa thông tin, sở lao động,… Chính vì thế có thể cản trở hoạt động của khách sạn.

3.4.2.5. Ảnh hưởng công nghệ

Mặc dù đây là một lĩnh vực ít nhạy cảm với sự phát triển của công nghệ, nhưng nó cũng chịu sự tác động không nhỏ của sự ra đời của các máy móc, thiết bị sử dụng trong khách sạn. Chẳng hạn như các thiết bị dùng trong chế biến thức ăn, các máy móc trong hệ thống điện, các vật dụng trong khách sạn (máy lạnh, ti vi,…), hệ thống lạnh dự trữ thực phẩm. Trước đây, các thiết bị về điện thường tiêu tốn nhiều điện, nhưng ngày nay các nhà sản xuất đã hạn chế sự tiêu hao năng lượng của các thiết bị điện. Vì vậy, đối với các nhà hàng khách sạn đã hoạt động lâu thì phải đối mặt với việc phải tốn chí phí để thay mới hoặc tiếp tục chịu các chi phí do các thiết bị đó gây nên. Ngược lại, đối với các khách sạn mới vào ngành, như khách sạn Kim Anh chẳng hạn, không cần phải bỏ ra các khoản chi phí thay đổi thiết bị. Ngoài ra, nó còn giúp khách sạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

Ngoài các trang thiết bị trong khách sạn phải hiện đại thì phong cách phục vụ của nhân viên và tay nghề chế biến của đầu bếp còn là yếu tố quan trọng để góp phần vào sự thành công của khách sạn. Vì vậy đòi hỏi Kim Anh phải không ngừng nâng cao phong cách phục vụ của nhân viên và tay nghề chế biến của đầu bếp. Những nhà hàng - khách sạn mới vào ngành có thể thu hút được đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn từ các khách sạn hiện tại hoặc các nhân viên đã từng làm việc trong các nhà hàng - khách sạn với mức lương thỏa đáng hơn.

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn cũng đã có những dấu hiệu phấn khởi. Vì thế đã xuất hiện nhiều trường học, trung tâm đào tạo cho nhân viên nhà hàng - khách sạn ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhưng chủ yếu là ở các thành phố lớn. Hiện tại các nhà hàng - khách sạn trên địa bàn thành phố Long Xuyên phải đối mặt với khó khăn chung là: phần lớn các nhân viên phục vụ tại các nhà hàng - khách đều chưa qua đào tạo chuyên môn, chủ yếu được huấn luyện tại chỗ. Vì thế các khách sạn này chưa tạo được nét đột phá và độc đáo riêng cho mình. Vì vậy đây là một thách thức lớn cho các khách sạn tại Long Xuyên nói chung, và cho Kim Anh nói riêng.

Mặc dù ít nhạy cảm với sự phát triển của công nghệ, nhưng các nhà hàng - khách sạn có thể ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào việc quản lý khách sạn như kiểm tra phòng có còn không. Hoặc vào công tác thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng,… hoặc làm gia tăng giá trị tăng thêm trong dịch vụ của mình như có thêm mạng internet không dây.

Từ các thông tin đã phân tích, ta thiết lập Ma trận EFE của Kim Anh:

Bảng 3.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài(EFE) của khách sạn Kim Anh

STT Các yếu tố bên ngoài quan trọng Phân loại quan trọng

1 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 0,12 3 0,36 2 Thi trường Châu Đốc còn nhiều tiềm năng 0,10 4 0,40 3 Du lịch An giang ngày càng phát triển 0,11 4 0,44 4 Giá nguyên liệu đầu vào tăng 0,06 2 0,12 5 Thu nhập của dân cư tăng 0,12 3 0,36 6 Kinh tế An Giang tăng trưởng nhanh 0,11 3 0,33 7 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 0,10 3 0,30 8 Áp lực cạnh tranh cao từ đối thủ mạnh và đối thủ mới 0,09 3 0,27 9 Thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao 0,07 2 0,14 10 Các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng khó 0,06 2 0,12 11 Sự kiểm tra của các cơ quan ban ngành 0,06 1 0,06

