Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của học sinh sinh viên ở một số trường THPT và đại học tại TPHCM về dịch vụ bán hàng qua mạng của PNJSILVER (Trang 42 - 45)

Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: ngàn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu thuần 1,788,790,118 2,379,635,175 4,080,359,917

2 Lợi nhuận gộp 169,853,444 202,135,512 338,341,909

3 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 27,413,066 122,738,600 155,443,560

4 Lợi nhuận khác 6,759,431 7,811,639 12,239,614

5 Tổng chi phí 193,900,375 150,592,354 295,067,432

6 Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 34,172,479 130,550,240 167,683,174 7

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

30,148,805 115,012,808 131,023,761 Nguồn: PNJ

Nhận xét: Sau ba năm thực hiện việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đến năm 2007 doanh thu của công ty đã đạt được 2,379,635,175 ngàn đồng, tăng gấp 1.3 lần so với năm 2006. Tuy doanh thu năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006 nhưng mức lợi nhuận lại tăng vượt bậc gấp 3.8 lần so với năm 2006, đây cũng là kết quả của việc đầu tư đúng đắn vào thiết bị kỹ thuật mới, phát triển nguồn nhân lực và công tác tiếp thị mạnh mẽ, chuyên nghiệp cho các nhãn hiệu nữ trang vàng PNJ, PNJ Silver, CAO Fine Jewellery. Đồng thời việc giảm đáng kể một phần chi phí tài chính, chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị cũng góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty.

SVTH: Vũ Ý Như 43

Tiếp tục phát huy nội lực và những thành tựu đạt được trong năm 2007, doanh thu của công ty năm 2008 đạt 4,080,359,917 ngàn đồng, tăng gấp 2.28 lần so với năm 2006.

Nhờ những hoạt động marketing và PR chuyên nghiệp, hình ảnh thương hiệu PNJ với các nhãn hiệu nữ trang kể trên đã tiếp tục là những nhãn hiệu trang sức được người tiêu dùng yêu thích, công ty thường xuyên cho ra đời các bộ sưu tập mới, triển khai các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, phát triển hệ thống phân phối rộng khắp  khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trang sức Việt Nam, góp phần vào việc định hướng thẩm mỹ và nhu cầu cho người tiêu dùng Việt hòa cùng xu hướng thời trang trên thế giới.

Bảng 5 : Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PNJ

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Kinh doanh vàng 1,397,693 77.57 1,851,369 77.29 2,754,299 81.93 Kinh doanh bạc 48,566 2.70 53,102 2.22 50,865 1.51

Kinh doanh gas * 285,225 15.83 389,209 16.24 340,182 10.12 Kinh doanh xe gắn máy 66,689 3.70 76,119 3.18 15,194 0.45 Các hoạt động khác 3,470 0.20 25,704 1.07 201,312 5.99 Tổng cộng 1,801,913 100 2,395,503 100 3,361,852 100 Nguồn: PNJ

SVTH: Vũ Ý Như 44

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DOANH THU

77.6 77.3 81.9 2.7 2.2 1.5 15.8 16.2 10.1 3.7 3.2 0.5 0.2 1.1 6.0 KHOẢN MỤC % Kinh doanh vàng Kinh doanh bạc Kinh doanh gas * Kinh doanh xe gắn máy Các hoạt động khác

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ 6: Biểu đồ cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PNJ

Nhận xét: Nữ trang vàng là sản phẩm chính yếu của PNJ Việt Nam, chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ doanh thu của công ty với hơn 65% và tốc độ tăng trưởng hàng năm đối với mặt hàng này vào khoảng 20%. Nữ trang vàng tuy là một mặt hàng có tính cạnh tranh cao trên thị trường Việt Nam nhưng các sản phẩm nữ trang vàng của PNJ vẫn chiếm một thị phần lớn và có chỗ đúng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Một số sản phẩm khác tuy số lượng % chiếm không đáng kể trong tổng doanh thu của công ty nhưng có khuynh hướng tăng và phát triển trong tương lai. Việc kinh doanh bạc có giảm sút nhưng không đáng kể ( năm 2008 giảm 0.8% so với năm 2006) do ảnh hưởng của lạm phát và sự khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tuy nhiên mức doanh thu chỉ giảm ít, một phần là do cơ cấu quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới của công ty, mặt khác sản phẩm PNJ là sản phẩm có uy tín trên thị trường, được nhiều người biết đến, điều này cũng góp phần làm cho các hoạt động khác tăng trưởng khá (năm 2008 tăng 5.8% so với năm 2006).

SVTH: Vũ Ý Như 45

Những năm vừa qua, giá vàng, yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của PNJ, diễn biến rất phức tạp và luôn trong chiều hướng gia tăng. Năm 2006 có nhiều biến động lớn trên thị trường vàng quốc tế, giá vàng đã lập kỉ lục ở mức 731 USD/oz vào tháng 5/2006. Giá vàng lại tiếp tục biến động mạnh vào năm 2007 và năm 2008. Sự biến động gia tăng của giá vàng đã tác động tương đối mạnh đến hoạt động kinh doanh của PNJ làm cho lợi nhuận của hầu hết các mặt hàng kinh doanh đều giảm, đặc biệt là kinh doanh vàng (năm 2008 giảm 8.4% so với năm 2006).

Tuy nhiên một số hoạt động khác thì lợi nhuận có chiều hướng gia tăng đáng kể (năm 2008 tăng 10.2% so với năm 2006) do không chịu ảnh hưởng nhiều của việc biến động giá vàng. Bên cạnh việc kinh doanh vàng, hoạt động kinh doanh bạc cũng góp phần không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Tuy chịu ảnh hưởng của sự biến động giá vàng nhưng mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bạc không giảm nhiều như kinh doanh vàng. Mức giá của các mặt hàng bạc thấp hơn so với vàng, nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khoản thu nhập của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mẫu mã của nữ trang bạc cũng rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng có thu nhập trung bình.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của học sinh sinh viên ở một số trường THPT và đại học tại TPHCM về dịch vụ bán hàng qua mạng của PNJSILVER (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)