Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Trang 30 - 35)

Để biết được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ta cần phải phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Thông qua đó biết được tình hình kinh tế của huyện như thế nào.

Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007

ĐVT: Triệu đồng

Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 CVNH 133.809 136.272 213.922 2.463 77.650 1,84 56,98 67,8 65,84 63,16 CVTH 63.546 70.717 124.778 7.171 54.061 11,28 76,45 32,2 34,16 36,84 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,88 63,63 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung doanh số cho vay tăng khá trong 03 năm qua. Tăng nhiều nhất vào năm 2007 đạt 338.700 triệu đồng tăng hơn 141.345 triệu đồng so với năm 2005. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cũng có tốc độ khá trong giai đoạn này. Cho vay ngắn hạn tăng do phần lớn người dân

8

trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian sản xuất mùa vụ ngắn, một vụ lúa từ 2,5 - 3 tháng; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thời gian từ 4 – 6 tháng. Do mang tính chất mùa vụ nên người dân chủ yếu vay vốn của ngân hàng theo thời gian trên để có thể trả lãi và gốc trùng với thời gian thu hoạch và tái sản xuất. Trong giai đoạn này diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân không ngừng tăng lên làm cho nhu cầu vốn để mua con giống, thức ăn,… cũng tăng. Điều này giải thích vì sao doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên trong thời gian qua.

Cho vay trung hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua nông cụ, đầu tư sản xuất nông nghiệp, cũng có tốc độ tăng cao. Năm 2007 tăng so năm 2006 là 54.061 triệu đồng và bằng 61.232 triệu đồng so 2005. Nguyên nhâncủa sự tăng trưởng trên là do tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chương trình cơ giới hóa nông nghiệp như cho vay mua máy sấy, máy gặt các loại với lãi suất 0% và trả dần trong 3 năm. Người dân đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, đào thêm ao nuôi cá,….Thêm vào đó huyện Châu Thành đang xây dựng khu công nghiệp ở Bình Hòa, nên đây là tiền đề để cho người dân ở đây đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ kinh doanh trong tương lai.

Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 63%, chủ yếu là do nhu cầu vay bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tại địa phương khá lớn. Doanh số cho vay trung hạn có tỷ trọng tăng dần từ 32% năm 2005 lên 36% năm 2007. Điều này cho thấy người dân đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa: “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”9.

Kế tiếp, UBND huyện Châu Thành vừa triển khai đề án phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2007 - 2010, với nhiều định hướng và đề ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Huyện ủy là khuyến khích thương nhân mở rộng hình thức kinh doanh, mạng lưới bán buôn, làm đại lý, kho hàng, trạm trung chuyển và các loại hình dịch vụ ăn uống, giải khát. Đầu tư khu thương mại - dịch vụ lộ tẻ Bình Hòa, mở rộng chợ An Châu, xây dựng nâng cấp các chợ xã. Đồng thời, quy hoạch cụm An Châu - Bình Hòa - Cần Đăng thành vùng kinh tế mũi nhọn của huyện, phát triển công thương và dịch vụ. Việc này cũng giải thích phần nào nguồn vốn trong người dân đang chuyển dần sang xây dựng các cơ cấu hạ tầng, đầu tư tài sản cố định, do đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng đối với người dân địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giải thích vì sao tỷ trọng cho vay trung hạn của ngân hàng tăng nhanh và tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm trong giai đoạn 2005 - 2007.

Cho vay dài hạn chưa phát sinh trong thời gian này. Do trong huyện người dân chưa có nhu cầu vốn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện chưa có đủ điều kiện để có thể phát triển được. Và ngân hàng chưa có sức mạnh tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu này của người dân nếu như nhu cầu này phát sinh.

