Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con ngườ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 52 - 53)

2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm con ngườ

2.4.Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con ngườ

Do tập điều khoản HĐBH con người có nhiều điểm tối nghĩa khiến cho khách hàng có thể hiểu sai: Trước hết đó là điều khoản buộc người mua bảo hiểm phải tự suy luận ra hai điều:

Thứ nhất, nếu bên mua bảo hiểm không tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm.

Thứ hai, nếu thời gian đóng phí bảo hiểm trên hai năm thì bên mua bảo hiểm có quyền đòi giá trị hoàn lại ( giá trị giải ước) của hợp đồng bảo hiểm.

Việc quy định như vậy khiến người mua rất dễ hiểu rằng mọi trường hợp nếu không tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì đều được nhận giá trị hoàn lại. Không

chỉ những thế Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không đưa ra khái niệm thế nào là “giá trị hoàn lại” nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Việc hiểu như thế nào là giá trị hoàn lại dựa trên các khái niệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra “giá trị hoàn lại là số tiền bên mua bảo hiểm được nhận lại khi bên mua bảo hiểm yêu cầu huỷ hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện hợp đồng”. Khái niệm này còn quá chung chung vì chỉ dừng lại ở việc quy định bên mua bảo hiểm được nhận lại một số tiền khi yêu cầu huỷ hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện hợp đồng mà không hề quy định giá trị số tiền hoàn lại là bao nhiêu hoặc ngoài diều kiện trên thì có cần điều kiện nào khác không hay mọi trường hợp yêu cầu huỷ hợp đồng và hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng? Theo sự giải thích mà Prudential đưa ra: “trong những năm đầu do các chi phí liên quan đến việc phát hành và phục vụ

hợp đồng như chi phí thẩm định, chi phí xét nghiệm y khoa… lớn hơn nhiều so

với chi phí duy trì hợp đồng về sau. Trong khi đó, phí bảo hiểm mà khách hàng đóng vào hàng năm là không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. Có nghĩa là chi phí thực tế trong những năm đầu của HĐBH thường cao hơn nhiều so với chi phí thu được từ hợp đồng đó. Vì thế trong hai năm đầu các HĐBH chưa có giá trị hoàn lại và trong những năm tiếp theo giá trị hoàn lại thường nhỏ hơn so với số phí đóng vào”. Vậy trong hai năm đầu nếu bên mua bảo hiểm vì lý do nào đó không thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì quyền lợi của họ sẽ không được bảo vệ vì họ có thể không nhận được giá trị hoàn lại hoặc nếu có nhận được thì đó là số tiền ít hơn. Đó là điểm bất lợi đối với khách hàng mà khi tham gia ký kết hợp đồng khách hàng phải biết được để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 52 - 53)