Cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 30 - 32)

Với mục tiêu đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đã cam kết với khách hàng,tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch

vụ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý để tăng năng suất lao động và giảm chi phí…, TCT đã thực hiện việc tái tạo cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình đã được tổ chức APMG tư vấn thiết kế, thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều này thể hiện rõ trong việc đầu tư cho đào tạo, tư vấn xây dựng cơ bản, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, môi trường..

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, TCT đã chú trọng phát triển hệ thống mạng gồm: 04 máy chủ, 150 máy trạm, 03 đường truyền ADSL, 01 đường truyền

Leasedline ( cáp quang ); 18 website của TCT và các công ty thành viên… Hệ thống E- Hapro với trên 600 địa chỉ E – mail của các đơn vị và cán bộ TCT nhằm thực hiện trao đổi, báo cáo và chỉ đạo công việc trên mạng điện tử,… làm giảm đáng kể chi phí giấy tờ, hội họp.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm đã đạt được đó, TCT cũng có những hạn chế nhất định. TCT TM HN là một trong bốn doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất VN, nhưng mặt bằng kinh doanh của TCT còn có những hạn chế, đa số các cửa hàng tiện ích, chuyên doanh của TCT đều có diện tích nhỏ,tính hệ thống không cao, số trung tâm, siêu thị chưa đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài như BIG C, METRO..

3.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài.

Các nhân tố như thị trường, chính sách kinh tế, đối thủ cạnh tranh đã có sự thay đổi và tác động mạnh mẽ không chỉ tới TCT mà tới hệ thống các DN bán lẻ VN nói chung.

Năm 2008, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của VN đã đứng vị trí thứ 1, trong khi năm 2007 VN đã là thị trường hấp dẫn thứ 4 trên thế giới (tụt một bậc so với năm 2006) sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. VN đã trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới, nhưng mặt trái của nó lại thể hiện sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ VN.. Ngày 01/01/2009 VN chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết khi ra nhập WTO, đã có dự đoán cho rằng

trong khoảng 10 năm nữa, mặc dù số lượng các DN bán lẻ mới vẫn được thành lập nhưng sẽ chỉ còn khoảng 20% DN bán lẻ của VN còn trụ lại được trước áp lực mở cửa thị trường phân phối bán lẻ và sự giảm dần của các rào cản gia nhập thị trường song song với việc xây dựng và hình thành một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Một dẫn chứng điển hình là nước láng giềng Trung Quốc đã thống kê có tới 30.000 DN bán lẻ và 10 triệu lao động bán lẻ không có việc làm do các nhà bán lẻ nước ngoài thành lập hàng chuỗi các địa điểm phân phối tại thị trường Trung Quốc.

Với tư cách là một trong 4 DN bán lẻ lớn nhất VN, TCT TM HN đã trở thành một DN có uy tín trong nước và trên thương trường quốc tế. Nhưng TCT vẫn cần phải khắc phục những điểm yếu chung của ngành công nghiệp bán lẻ VN như tính chuyên nghiệp, dịch vụ giao nhận kho vận logistics và sự liên kết. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính tuy không phải là mối lo lớn cũng là một vấn đề cần quan tâm khi các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn rất mạnh.

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế hiện đang ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sụt từ 5% năm 2007 xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ hàng hoá của các DN trong đó có TCT TM HN ( tỷ lệ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 10 % )

3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia. giá của các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w