9

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Tr đồng 2005 2006 2007 Năm CVNH CVTH

Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007

Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007

ĐVT: triệu đồng

Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 Ngành NN 92.954 101.441 112.110 8.487 10.669 9,1 10,5 47,1 49,0 33,1 LVPNN 64.140 68.842 125.996 4.702 57.154 7,3 83,0 32,5 33,3 37,2 Ngành TS 24.077 29.511 69.772 5.434 40.261 22,6 136,4 12,2 14,3 20,6 Ngành khác 16.183 7.195 30.822 -8.988 23.627 -55,5 328,4 8,2 3,5 9,1 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,9 63,6 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng)

- Ngành nông nghiệp: Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp Thành Phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 34.682 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 29.252 ha (năm 2007) người dân ở đây phần lớn sản xuất nông nghiệp nên cần một lượng vốn rất lớn để tái sản xuất. Tỷ trọng doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2006 tăng lên 49% nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 33,1%. Sở dĩ có sự tăng tỷ trọng danh số cho vay năm 2006 là do trong năm tình hình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… diễn ra rất phức tạp, thêm vào đó là do giống lúa OM 1490 chống chịu kém với sâu bệnh, nhiều hộ nông dân bị thất mùa, thậm chí mất trắng…, nên rất cần vốn tái đầu tư. Đến năm 2007, do thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Thêm vào đó, UBND tỉnh chỉ đạo cán bộ kỹ thuật hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân để hạn chế chi phí sản xuất thông qua chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Và công tác này được triển khai rất tích cực.

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Tr đồng 2005 2006 2007 Năm Ngành NN LVPNN Ngành TS Ngành khác

Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2007

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng cơ giới vào đồng ruộng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích hơn 42.000ha, trong đó máy gặt lúa phục vụ thuận lợi cho nông dân trên 70 tỷ đồng/ vụ, 1 năm sản xuất 3 vụ làm lợi 210 tỷ đồng. Đó là chưa kể phần lợi nhuận tăng thêm do chất lượng lúa gạo tốt hơn và tiết kiệm thời gian khá lớn cho khâu thu hoạch của nông dân. Năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 20% diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới, tăng gấp 4 lần so năm 2005.10

- Lĩnh vực phi nông nghiệp: có tỷ trọng khá cao trên tổng cơ cấu doanh số cho vay và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 61.856 triệu đồng một con số khá ấn tượng. Điều này phải kể đến sự phát triển các ngành nghề phì nông nghiệp của huyện mà cụ thể là: trong 6 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất toàn ngành CN-TTCN huyện Châu Thành đạt trên 107.940 triệu đồng, tăng 10,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp quốc doanh đạt trên 8.110 triệu đồng (tăng 15,13%), khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 99.829 triệu đồng (tăng 10,63%). Có 12 cơ sở TTCN mới thành lập, với tổng vốn đầu tư ban đầu 366 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 57 lao động, nâng tổng số toàn huyện hiện có 826 cơ sở, thu hút 5.989 lao động, tổng vốn đầu tư trên 99.567 triệu đồng. Cùng thời gian này, chương trình khuyến công của huyện đã giải ngân 12.718 triệu đồng, đạt 36,33% so kế hoạch năm để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ và mở rộng nhà xưởng. Chính điều này đã giải thích lượng tăng doanh số cho vay năm 2007 lên 83%.

- Ngành thủy sản: Doanh số cho vay ngành thủy sản liên tục tăng qua 3 năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 40.261 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2005 tăng 45.695 triệu đồng. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh như thế là do diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trong huyện liên tục tăng qua ba năm: năm 2005 là 124.40 ha, năm 2006 là 144.90 ha, năm 2007 là 2.384 ha, là do tỉnh An Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tận dụng được lợi thế sinh thái, với mục tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản thành từng vùng sản xuất lớn theo phương thức công nghiệp, tỉnh sẽ hạn chế số lượng lồng, bè, tăng diện tích nuôi ao hầm và nuôi chân ruộng... để hạn chế lượng nước thải trực tiếp vào nguồn nước chống ô nhiễm. Thêm vào đó do địa bàn thành phố Long Xuyên có nhiều công ty xuất khẩu thủy sản như: AGIFISH, công ty cổ phần Nam Việt, AFA... Huyện Châu Thành là huyện tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên, lại có giao thông thuận lợi nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều thuận lợi. Chính điều này đã

khuyến khích người dân chăn nuôi thủy sản ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng vốn của người dân để đào ao, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ sản xuất thủy sản ngày càng tăng, làm cho doanh số cho vay của ngành này tăng cao trong ba năm qua.