Tổng cộng 1,00 2,99

Nhận xét: Qua ma trận đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài thì số điểm quan trọng tổng cộng của khách sạn Kim Anh là 2,99. Từ đó cho thấy khả năng phản ứng của khách sạn trước sự thay đổi của môi trường bên ngoài là khá tốt. Khách sạn Kim Anh đã vận dụng được các cơ hội cũng như có biện pháp để tránh các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, phản ứng của trường còn chưa tốt với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của trường như: thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, sự kiểm tra của các cơ quan ban ngành, các quy định về vệ sinh an

toàn thực phẩm ngày càng khó,… Do đó, khách sạn cần phải thận trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Chương 4

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

CHO KHÁCH SẠN KIM ANH GIAI ĐOẠN 2006-2010

Sau khi phân tích các các yếu tố ảnh hưởng của môi trường nội bộ, môi trường tác nghiệp, môi trường vĩ mô để xác thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp cũng như những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài. Kim Anh cần phải xây dựng mục tiêu phát triển của mình trong tương lai, vì nó tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược.

4.1. Xây dựng các mục tiêu cho khách sạn Kim Anh đến năm 20104.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu

Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển vì thế nhu cầu hợp tác kinh doanh giữa các tỉnh, vùng miền ngày càng tăng. Vì vậy, đây là cơ hội để Kim Anh tăng công suất hoạt động của mình.

Sự phát triển của ngành du lịch: cùng với xu thế chung của cả nước, An Giang đã xác định ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm để tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nó đã tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống các nhà hàng - khách sạn trong tỉnh.

Bên cạnh đó, UNND tỉnh An Giang và Sở Du lịch An Giang đã có kế hoạch phát triển du lịch bền vững, đây là điều kiện thuận lợi để Kim Anh đa dạng các dịch vụ của mình và tăng thêm thu nhập cho khách sạn.

4.1.2. Mục tiêu của khách sạn đến năm 2010

4.1.2.1. Mục tiêu dài hạn

Xây dựng khách sạn Kim Anh trở thành một khách sạn có uy tín với chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên.Trong hai năm tới, mỗi năm Kim Anh phải đạt doanh thu từ 10 tỷ trở lên, đạt lợi nhuận trên 35% trên tổng doanh thu. Khi khu vui chơi giải trí ở Châu Đốc chính thức hoạt động thì Kim Anh phải đạt doanh thu mỗi năm từ 10 tỷ trở lên.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

 Trong năm 2007, tăng công suất hoạt động của khách sạn đạt doanh thu 5,2 tỷ và tăng ổn định qua các năm.

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu và lợi nhuận của Kim Anh giai đoạn 2003-2005

2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2003-2005

Doanh thu (tỷ đồng) 4,0 4,4 4,7 18% Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,0 1,3 1,5 50%

Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu và lợi nhuận được tính bằng cách lấy doanh thu, lợi nhuận năm 2005 trừ cho doanh thu, lợi nhuận của năm 2003 và chia cho doanh thu, lợi nhuận năm 2003, sau đó lấy căn bậc hai của số vừa tính được.

Qua bảng 4.1 ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của Kim Anh về doanh thu là 18% và lợi nhuận là 50%. Ngoài ra, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành, trong giai đoạn 2007-2010 Kim Anh nên tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu lên 20% và lợi nhuận lên 52% vì hiện nay ngành du lịch ở An Giang đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Và sau đây là ước lượng doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của Kim Anh giai đoạn 2007-2010.

Bảng 4.2: Ước lượng doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của Kim Anh giai đoạn 2007-2010

2007 2008 2009 2010

Doanh thu (tỷ đồng) 5,64 6,77 8,12 9,75 Lợi nhuận (tỷ đồng) 2,25 3,38 5,06 7,59

Doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của Kim Anh trong giai đoạn 2007-2010 bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng mà đã chọn nhân cho doanh thu và lợi nhuận của năm trước.

 Khách sạn sẽ tiến hành đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng và tạo cho họ cảm giác như đang ở nhà.

 Chuẩn bị kế hoạch thành lập bộ phận kinh doanh du lịch và bắt đầu hoạt động trong quý 4 của năm 2006. Bộ phận này đạt doanh thu 1 tỷ trong năm 2007 và tăng ổn định qua các năm.

 Tiến hành nghiên cứu thị trường và lập dự án xây dựng khu vui chơi giải trí để trình với Sở Du lịch và Ủy Ban Nhan Dân Tỉnh. Tiến hành thi công dự án và bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2008.

