- Giai đoạn từ 2005 đến nay
2.2.4. Đánh giá chứng cứ
Đây là yêu cầu khắt khe nhất mà tòa phải đảm nhiệm và trách nhiệm này là quan trọng. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Tuy nhiên nếu các chủ thể khác vẫn có quyền đánh giá chứng cứ, nhưng tựu chung tòa án vẫn là quan trọng nhất vì là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Hoạt động đánh giá chứng cứ của tòa án có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đánh giá chứng cứ thì tòa phải hết sức thận trọng, tỷ mỷ trong việc đánh giá chứng cứ; phải xem xét
một cách đầy đủ, toàn diện các ý kiến về đánh giá chứng cứ của Luật sư và những người khác tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
Ví dụ: Kết luận giám định khẳng định chữ ký trên hợp đồng mua bán nhà là chữ ký của ông D. Nội dung kết luận chữ ký của ông D là chứng cứ. Nhưng tòa án phải xem xét liệu rằng kết luận có trung thực không, có thể giám định việc cố ý làm sai lệch kết luận giám định? Nếu vậy có cần giám định lại hoặc giám định bổ sung không?
Những chứng cứ được rút ra từ những văn bản công chứng thì việc công chứng có tuân thủ theo đúng các yêu cầu của thủ tục công chứng không? Còn giá trị chứng minh của chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại là như nhau. Nói đúng hơn, giá trị chứng minh của chứng cứ được sao chép lại hoàn toàn phụ thuộc vào chứng cứ gốc mà từ đó đã sao ra nó. Một đặc điểm của chứng cứ sao chép lại là do qua nhiều lần sao chép lại xuất phát từ nguồn gốc không đầy đủ, không được nhận định một cách chính xác, mặt khác việc sao chép, thuật lại được thực hiện thông qua con người, do con người, phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người nên tính khách quan, mức độ chính xác không cao, dễ bị sai lệch. Vì vậy, khi đánh giá cần so sánh với chứng cứ gốc và các loại chứng cứ khác khi đưa vào sử dụng.
Người làm chứng chứng tuy có cam đoan về những lời làm chứng của mình, nhưng khi lấy lời khai, thẩm phán phải quan sát tất cả hành vi cử chỉ, ánh mắt, qua đó thẩm phán có thể suy xét họ có khai thật hay không; xem họ có bị mua chuộc, hay bị ép buộc hay không. Mặc dù họ tự khai, ký và khẳng định nhưng nếu quan sát kỹ thẩm phán có thể bằng "linh cảm nghề nghiệp" để đưa ra phán quyết của mình dựa trên những chứng cứ xác đáng khác.
Vụ án tại tòa K xảy ra như sau:
Bà Nguyễn Thị A khởi kiện bà Trần Thị B đòi bà B phải thanh toán số nợ năm mươi triệu đồng (50.000.000đ) dựa trên các chữ ký nhận hàng nguyên vật liệu mà bà đã ký nhận trong sổ ghi nợ của bà A. Tại Tòa án bà A đã phôtô và đưa cả sổ nợ đi cùng để chứng minh bà B đã ký nợ mình. Nhưng bà B một mực khẳng định có mua nguyên vật liệu của bà A để làm nhà nhưng chỉ có không dưới mười năm triệu đồng (15.000.000đ), Bà B khai do không biết chữ nên bà A viết số nguyên liệu bao nhiêu khi mua cũng không biết; vì là
người quen nên đến mua và ký chữ ký mà trước đó bà chỉ học được. Để giải quyết vụ việc này Tòa án nên xem xét về tiểu sử bà B có đi học không, và đối với bà A đã từng xảy ra vụ việc tương tự chưa. Sau khi tòa hoãn phiên tòa và đã xác minh đúng từ trước tới nay chưa có việc bà B đi học, mà bà B chưa từng ký vào bất kỳ văn bản, tài liệu nào từ trước đến nay; lý do bà B ký được là mới đây con bà đã tập cho mẹ mình học viết được tên của bà, vì vậy mà bà đã ký vào sổ nợ của bà là rất vô tư mà không biết bà A ghi thêm số hàng vật liệu.