LẠI CÔNG TY TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Các thương vụ sáp nhập và mua lại tại Việt Nam từ năm 2005-2007:
Các thương vụ sáp nhập và mua lại tại Việt Nam
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Q1 2005 Q2 2005 Q3 2005 Q4 2005 Q1 2006 Q2 2006 Q3 2006 Q4 2006 Q1 2007 Q2 2007 Tr ie äu U SD 0 5 10 15 20 25 30 So á lư ợn g t hư ơng v ụ
Giá trị US$ Số thương vụ
Biểu đồ 2.2.1: Các thương vụ sáp nhập và mua lại tại Việt Nam (nguồn PricewaterhouseCoopers).
Con số và giá trị của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại thị trường trong nước trong những năm qua là không đáng kể nhưng cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của một thị trường còn đang non trẻ. So với con số 18 giao dịch trong năm 2005 với giá trị 64 triệu USD thì năm 2006 con số này là 245 triệu USD với gần gấp đôi số lượng giao dịch. Con số này được mong đợi sẽ tăng đáng kể trong năm 2007. Số lượng giao dịch chủ yếu tập trung vào lãnh vực tài chính-ngân hàng, mua lại cổ phần hoặc thành lập các liên doanh và một số nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân.
Hiện nay, các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu diễn ra ngoài Việt Nam, còn gọi là “mua bán offshore”, các công ty
nước ngoài có xu hướng mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh với Việt Nam, theo đó quyền sở hữu, kiểm soát công ty sau khi mua bán và sáp nhập sẽ thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.
Dưới đây là một số những giao dịch đáng chú ý trong năm 2006 và đầu năm 2007:
Vào tháng 1 năm 2006, SABMiller đã tham gia vào dự án liên doanh 50% - 50% với Công ty Cổ phần Vinamilk để thành lập nhà máy sản xuất bia tại Bình Dương.
Công ty Asia Pacific Breweries Ltd chủ sở hữu của Công ty nước giải khác Việt Nam đã mở rộng sản lượng và thị trường của mình bằng cách mua 80% cổ phần trong một công ty liên doanh nước giải khát với Công ty Xây Dựng Điện Quảng Nam. Công ty liên doanh mới với tổng vốn đầu tư 13.2 triệu đôla Mỹ, cung cấp rượu bia của hai nhãn hiệu hàng đầu là Tiger và Heineken tới các tỉnh, thành phố lớn với công suất hàng năm lên tới hơn 25 triệu lít.
Tháng 8 năm 2006, Asia Pacific Breweries Ltd. cũng đã mua lại toàn bộ cổ phần của công ty GBG Vietnam Holdings Pty Ltd. từ tập đoàn Fosters Group Ltd và giành quyền kiểm soát toàn bộ thương hiệu bia Fosters tại Việt Nam.
Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Minh CMG, là liên doanh giữa Tập đoàn bảo hiểm Bảo Minh và tập đoàn tài chính của Úc, đã chuyển nhượng toàn bộ phần sở hữu cho Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi của Nhật và đã được cấp phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam dưới tên Daiichi Vietnam Life Insurance với doanh thu trong năm 2006 là 7.8 triệu đôla Mỹ.
Các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu cũng được các tập đoàn ngân hàng tài chính lớn của nước ngoài nhắm đến:
Tháng 1 năm 2006, Ngân hàng toàn cầu HSBC công bố đã ký kết được thỏa thuận mua 10% cổ phần của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Techcombank với giá 17.3 triệu USD. Con số dự kiến để mua 20% cổ phần của
ngân hàng này khi được nhà nước cho phép lên đến 71,5 triệu USD. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ ba trong cả nước với 45 chi nhánh trên toán quốc.
Tháng 3 năm 2006, Tập đoàn Oversea-Chinese Banking Corporation đã ký kết thỏa thuận mua 10% cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần VP Bank với số tiền tương đương 15.7 triệu đôla Mỹ và được bảo đảm quyền tăng số cổ phần nắm giữ lên 20% một khi được chính phủ cho phép.
