- Về mặt bằng kinh doanh.
Chương 4 Các kết luận và giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
4.1.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Doanh thu năm 2008 của TCT có tăng nhưng có những tồn tại ta nhìn nhận thấy rất rõ ràng là:
Năm 2008, TCT chưa hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra là 0.77% hay 48,034 tỷ đồng.Trong đó, doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn là 99,15% (giảm 0.01% so với 2007) chỉ đạt 99,42%, chưa hoàn thành 0,58% hay 35,88 tỷ đồng
Tổng doanh thu đạt 6226,836,985 (tỷ đồng) tăng 709,851(tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 13% so với năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng này nhỏ hơn tốc độ phát triển bình quân là 2,5% và giảm 10% so với năm 2007, nhỏ hơn lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân là: 21,386 (tỷ đồng). Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu của TCT đang đi xuống.
Ngoài những tác động của nhân tố môi trường bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, sự thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước để phù hợp với tiến trình ra nhập WTO thì còn có một số điểm tồn tại trong chính nội tại TCT đó là: Công tác điều hành , quản lý mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện ích của TCT còn chưa thực sự tốt, ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD. Công tác đào tạo đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ công nhân viên có tay nghề chưa cao, chưa đạt đến sự chuyên nghiệp trong bán hàng, chưa chủ động trong công việc và ý thức cầu tiến không cao. Qua khảo sát cũng cho thấy cơ cấu mặt hàng của hệ thống bán lẻ chưa phong phú, chưa có được bộ sản phẩm đặc trưng, nguồn hàng chưa tập trung một mối, cơ sở hạ tầng logistic còn nhiều hạn chế, công tác luôn chuyển còn kém…hệ thống dịch vụ ăn uống phong cách và chất lượng dịch vụ chưa thực sự chuyên nghiệp…
Bên cạnh đó, ngày 1/1/2009, mọi hạn chế đối với các công ty phân phối, bán lẻ 100% vốn nước ngoài đã được dỡ bỏ. Sự xuất hiện của các đối thủ đến từ nước ngoài sẽ giúp thị trường phong phú hơn, chuyên nghiệp hơn và người tiêu dùng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. Nhưng với các nhà bán lẻ nội địa, sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Sự ra đời của hệ thống siêu thị Hapro Mart,... thể hiện bước tiến ý tưởng của TCT trong việc thay đổi hệ thống bán lẻ manh mún cũ cho phù hợp với xu thế hiện đại. Tuy nhiên điều kiện mặt bằng khiến TCT gặp những khó nhăn khó có thể khắc phục: cũng là Hapro Mart nhưng có chỗ rất hoành tráng, nhưng cũng có nơi chỉ có khoảng hơn trăm mét vuông, thậm chí có nơi còn không có chỗ để xe cho khách. Trong khi ấy, sự có mặt của Big C, Metro hay Parkosn... tại Việt Nam và sự ãâm nhập của hàng loạt đại gia trong lĩnh vực phân phối bán lẻ như Dairy Farm (Singapore); Lotte (Hàn Quốc) Wal - Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) trong thời gian tới sẽ khiến cho TCT gặp không ít khó khăn.