- Ngành khác: Doanh số cho vay của ngành khác năm 2007 so với năm 2005 tăng

14.639 triệu đồng. Do người dân không cố định loại hình kinh doanh, như trong năm 2004 ngành thủy sản gặp nhiều thuận lợi, nhiều nhà phất lên nhờ con cá, nhiều nhà thấy được hiệu quả đó cũng bắt đầu vào nghề, nhưng đến năm 2005, 2006 do vụ kiện bán phá giá cá ba sa của Hoa Kỳ, tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, giá cá hạ dần nhiều nhà thua lỗ, treo ao, và họ di chuyển qua ngành khác,... do có sự biến đổi đó nên doanh số cho vay cũng biến đổi.

Nhìn chung trong giai đoạn năm 2005 – 2007 tỷ trọng ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu cho vay và đang có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Còn các ngành còn lại có xu hướng tăng. Là do nước ta đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá mà đồng thời còn đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ, muốn rút ngắn quá trình phát triển không bị tụt hậu thì phải không những chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp như trước đây, mà còn phải đồng thời và nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng dịch vụ dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại ngày càng cao. Nhìn vào tỷ trọng này ta có thể kết luận ngân hàng đã và đang thực hiện tốt chủ trương của nhà nước đề ra. Chuyển đổi cơ cấu ngành để phát triển tỉnh nhà.

Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta thấy được sự phân phối và phát triển của từng ngành trong huyện nhà. Nó thể hiện rõ nhất trên dòng chảy nguồn vốn. Ngành nông nghiệp đang giảm dần, và ngành thủy sản đang dần dần mở rộng, ngành phi công nghiệp cũng bắt đầu phát triển. Điều này cho thấy NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã và đang thực hiện đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra.

Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Để cho sự phân tích càng thêm hoàn thiện ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007

ĐVT: triệu đồng

Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 Hộ GĐ, CN 184.527 187.325 309.233 2.798 121.908 1,5 65,1 93,5 90,5 91,3 DNNQD 10.855 14.075 24.048 3.221 9.972 29,7 70,9 5,5 6,8 7,1 Khác 1.974 5.589 5.419 3.615 -170 183,2 -3,0 1,0 2,7 1,6 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,9 63,6 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung, doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân năm 2007 so với năm 2005 tăng 124.706 triệu đồng. Là do trong giai đoạn này tỉnh nhà đã tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến nông, khuyến ngư như: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Dự án “Phát triển mạng lưới nhân giống (giống lúa, giống nếp) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chống chịu tốt với rầy nâu”. Đã tổ chức nhiều lớp Huấn luyện sản xuất giống lúa nguyên chủng và tập huấn cập nhật sản xuất lúa .... nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực

nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu trên Ngân hàng Nhà Nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tài trợ cho bà con phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính điều này đã phần nào giải thích tại sao tỷ trọng của hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng cơ cấu dư nợ cho vay và đây chính là thị trường mục tiêu của ngân hàng.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2005 2006 2007 Năm Tr đồng Hộ GĐ, CN DNNQD Khác Tổng DSCV

Biểu đồ 4.2: Tổng doanh số cho vay giai đoạn 2005 - 2007

Bên cạnh đó ngân hàng cũng đang chú ý tới đối tượng khách hàng có mục đích vay vốn là kinh doanh, tuy nhiên với đối tượng này trên địa bàn chỉ mới hình thành số lượng không nhiều với quy mô nhỏ, số tiền vay thường là không lớn. Thêm vào đó là thành phần khác cũng có doanh số cho vay tăng qua các năm. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thành phần DNNQD đang dần mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực làm xuất hiện nhiều hoạt động kinh tế khác đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.

Nhìn vào tỷ trọng của hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần qua các năm. DNNQD có tỷ trọng tăng, còn ngành khác thì tỷ trọng ngành khác lại giảm. Do khách hàng mục tiêu của ngân hàng là hộ gia đình cá nhân phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương của Nhà nước thực hiện giảm tỷ trọng nông nghiệp nâng cao tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Huyện nhà đã có sự chuyển đổi nên thành phần DNNQD được mở rộng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)