Tiếp theo sau việc mua 10% trong một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam Sacombank vào năm 2005 với giá 27 triệu đôla Mỹ, Ngân hàng ANZ cũng ký một hợp đồng liên doanh về thẻ tín dụng với Sacombank vào tháng 3 năm 2006. ANZ sẽ nắm giữ 40% của liên doanh này theo quy định hiện hành.
Ngân hàng United Oversea Bank (UOB), ngân hàng lớn thứ nhì ở Singapore đã trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam sau khi mua 10% cổ phần trong ngân hàng này với giá 30 triệu đôla Mỹ đồng thời ký tiếp một thỏa thuận mua thêm 10% cổ phần của ngân hàng này một khi Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 20% cổ phần trong ngân hàng thương mại cổ phần. Sau khi trở thành cổ đông chiến lược UOB sẽ hỗ trợ Ngân hàng Phương Nam trong việc cải tiến quy trình quản lý rủi ro và tài chính, tiến tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng cao tại Việt Nam.
Tháng 12 năm 2006, Citigroup Inc. đã ký một biên bản ghi nhớ mua lại 10% cổ phần của Ngân hàng Đông Á với giá trị không được công bố, đồng thời ký kết một thỏa thuận hợp tác kết nối hệ thống thẻ tín dụng của ngân hàng này với hệ thống thẻ toàn cầu của Citigroup, đồng hợp tác trong các dự án tài chính tiêu dùng, tài chính doanh nghiệp và huấn luyện nhân viên.
Tháng 2 năm 2007, ngân hàng hàng đầu của Đức đã ký kết thỏa thuận mua 20% cổ phần của Ngân hàng Habubank nếu được sự chấp thuận của Thủ
tướng chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Giá trị của thương vụ này hiện chưa được công bố.
Với dân số hơn 83 triệu dân trình độ dân trí cao, hai phần ba dân số ở độ tuổi dưới 30, hứa hẹn một thị trường máy tính cá nhân phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á; trên 13 triệu người dân sử dụng internet và số lượng người sử dụng điện thoại di động phát triển nhanh nhất trong số các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương… đó là những lý do khiến các tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhắm đến thị trường công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam.
Tháng 10 năm 2006, công ty Texas Pacific Group Inc. và Intel Capital Corp. đã mua một số lượng cổ phần khoảng 10% trong tập đoàn FPT với giá trị 36.5 triệu đôla Mỹ. Chủ tịch tập đoàn Intel cho rằng họ đã nhìn thấy một viễn cảnh tốt đẹp trong lãnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Quỹ DFJ VinaCapital L.P. vừa được thành lập với số vốn ban đầu 50 triệu USD đầu tư chủ yếu vào lãnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Tháng 10 năm 2006, DFJ VinaCapital L.P. đã chi 2 triệu USD cho khoản đầu tư đầu tiên của họ vào website timnhanh.com. Mục tiêu của quỹ DFJ VinaCapital là đưa website này trở thành công cụ tìm kiếm hiệu quả như Yahoo, lợi nhuận dự kiến năm 2007 của timnhanh.com là 1.5 triệu USD.
Vào tháng 11 năm 2006, tập đoàn Intel Corp. cũng công bố sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn từ 300 triệu đến 1 tỷ đôla Mỹ. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất của Intel trên thế giới, tạo việc làm cho khoảng 4000 công nhân. Số tiền đầu tư vào dự án này lớn hơn tổng số tiền mà Intel đã đầu tư vào Trung Quốc trong mười năm qua.
Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, Công ty cổ phần Đồng Tâm đã sở hữu 60% cổ phần của Công ty Gồm sứ Thiên Thanh và sau đó tiếp tục mua 20% cổ phần của Công ty Đá Vĩnh Cửu. Với việc mua lại cổ phần trong các công ty có
cùng ngành hàng, Công ty cổ phần Đồng Tâm không giấu tham vọng vươn lên trở thành tập đoàn lớn trong khu vực về lãnh vực vật liệu xây dựng. Đây cũng là bước đi được nhiều công ty áp dụng để tăng sức cạnh tranh, tăng sản lượng…
Bên cạnh Đồng Tâm, Kinh Đô cũng là điển hình nổi bật những năm qua trong hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Từ một cơ sở sản xuất bánh kẹo, nay Kinh Đô đã có 9 công ty thành viên, 7 nhà máy, 25 cửa hàng bánh bakery, 215 nhà phân phối và 65 nghìn điểm bán lẻ trên cả nước. Lãnh vực hoạt động của Kinh Đô không chỉ là kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát mà còn đầu tư tài chính, địa ốc. Năm 2003, sau khi mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever và thay thế thương hiệu Wall’s thành Kido’s, đến nay mức tăng trưởng của Kido đã là 28%/năm; ngoài ra Kinh Đô còn mua hơn 35% cổ phần của Công ty Cổ phần Nước giải khát Tribico, tháng 2 năm 2007 Kinh Đô đã bỏ ra 90 triệu đôla Mỹ để nắm giữ 6,42% trong tổng số 2.800 tỉ đồng vốn điều lệ của Ngân hàng Eximbank, đây là bước đột phá vào lãnh vực tài chính của Kinh Đô.
Ngày 26/04/2007, 30% cổ phần của hãng hàng không Pacific Airlines thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã được bán cho hãng hàng không Australia Qantas. Trong hoạt động của Qantas, dịch vụ hàng không giá rẻ được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất trên thế giới. Thương vụ này sẽ giúp Qantas mở rộng hoạt động của hãng sang thị trường Đông Nam Á. Còn đối với Pacific Airlines, sự hỗ trợ và kinh nghiệm của một hãng hàng không có tiềm lực tài chính mạnh, độ an toàn hàng đầu thế giới như Qantas là một bước ngoặt quan trọng để hướng Pacific Airlines xây dựng thành công mô hình hàng không giá rẻ, chất lượng phục vụ tốt ở thị trường nội địa vươn tới thị trường khu vực và thế giới.
Công ty quản lý quỹ VinaCapital quản lý bốn quỹ với tổng đầu tư gần 2 tỷ đôla Mỹ đã có những thương vụ mua lại nổi bật trong năm 2006 như: mua 70% cổ phần từ một đối tác nước ngoài trong liên doanh của khách sạn Hilton Opera Hà Nội; 70% của liên doanh khách sạn Omni tại thành phố Hồ Chí Minh; 74%
khách sạn Guoman Hà Nội … và ngoài ra VinaCapital còn là đối tác chiến lược của hàng chục công ty cổ phần trong nước sau khi mua lại lượng cổ phần đáng kể của các công ty này.
2.2.2 Bản chất các thương vụ sáp nhập và mua lại ở Việt Nam:
Cho đến nay, chưa có một thống kê nào cho thấy số thương vụ cụ thể diễn ra ở từng ngành nghề nhưng điểm lại các thương vụ từ năm 2005 đến những tháng đầu năm 2007 có thể thấy Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng sáp nhập và mua lại của thế giới khi lĩnh vực dịch vụ tài chính- ngân hàng là lĩnh vực có hoạt động sáp nhập và mua lại diễn ra sôi động nhất, kế đến là lĩnh vực hàng tiêu dùng, dệt may và bán lẻ; lĩnh vực địa ốc, năng lượng và công nghệ thông tin cũng nằm trong danh mục của các công ty mục tiêu; những lĩnh vực ít được quan tâm bao gồm sản xuất ô tô, dịch vụ giải trí, công nghiệp nặng.