4.2. Xây dựng các chiến lược

Để có thể thực hiện được các mục tiêu đã được đề ra, Kim Anh cần xây dựng và xác định những chiến lược khả thi phù hợp với tình hình thực tế của mình cũng như tình hình chung của ngành.

4.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược

Bảng 4.3: Ma trận SWOT của Kim Anh

SWOT

Cơ hội (O)

O1.Kinh tế, thu nhập của người dân An Giang và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. O2.Phát triển kinh tế cửa khẩu do

An Giang tiếp giáp biên giới Capuchia.

O3.Sự phát triển của du lịch hành hương.

O4.Dịch vụ giải trí ở An Giang chưa có nhà đầu tư mạnh và nhu cầu du lịch ngày càng tăng

O5.Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định

Thách thức(T)

T1.Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

T2.Đòi hỏi của khách hàng về dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng cao hơn.

T3.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khó Điểm mạnh(S) S1.Phong cách phục phụ của nhân viên khá tốt. S2.Quản trị nhân sự tốt S3. Quản lý chi phí tốt S4.Tài chính dồi dào S5. Có uy tín trong ngành S6.Chất lượng cơ sở hạ tầng

tốt, hiện đại

Các chiến lược S – O

S2,S3,S4,S5+O2,O3,O4: đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch ở Châu Đốc để tăng khả năng cạnh tranh.

=> Đa dạng hóa tập trung

S1,S4,S5,S6+O1,O4,O5: tăng công suất hoạt động, đẩy mạnh marketing để tăng thị phần ở thị trường hiện tại

=> Thâm nhập thị trường

S2,S3,S4+O2,O3,O4: phát triển thêm dịch vụ tour du lịch và hoạt động kinh doanh ở Châu Đốc. => Phát triển thị trường

Các chiến lược S – T

S4,S5+T1,T2: phát triển thêm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ để tạo sự khác biệt với đối thủ.

=> Phát triển sản phẩm

S1,S4,S5,S6+T1,: liên kết với các công ty du lịch để tăng công suất hoạt động

=> Kết hợp xuôi về phía trước S2,S3+T1: giảm sức ép cạnh tranh bằng cách mua đối thủ. => Kết hợp hàng ngang

S4+T3: tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu.

=> Kết hợp ngược về phía sau

Điểm yếu(W)

W1.Hoạt động marketing chưa tốt

W2.Hệ thống thông tin chưa hiệu quả

W3.Vị trí địa lý không thuận lợi.

W4.Khả năng nghiên cứu và phát triển chưa sâu

Các chiến lược W – O

W1,W3+O1,O2,O3,O4: thâm nhập vào thị trường Châu Đốc và phát triển dịch vụ tour du lịch. => Phát triển sản phẩm và phát

triển thị trường.

W1,W3+O2,O4: tăng cường các hoạt động marketing để thu hút thêm khách hàng ở thị trường hiện tại

=> Thâm nhập thị trường

Các chiến lược W – T

W1,W3+T1: lập bộ phận kinh doanh du lịch để tăng lượng khách hàng

=> Kết hợp xuôi về phía trước W3,W4+T1,T2: nâng cao công suất hoạt động của khách sạn bằng cách liên kết với các công ty du lịch

=> Kết hợp xuôi bằng chiến

4.2.1.2. Phân tích các chiến lược đã đề xuất:

4.2.1.2.1. Nhóm chiến lược S-O

Chiến lược đa dạng hóa tập trung: Việc tạo cho dịch vụ của khách sạn ngày càng đa dạng là rất cần thiết. Vì hiện nay cơ hội để phát triển thêm dịch vụ tour du lịch là rất lớn và phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển của Tỉnh. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh khách sạn hiện nay đang phải cạnh tranh gay gắt. Vì thế Kim Anh có thể liên kết với Sở Du lịch và các cơ quan ban ngành để khai thác các hoạt động du lịch sắp tới của Tỉnh. Cụ thể là Kim Anh có thể xây dựng khu du lịch riêng của Kim Anh tại khu quy hoạch du lịch sắp tới của Tỉnh. Đồng thời khai thác loại hình du lịch lữ hành và nghỉ dưỡng. Với thế mạnh về tài chính, khả năng quản lý tốt nhân sự và chi phí, có uy tín trong


Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN KIM ANH GIAI ĐOẠN 2007-2010 (Trang 43 -43 )

×