0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ CƠ BẢN CỦA LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (Trang 36 -38 )

2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con ngườ

2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng

Sau khi tiếp nhận những lời mời chào khó nỗi từ chối từ nhân viên tiếp thị ngày 6/9/2000, bà Nguyễn Thị Oanh ngụ tại số 171/1B Cô Bắc, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tham gia bảo hiểm hỗn hợp 10 năm với công ty Chinfon Manulife với mức phí 680.000 đồng/tháng. Trong HĐBH bà Oanh đã kê khai theo mẫu nội dung mà Chinfon Manulife soạn sẵn, trong đó có phần bà đề nghị công ty bảo hiểm kiểm tra y tế về tình trạng sức khoẻ nếu có yêu cầu và được Chinfon Manulife tiến hành vào ngày 11/9/2000 trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Mọi việc diễn ra bình thường, đơn yêu cầu bảo hiểm của bà Oanh được Chinfon Manulife chấp thuận. Cho đến ngày 15/9/2000, thấy có triệu chứng ho khan, ói mửa, nhức mỏi hai vai, bà Oanh đến chẩn đoán tại Trung lâm lao phổi Phạm Ngọc Thạch và phát hiện bị ung thư phế quản phổi di căn hạch. Điều trị ở đấy một thời gian, bà Oanh được chuyển sang Trung tâm Ung bướu gần 6 tháng, sau đó xuất viện về nhà riêng rồi qua đời. Trong thời gian bà Oanh nằm viện, công ty Chinfon Manulife vẫn tiếp tục thu phí.

Sau đó ông Cao Hữu Trí, con trai bà Oanh gửi thông báo tới công ty xin thanh toán bảo hiểm tử vong nhưng thật bất ngờ đã bị công ty từ chối.

Bộ phận giải quyết khiếu nại của Chinfon Manulife cho biết, trước khi ký bảo hiểm, bà Oanh đã đi khám vài lần ở các phòng mạch tư, đồng thời ngày 11/9 khi đến khám tại công ty với câu hỏi trong vòng 5 tháng trở lại đây, bà có ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa hoặc điều trị tại bệnh viện? Bà Oanh cũng đã không thông báo về tình trạng bệnh lý của mình. Vì vậy, việc công ty Chinfon Manulife bác đề nghị thanh toán bảo hiểm tử vong đối với trường hợp bà Oanh là hoàn toàn phù hợp. Ông Trí nhận được thông báo sẽ bồi thường só tiền bảo hiểm bằng

việc chi trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng với số tiền 4.080.000 đồng là tổng số phí thu trong 6 tháng.

Ông David Matthews, Tổng giám đốc Chinfon Manulife đã nói: Chúng tôi khẳng định rằng bà Oanh đã không yêu cầu công ty bảo hiểm kiểm tra sức khoẻ cho bà. Vì yếu tố tuổi cao và phạm vi mệnh giá bảo hiểm, công ty Chinfon Manulife đã yêu cầu bà Oanh đến công ty kiểm tra sức khoẻ theo thủ tục thẩm định thông thường. Bà Oanh đã đến phòng khám y tế của chúng tôi vào ngày 11/9/200, tại thời điểm bà Oanh gặp bác sỹ của công ty, bác sỹ đã đặt ra cho bà Oanh mọi câu hỏi liên quan đến các bệnh tật ghi trong đơn mua bảo hiểm và tìm hiểu các kết quả khám sức khoẻ liên quan.

Bà Oanh đã khám bệnh ở một số phòng khám y khoa trước ngày bà nộp đơn mua bảo hiểm. Tuy nhiên, bà Oanh đã không khai báo điều này với các bác sỹ của chúng tôi kể cả lần bà đi khám bệnh vào ngày 9/9/2000 tức 2 ngày trước khi kiểm tra sức khoẻ tại công ty chúng tôi. Những lần đi khám này, nếu như chúng tôi được biết lẽ ra đã ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm của chúng tôi đối với đơn mua bảo hiểm. Do đó, quyết định cuối cùng của chúng tôi căn cứ theo điều khoản HĐBH là buộc lòng phải từ chối yêu cầu thanh toán bảo hiểm cho bà Oanh đã không thực hiện nghĩa vụ khai đúng và đầy đủ mọi thông tin như yêu cầu, dẫn đến huỷ bỏ HĐBH và công ty hoàn lại phí đã đóng.[13]

Rõ ràng khi tranh chấp xảy ra, cả 2 bên đều đưa ra lý luận để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Đối với công ty Chinfon Manulife chỉ căn cứ vào một nguyên nhân là khách hàng đã không trung thực khi trả lời các câu hỏi trong hợp đồng là thiếu thuyết phục. Có thể nói phần lỗi của khách hàng thiếu trách nhiệm trong khi trả lời câu hỏi mang tính trắc nghiệm nhưng cũng không thể vì thế mà buộc khách hàng của mình không được nhận tiền bảo hiểm. Còn việc bà Oanh đi khám bệnh ngày 9/9/2000 có thể là việc kiểm tra sức khoẻ bình thường và không thể vì thế mà Chinfon Manulife quy kết là không thông báo với công ty. Nếu trong ngày kiểm tra sức khoẻ này nếu bà Oanh biết về tình trạng bệnh tật của mình mà không thông báo với công ty thì công ty Chinfon Manulife phải

chứng minh được điều đó và huỷ hợp đồng. Còn kiểm tra sức khoẻ mà bà Oanh không biết được tình trạng bệnh tật của mình thì vẫn thuộc trường hợp sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm không biết về sự kiện bảo hiểm đó xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực.

Nhưng ở đây, công ty Chinfon Manulife đã căn cứ vào việc không khai báo của khách hàng để huỷ hợp đồng là không hợp lý. Hơn nữa chính bà Oanh đã yêu cầu công ty kiểm tra sức khoẻ (hoặc không yêu cầu như ông Tổng giám đốc đã nói) thì thủ tục thẩm định sức khoẻ cho khách hàng vẫn phải được tiến hành và bác sỹ của công ty phải biết được tình trạng sức khoẻ của khách hàng khi ký kết. Không thể nói như ông Tổng giám đốc của công ty “Nếu như chúng tôi được cho biết lẽ ra đã ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm của chúng tôi đối với đơn mua bảo hiểm”. Vì đây là công việc mà DNBH phải làm trước khi ký hợp đồng để đảm bảo cho quyền lợi của chính mình (họ là đội ngũ bác sỹ với nhiệm vụ kiểm tra chứ không phải làm nhiệm vụ theo lời nói của khách hàng).

Khi tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến thời gian, vật chất và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của DNBH, làm giảm lòng tin ở khách hàng. Trong việc cạnh tranh của thị trường ngày nay đòi hỏi các DNBH phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để tránh tranh chấp xảy ra, có như vậy mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi DNBH.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ CƠ BẢN CỦA LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (Trang 36 -38 )

×