Trong những năm qua, để được hoạt động đầu tư ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp luật pháp đòi hỏi công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác trong nước. Và hoạt động sáp nhập và mua lại ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại gắn liền với việc chuyển nhượng các phần vốn góp trong các liên doanh này. Các giao dịch “offshore” này được thực hiện bởi các đối tác liên doanh nước ngoài bán lại phần góp vốn liên doanh cho một đối tác nước ngoài khác. Và giao dịch mua bán này thực hiện “bên ngoài” Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, phát triển ổn định; thị trường 80 triệu dân với mức tiêu thụ tốt khiến Việt Nam trở thành môi trường đầu tư tốt cho các tập đoàn kinh tế muốn phát triển thị phần. Cách đơn giản nhất đối với họ khi tham gia vào một thị trường mới là mua lại một công ty đã có thị phần ở thị trường này.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc từ năm 2005, hoạt động sáp nhập và mua lại có khuynh hướng gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các vụ mua bán cổ phần điển hình như Kinh Đô mua cổ phiếu của Tribeco, Gạch Đồng Tâm mua cổ phần của Công ty Đá Vĩnh Cửu,
Công ty Gốm sứ Thiên Thanh đã trở thành phổ biến… Những công ty dễ trở thành công ty mục tiêu là những công ty có thị phần tốt những hệ thống quản lý yếu kém và thường xuyên được đánh giá dưới giá trị thực của công ty đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
0 200 400 600 800 1000 1200 19881989199 0 199119921993199 4 1995199619971998199920002001200 2 200320042005200 6 Số d ự á n đ ượ c c ấp p hé p 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 V ốn đa êng k ý ( tr ie äu U SD ) Dự án Vốn đăng ký
Biểu đồ 2.2.2: Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (nguồn Tổng Cục Thống kê)
Cho đến nay vẫn chưa có thống kê nào cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam sau khi sáp nhập và mua lại. Nhưng có thể thấy xu hướng hình thành các tập đoàn đa ngành nghề (đầu tư theo chiều rộng) hay đầu tư chéo dưới hình thức cổ đông chiến lược đã trở thành phổ biến. Điều này có tác động đến doanh nghiệp và nền kinh tế ở cả hai mặt:
− Ở các doanh nghiệp bị thâu tóm, một lượng lớn lao động dư thừa sau sáp nhập sẽ mất việc làm; doanh nghiệp đi thâu tóm phải đối phó với tình trạng mất kiểm soát do khác biệt về văn hóa, quản lý chồng chéo, nhân lực có trình độ ra đi … việc quản lý không hiệu quả dẫn đến lãng phí tài sản của doanh nghiệp và của nhà nước.
− Ngược lại, cũng có thể thấy rõ những tác động tích cực trước mắt do việc sáp nhập mang lại. Ví dụ cụ thể là xu hướng bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài của các ngân hàng cổ phần trong nước thể hiện rõ mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính của các ngân hàng trong nước. Việc kết hợp với các tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài giúp cho các ngân hàng trong nước nhận được hỗ trợ trong vấn đề đào tạo nhân lực, kỹ thuật, quy trình quản lý rủi ro … Các công ty trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ, quản lý, các kỹ năng về thị trường và xuất khẩu; các công ty chế biến hàng tiêu dùng tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của các công ty kết hợp…
Một ví dụ điển hình của hoạt động mua lại của doanh nghiệp Việt Nam là trường hợp Công ty Kinh Đô mua lại nhãn hiệu kem Wall’s của Unilever và mua lại cổ phần của Công ty Cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco).
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2003, Kinh Đô ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever Bestfood Việt Nam. Theo hợp đồng này, Kinh Đô sẽ mua lại toàn bộ cơ sở vật chất để sản xuất kinh doanh kem Wall’s tại Việt Nam và được phép sử dụng thương hiệu kem Wall’s đến hết năm 2004, sau đó phải sử dụng một thương hiệu khác để kinh doanh sản phẩm này. Theo thỏa thuận, giá chuyển nhượng và kết quả kinh doanh của kem Wall’s trước khi được mua lại được bảo mật. Tuy nhiên, với tổng số vốn đầu tư ban đầu của tập đoàn Unilever vào kem Wall’s, công suất 9 triệu lít/năm, doanh số tăng bình quân 8%/năm, mạng lưới 115 đại lý trên toàn quốc… thì con số giao dịch sẽ không dưới con số đầu tư ban đầu của Unilever là 20 triệu USD. Mặc dù lý do